<<tuần thứ 38
Ngày dự sinh của mẹ đã cận kề, và mẹ đừng vội hoảng hốt khi thấy các bà mẹ mang thai cùng thời điểm với mẹ hình như đã đều đi sinh. Mẹ vẫn chưa được xem là sinh muộn đâu, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình hình để đảm bảo "mẹ tròn con vuông". Hãy yên tâm nhé!
Em bé của bạn phát triển như thế nào?
Khó mà nói được chắc chắn bây giờ bé đã lớn đến chừng nào, nhưng một trẻ sơ sinh thường có cân nặng trung bình khoảng 3.4kg (một quả bí đỏ) và dài khoảng 51cm. Xương sọ của bé chưa khít lại, cho phép chúng chờm lên nhau một chút để có thể chui lọt qua đường sinh. Hiện tượng thóp trẻ sơ sinh có thể thu hẹp chính là lý do vì sao phần đỉnh đầu của bé mới sinh ra trông hơi giống cái chóp. Hãy yên tâm – tình trạng này là bình thường và chỉ tạm thời thôi.
Cuộc sống của bạn thay đổi thế nào?
- Sau nhiều tháng hồi hộp, ngày dự sinh của mẹ đã cận kề, và mẹ… vẫn đang mang bầu. Việc này quả thật là dễ nản và bực bội. Mẹ có thể không phải đã muộn như mẹ nghĩ đâu, đặc biệt nếu mẹ chỉ đang dựa trên ngày dự sinh tính từ ngày cuối cùng của chu kỳ, bởi vì đôi khi người phụ nữ rụng trứng muộn hơn dự kiến. Kể cả với ngày dự sinh được tính đáng tin cậy thì cũng có những phụ nữ mang thai kéo dài hơn mà không có lý do rõ ràng.
- Mẹ vẫn còn vài tuần nữa trước khi “bị coi” là sinh muộn. Nhưng để chắc chắn rằng bé vẫn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ làm vài thử nghiệm để kiểm tra và để quyết định xem có nên để mẹ tiếp tục thai kỳ hay không.
- Mẹ có thể được làm một loạt các xét nghiệm, trong đó bao gồm một siêu âm xem các chuyển động tổng thể của bé, cử động hít thở (chuyển động của các cơ ngực và cơ hoành), trương lực cơ (bé đóng, mở bàn tay hoặc duỗi và gập chân tay lại) cũng như lượng nước ối bao quanh bé (chi tiết này quan trọng vì nó phản ánh nhau thai đang hỗ trợ bé tốt thế nào). Theo dõi nhịp tim thai sẽ được thực hiện – có thể thực hiện riêng lẻ hoặc cùng với các xét nghiệm kể trên.
- Nếu xét nghiệm bào thai không tốt lắm – chẳng hạn như mức nước ối quá thấp – mẹ sẽ được gây chuyển dạ. Nếu là vấn đề nghiêm trọng và cấp bách, mẹ có thể được mổ lấy thai ngay lập tức.
- Bác sĩ của mẹ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ xem nó đã sẵn sàng hay chưa. Vị trí của nó, độ mềm, mỏng và giãn nở của nó đều có thể ảnh hưởng đến việc quá trình chuyển dạ của mẹ sẽ được kích thích như thế nào và vào lúc nào. Nếu tự cơ thể mẹ không bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ được bác sĩ tác động, thường vào khoảng giữa tuần 41 và 42.
Câu hỏi 1: Giục sinh là gì?
Nếu quá trình chuyển dạ của mẹ không tự bắt đầu, bác sĩ sẽ có thể dùng một số thuốc và kỹ thuật nhất định để giúp bắt đầu hoặc “tạo ra” những cơn co thắt. Bác sĩ sẽ làm điều này khi những rủi ro của việc kéo dài thời gian mang thai cao hơn so với nhữn rủi ro do việc giục sinh đem lại. Hầu hết bác sĩ sẽ giục chuyển dạ nếu mẹ vẫn mang thai sau 1-2 tuần sau ngày dự sinh. Việc này là vì nhau thai của mẹ đã có thể trở nên kém hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng vào khoảng tuần thứ 42, và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác có nhiều khả năng xảy ra sau khi quá ngày dự sinh của mẹ.
- Có nhiều phương pháp khác nhau, bác sĩ của mẹ sẽ có thể sử dụng một trong số đó tùy theo tình trạng của mẹ – dựa vào tình trạng cổ tử cung của mẹ (đã chín hay chưa) và tính khẩn cấp của việc giục sinh.
- Thông thường, nếu mẹ cần giục sinh nhưng cổ tử cung của mẹ vẫn chưa giãn hoặc mỏng ra, mẹ sẽ được cho nhập viện và người chăm sóc mẹ sẽ bắt đầu giục sinh bằng cách tiêm thuốc có chứa prostaglandins vào trong âm đạo của mẹ. Thuốc này sẽ giúp làm chín cổ tử cung và cũng có thể kích thích sự co bóp đủ để bắt đầu chuyển dạ.
- Nếu prostaglandins không làm cho mẹ chuyển dạ, bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ một loại thuốc gọi là Pitocin (hay còn gọi là oxytocin). Thuốc này được truyền qua IV và được dùng để bắt đầu quá trình chuyển dạ hoặc tăng cường sự co bóp. (Nếu cổ tử cung của mẹ đã chín, bác sĩ sẽ bắt đầu ngay với Pitocin.)
- Không có kỹ thuật nào tự mình làm được chứng minh là hiệu quả và an toàn, do đó mẹ đừng thử bất cứ điều gì mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là tin sốt dẻo về một số phương pháp mà mẹ có thể đã nghe nói đến:
- Quan hệ tình dục: Tinh dịch có chứa prostaglandins và việc đạt cực khoái có thể kích thích tạo ra một số cơn co thắt. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan hệ tình dục có thể làm giảm sự cần thiết phải kích thích chuyển dạ, nhưng một số khác cho thấy việc này không có tác dụng gì đối với việc thúc đẩy chuyển dạ cả.
- Kích thích núm vú: Kích thích núm vú giải phóng oxytocin, và có thể giúp bắt đầu quá trình chuyển dạ, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác định mức độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Bởi vì nó có thể kích thích quá đà tử cung của mẹ, các cơn co thắt và phản ứng của em bé của mẹ cần được theo dõi qua máy nên đừng thử phương pháp này tại nhà.
- Dầu thầu dầu là một loại thuốc nhuận tràng mạnh, và việc kích thích ruột của mẹ có thể gây ra một số cơn co thắt. Không có bằng chứng dứt khoát nào cho thấy nó giúp tạo ra chuyển dạ dù rất nhiều phụ nữ có thể chứng thực cho các hiệu ứng khó chịu của nó!
- Các phương pháp thảo dược: Một loạt các loại thảo mộc được chào mời là có ích cho việc giục sinh. Một số rất nguy hiểm vì chúng có thể gây nên những cơn co thắt quá dài hoặc quá mạnh và có thể không an toàn cho em bé của mẹ cũng như nhiều nguyên nhân khác nữa. Với những loại khác, sự an toàn và hiệu quả vẫn chưa biết được.
Thư giãn. Thuê vài bộ phim, đọc một cuốn tiểu thuyết, vài tạp chí, nghe một đĩa CD mới, ngủ hoặc chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Theo chuyên gia tâm lý Diane Sanford, mẹ đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai và mẹ xứng đáng được có những khoảng thời gian tĩnh! Nếu mẹ cứ vận động hoài cho đến khi đi đẻ thì mẹ sẽ kiệt sức khi sinh con.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét