Hiển thị các bài đăng có nhãn dấu hiệu mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dấu hiệu mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Dấu hiệu mang thai sau 7 ngày đầu

Hãy dành thời gian để ý một chút các mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi này. Xin mách các bạn những dấu hiệu mang thai sớm nhất chỉ sau 7 ngày.


Sự thay đổi ở vòng một

Sự thay đổi vòng một là một trong những dấu hiệu mang thai dễ thấy. Khi cảm thấy vòng 1 của mình tăng lên, bầu ngực to ra và có phần đau tức hơn bình thường, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch… thì lúc đó bạn có thể đã có thai.

Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại

Khi có thai, sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận ra đó là chất nhầy ở cổ tử cung. Chất nhầy sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Vì vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và dín hơn.

Mệt mỏi

Sau khi thụ thai, sự tiết ra hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho buồng trứng. Vì thế, vào những tuần đầu tiên khi mang thai, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể phải làm việc liên tục để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Ngoài ra, do phôi thai cần thêm oxy để phát triển thêm nên bạn sẽ cảm thấy khó thở.

Đi tiểu thường xuyên

Một hiện tượng sớm báo hiệu có thai sau khi quan hệ 7 ngày nữa đó là bạn có cảm giác hay buồn đi tiểu và viếng thăm 'tolet' nhiều hơn so với bình thường vì thời gian mang thai, cơ thể sẽ sản sinh thêm nhiều chất lỏng khiến thận làm việc vất vả và bạn phải đi tiểu nhiều hơn. Đây cũng là một trong những hiện tượng bạn cần quan tâm khi đang phân vân liệu mình đã có bầu hay chưa.

Buồn nôn

Sau khi chị em mang thai từ khoảng 4 đến 8 tuần sẽ có hiện tượng cảm thấy buồn nôn, những món hay ăn khi đưa vào miệng sẽ không muốn ăn nữa chỉ muốn nôn ra ngoài, và ngược lại là muốn ăn những món ăn có thể từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ dùng qua một lần nhưng ăn rất ngon lành và thèm thuồng.

Thay đổi tâm trạng

Quá trình mang thai làm thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của chị em trở nên thay đổi thất thường. Biểu hiện ở việc khó kiểm soát trạng thái, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.

Ngoài ra, chị em còn cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường, thậm chí không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn cảm thấy thích và ngược lại. Sở thích ăn uống của người mẹ đột nhiên thay đổi 180 độ. Bạn đột nhiên thấy sợ các món vốn rất thích ăn.

Mẫn cảm đặc biệt với mùi

Khi có thai, xúc giác và vị giác của phụ nữ vô cùng nhạy cảm. Chị em có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Chị em có thể cảm thấy buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng lúc ngủ dậy.

Theo Eva

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất

Sau khi quan hệ bạn lo lắng mình có dính bầu hay không, hãy cùng xem qua những dấu hiệu có thai thường gặp dưới đây nhé.

Mất kinh

Đây là dấu hiệu có thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
Dấu hiệu mang thai cần biết. Ảnh minh họa

Sự thay đổi của ngực

Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. Hai tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.

Mệt mỏi

Hầu hết phụ nữ mới có thai đều cảm thấy mỏi mệt. Đó là do sự gia tăng hormon Progesterone trong cơ thể. Ngoài ra do cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, gây ra cảm giác mệt. Tuy nhiên, có một số ít người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.

Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động

Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá...và thèm ăn đồ chua, ngọt,...

Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.

Khi bạn thấy mình chậm kinh hoặc mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu có thai khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,... thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.

Theo BS Thu Lan - Sức khỏe & Đời sống

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Hướng dẫn cách chơi gái không có thai, bầu mới nhất

Bạn vừa mới chơi gái xong, gái ấy có dau hieu mang thai. bạn sợ điều đó xảy ra. Hôm nay, nhật ký mang thai gửi đến các bạn cách không có thai mà vẫn chơi gái ngon lành.

Năm nay em và bạn gái 17 tuổi, bọn em yêu nhau hơn 2 năm và muốn quan hệ tình dục nhưng không muốn sử dụng bao cao su. Bọn em phải làm như thế nào để quan hệ an toàn? 


Bác sĩ chương trình Cửa sổ tình yêu tư vấn:

Mỗi biện pháp tránh thai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số biện pháp thường dùng em có thể tham khảo:

Tính ngày rụng trứng: Thời gian thụ thai có thể bắt đầu 3-5 ngày trước rụng trứng (tinh trùng có thể sống trong chất nhầy cổ tử cung 3-6 ngày), thời gian thụ thai sẽ kết thúc 24 giờ sau rụng trứng, sau rụng trứng thì trứng có thể giữ được khả năng thụ thai của mình trong vòng một ngày. Với mục đích nhận biết thời điểm thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 3 giai đọan: Trước rụng trứng - giai đoạn không thụ thai, 5-7 ngày khoảng giữa chu kỳ - giai đoạn thụ thai, bao gồm vài ngày trước và ngày sau rụng trứng, sau rụng trứng - giai đoạn không thụ thai.

Xuất tinh ngoài âm đạo: Là phương pháp giao hợp ngắt quãng vì vẫn giao hợp bình thường, khi sắp xuất tinh mới rút dương vật để phóng tinh ra bên ngoài âm đạo. Phương pháp này không an toàn vì tinh trùng vẫn có trong một hai giọt đầu tiên được phóng ra. Mặt khác, nó ảnh hưởng đến khoái cảm của cả nam và nữ. 

Bao cao su: Là phương pháp hiệu quả, tiện lợi, dễ sử dụng và tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay bao cao su được sản xuất bằng cao su với chất lượng cao, dai mỏng, mềm, dễ tiếp xúc và truyền nhiệt tốt để không làm giảm khoái cảm khi giao hợp.

Thuốc tránh thai: Có nhiều loại thuốc tránh thai hàng ngày (21 viên, 28 viên), thuốc tiêm, cấy dưới da, viên thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thành phần của thuốc là các hormone sinh dục nữ oestrogen và progesteron hoặc progesteron đơn thuần. Tác dụng là 3 tháng đối với thuốc tiêm và 3-5 năm đối với que cấy tránh thai. Nhược điểm của 2 loại này là khả năng có thai lâu hồi phục sau khi dừng thuốc. Nếu chưa có con, không nên dùng loại này. Viên thuốc uống tránh thai kết hợp là loại được dùng phổ biến và an toàn, dễ có thai lại sau khi ngừng thuốc. Ngoài lợi ích tránh thai, thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, điều trị mụn trứng cá.

Tuy nhiên, bạn phải uống đều đặn hằng ngày. Viên thuốc tránh thai khẩn cấp uống sau giao hợp không bảo vệ, hiệu quả tránh thai thấp, chỉ là biện pháp tình thế, không nên dùng thường xuyên vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Trong giai đoạn có khả năng thụ thai, không nên giao hợp để tránh có thai. Nếu có quan hệ cần sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su. Thuốc diệt tinh trùng hay xuất tinh ngoài âm đạo thì kém hiệu quả hơn. Các bạn nên hạn chế không giao hợp trong thời gian được coi là có khả năng thụ thai. Tuy nhiên biện pháp này cũng không đạt hiệu quả quá cao vì trứng có thể rụng bất thường và chỉ nên áp dụng với vòng kinh đều.

Hai em chưa cưới, bạn gái còn rất nhỏ tuổi nên hãy cân nhắc việc có nên quan hệ tình dục thời điểm này không khi kiến thức hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản còn hạn chế. Còn nếu không thể "trì hoãn", các bạn hãy lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày để đảm bảo an toàn cho cả hai.


Theo Báo Giao Thông

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Dấu hiệu mang thai liệu có chính xác tuyệt đối

Thỉnh thoảng có một số biểu hiện cảnh báo tình hình sức khỏe của bạn khiến nhiều phụ nữ vẫn lầm tưỡng là dấu hiệu mang thai.

Ảnh minh họa: Internet

1. Khi bạn thấy rỉ một chút máu

Rỉ một chút máu là một trong những dấu hiệu sớm nhất chứng tỏ bạn mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, phôi thai di chuyển xuống tử cung. Một vài mẹ sẽ trải qua cảm giác như bị chuột rút nơi âm đạo.

Nhưng nếu bạn đang trong thời gian kế hoạch, bạn tự dưng bị rò rỉ máu ở âm đạo, ngoài việc có thể nghĩ bạn có thai, thì bạn cũng nên nghĩ tới các trường hợp như: bạn có kinh nguyệt sớm hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, âm đạo bị nhiễm độc, hoặc do bạn giao hợp quá mạnh.

2. Khi bạn chậm hoặc mất kinh

Đây là một trong những triệu chứng chung và là dấu hiệu mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai thì chu kỳ tới, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn bình thường.

Ở một điều kiện khác, chậm kinh nguyệt có thể là do bạn đang tăng cân, mệt mỏi, thay đổi hormone, bị áp lực, stress.

3. Khi bạn cảm thấy ngực căng, nhạy cảm

Hiện tượng này bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Ngực trở nên nhạy cảm, đau và căng khi chạm vào.

Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra có thể do mất cân bằng hormone. Bạn sắp có kinh nguyệt, ngực bạn cũng căng như thế.

4. Bạn cảm thấy mệt mỏi và thường cáu kỉnh

Tuần đầu tiên sau khi thụ thai, bạn thường có cảm giác mệt mỏi, hay cáu gắt. Tuy nhiên, nếu bạn mệt mỏi vì công việc, áp lực căng thẳng, cảm lạnh hoặc cúm cũng khiến bạn như vậy.

5. Buồn nôn vào mỗi sáng thức dậy


Triệu chứng này thường xuất hiện từ 2-8 tuần sau khi bạn thụ thai. Một vài mẹ bầu thường ốm nghén vào buổi sáng và đa phần thấy buồn nôn.

Mặt khác, bạn có triệu chứng này có thể vì bạn ăn thức ăn nhiễm độc, mệt mỏi, hoặc do rối loạn tiêu hóa.

6. Bạn cảm thấy đau lưng

Đau vùng lưng gần hông là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã có em bé.

Nhưng cũng có thể là một nguyên nhân khác chẳng hạn như bạn đang sắp đến ngày đèn đỏ, hoặc đó là dấu hiệu cho thấy lưng bạn đang có vấn đề.

7. Bạn hay bị đau đầu

Sự tăng nhanh hormone trong cơ thể khi có thai khiến bạn sẽ có triệu chứng đau đầu.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị thiếu nước, do tác động của những chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, rượu hoặc cũng có thể do bạn bị đau đầu kinh niên.

8. Khi bạn đi tiểu thường xuyên

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn cảm thấy cơ thể của mình cần thải ra nhiều chất và thường xuyên phải đi tiểu.

Nhưng cũng có một cách lý giải thích khác là do bạn hấp thụ quá nhiều nước, hoặc do ăn quá nhiều chất lợi tiểu.

9. Khi bạn thấy núm vú có quầng tối

Những vùng da xung quanh núm vú trở nên sậm màu hơn bình thường trong thời gian bạn mang thai.

Nhưng chưa hẳn bạn đã có thai khi chỉ dựa vào dấu hiệu này, có thể bạn bị mất cân bằng hormone cơ thể.

10. Bỗng dưng bạn thèm ăn

Tự dưng bạn thèm những đồ ăn mà bạn dường như không có hứng thú. Đó cũng là cảm giác mà bạn có khi mang thai.

Nhưng điều đó cũng có nghĩa là do bạn ăn thiếu cân bằng các chất hoặc do bạn cảm thấy bị áp lực vì công việc, mệt mỏi nên sinh ra thèm ăn.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ

Với những dấu hiệu có thai dưới đây, các chị em phụ nữ hãy tham khảo xem mình có bầu sau 7 ngày quan hệ nhé.

Ảnh minh họa: Internet

1. Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại

Sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận ra đó là chất nhầy ở cổ tử cung. Đây là một trong các dấu hiệu có thai mà bạn dễ dàng nhận thấy. Chúng sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Vì vậy các bạn sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và bở hơn.

2. Mệt mỏi và khó thở

Vào những tuần đầu tiên khi mang thai, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể phải làm việc liên tục 24/7 để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Sự tiết ra hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng.

Ngoài ra do phôi thai cần thêm oxy để phát triển thêm nên bạn sẽ cảm thấy khó thở. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.

3. Rối loạn tiêu hóa

Phụ nữ khi mang thai thường có xúc giác và vị giác vô cùng nhạy cảm. Bạn có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào, có thể cảm thấy buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng lúc ngủ dậy. Ngoài ra hiện tượng táo bón có thể xảy ra do do tăng hormone trong thời kỳ mang thai, làm chùng các cơ ở đường ruột và khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, hoặc do sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột khiến bạn bị táo bón.

Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên bị ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.

4. Rối loạn thần kinh – nội tiết

Do quá trình mang thai làm thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của bạn trở nên thay đổi thất thường. Bạn sẽ cảm thấy khó kiểm soát trạng thái của mình, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.

Có thể bạn sẽ cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường, thậm chí không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn cảm thấy thích và ngược lại. Đôi khi bạn cảm thấy có những cơn thèm không lý giải được về một món ăn nào đó.

5. Rối loạn tiểu tiện

Nếu bạn cảm thấy mình đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên khiến bạn phải tiểu nhiều lần.

6. Sự thay đổi ở vòng 1

Nếu bạn cảm thấy vòng 1 của mình thấy tăng lên và có phần đau tức hơn bình thường. Bầu ngực to ra, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch … là những dấu hiệu tố cáo bạn có thể đã mang bầu rồi đấy.

7. Đau lưng

Một trong những dấu hiệu có thai sớm là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng trở nên lỏng lẻo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại do đó bạn sẽ bị đau lưng.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Căng và đau ngực có phải là dấu hiệu mang thai?

Bạn đang mong có thai và nhận thấy những thay đổi ở bầu ngực như sưng to căng và đau, rất có thể đó là những dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên đau và căng ngực cũng là một trong những dấu hiệu trước kỳ kinh.
Đau ngực là một hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi gần ngày diễn ra chu kì kinh nguyệt. Thông thường, trong vài ngày trước khi diễn ra chu kì kinh nguyệt, cơ thể giữ một lượng nước khá nhiều gây ứ đọng ở vú và núm vú. Hiện tượng đó bắt đầu trước khi có kinh vài ngày, kéo dài suốt những ngày "đèn đỏ" và có thể tiếp diễn một hai ngày sau khi "tắt đèn".Ở những bạn gái hấp thu đủ vitamin E, bất ổn ở vùng ngực sẽ giảm 11%. Chất này giúp giảm hoóc môn gây đau ngực, đau bụng kinh. Thực phẩm nên dùng: Dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc.
Stress cũng có thể đóng góp vào nguyên nhân khiến ngực bị đau. Khi căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, cơ thể sẽ giải phóng các hoomon căng thẳng vào hệ thống chung. Những kích thích tố căng thẳng có thể gây ra nhiều triệu chứng trong đó có đau ngực.
Căng và đau ngực có phải là dấu hiệu mang thai
Ngoài căng ngực cần phải căn cứ vào những triệu chứng khác để xác định có thai. Ảnh: Getty Images
Khi mang thai, đầu ngực cũng đau và cương, triệu chứng gần giống như trước kỳ kinh nguyệt. Chỉ có điều khi có thai thì đầu ti to hơn, thâm đen, quần vú sẫm màu hơn và nhạy cảm hơn. Chứng này gây nên do chu kỳ tự nhiên của các kích thích tố trong người bạn. Chúng kích thích tế bào của các tuyến cung cấp sữa trong cơ thể người mẹ sắp phải cho con bú, hoặc các tuyến chất lỏng khác trong vú, làm cho các tuyến này trương căng lên. Sự trương căng này kích thích các hạch khác căng theo, nhằm cung cấp đủ máu nuôi nấng các tế bào… Nhìn chung, sự trương căng này giống như phản ứng dây chuyền, từ đó vú bị sưng to lên. Các tế bào thần kinh ở vú bị ảnh hưởng và tạo nên cảm giác đau đớn.
Khá nhiều phụ nữ có những triệu chứng đau tức ngực khi mang thai. Tuy vậy để xác định có thai còn phải căn cứ vào những triệu chứng khác như chậm kinh, đi tiểu nhiều, đau lưng, buồn nôn, thèm ăn… Vậy nên, nếu đã quá ngày có kinh nguyệt, hãy tiến hành các biện pháp thử thai tại nhà hoặc đến bệnh viện. Nếu bạn đang cố gắng để có em bé thì đây chắc chắn là một tin vui với vợ chồng bạn, cho dù cảm giác bị đau tức do căng cơ vú không hề dễ chịu chút nào.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Dấu hiệu mang thai sớm nhất phụ nữ nên biết

Dấu hiệu mang thai sớm nhất xảy ra ở hầu hết phụ nữ là chậm kinh và căng tức ngực.
Mệt mỏi: Sự gia tăng nồng độ hormone khiến hầu hết phụ nữ đều cảm thấy mệt mỏi, và đây là một trong những dấu hiệu có thai rất dễ nhận biết.
Khó thở: Thai nhi dần phát triển sẽ có nhu cầu oxy nhiều hơn, khiến bạn cảm thấy mình dễ rơi vào cảnh khó thở.
Chóng mặt hay ngất xỉu: Nguyên nhân thiếu máu hoặc hạ huyết áp khiến bạn thấy chóng mặt và đây là một trong những dấu hiệu mang thai có thể phát hiện từ tuần thứ 3 của thai kỳ.
Ngực căng tức: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy ngực trở nên căng tròn và núm vụ nhạy cảm hơn khi chớm có thai.
Chuột rút hoặc đầy hơi: Dấu hiệu có bầu này có điểm khá tương đồng với ngày gần đến chu kỳ của bạn.
Nhức đầu: Nguyên nhân được cho là sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến phụ nữ mang thai thường xuyên đối mặt với chứng đau đầu.
Đau lưng: Nếu bình thường bạn không bị đau lưng thì dấu hiệu này có thể là do dây chằng ở lưng bị nới lỏng, chuẩn bị cho thời kỳ mang thai trong vài tháng tới.
Chảy máu: Một chút máu ở trên quần lót có thể là dấu hiệu cho thấy trứng đã làm tổ trong tử cung. Nhiều phụ nữ nhầm rằng nó là chu kỳ kinh nguyệt, nhưng thực ra đó là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ.
Tâm trạng bất ổn: Cơ thể bạn đang được bơm thêm những hormone mới, điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể hay rơi vào cảnh quan trọng hóa một vấn đề hay dễ dàng bật khóc trước một sự việc.
Nôn ói: Thông thường ốm nghén sẽ đến khoảng 1 tháng sau khi thụ thai, tuy nhiên với một số phụ nữ thì điều này có thể đến sớm hơn.
Đi tiểu nhiều hơn: Nguyên nhân là do sự gia tăng của lượng máu và các chất dịch khác trong cơ thể. Nếu thực sự có thai bạn sẽ còn tiếp tục đối mặt với tình trạng này.
Chậm kinh: Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy bạn sắp có tin vui.
Thèm ăn: Bạn sẽ có thể cảm thấy thèm ăn những món đồ mà bạn chưa từng thích. 
Nhạy cảm với mùi: Đó có thể là do nồng độ estrogen tăng lên trong cơ thể khiến bạn trở nên nhạy cảm với mùi hương.
Nhiệt độ cơ thể tăng: Thường khi có thai, nhiệt độ cơ thể của phụ nữ sẽ cao hơn bình thường.

Tuần đầu tiên hình thành thai nhi
Ngày đầu tiên: Ống dẫn trứng có thể đã lưu trú một phép màu sống trong ngày này, nhưng cơ thể bạn vẫn giữ kín về nó. Dấu hiệu mách bảo như đau ngực, đau thắt bụng dưới, buồn nôn hay các triệu chứng nghén kinh điển khác vẫn chưa xuất hiện.
Ngày thứ 2: Cơ thể bạn đã đủ khôn ngoan để sản sinh ra một protein đặc biệt tên là EPF giúp cơ thể bạn nhận biết bào thai vừa hình thành của bạn không phải là một dị vật cần phải đào thải.
Ngày thứ 3: Nếu bạn phải cần đến sự trợ giúp của thụ tinh trong ống nghiệm để có thể mang thai, đây là ngày tốt nhất để quyết định số trứng đã thụ tinh đưa vào trong tử cung của bạn.
Ngày thứ 4: Nhờ có sự gia tăng nội tiết tố trong cơ thể, những lớp niêm mạc êm ái bắt đầu lót đầy tử cung để chuẩn bị cho em bé làm tổ.
Ngày thứ 5: Trong khoảng 24 giờ, em bé sẽ tiết ra nội tiết tố hCG vào trong máu của mẹ. HCG sẽ báo cho cơ thể bạn ngừng chu kỳ kinh nguyệt và cảnh báo với bạn rằng bạn đã là một thai phụ (xét nghiệm thụ thai cũng được thực hiện dựa trên hCG được tìm thấy trong nước tiểu của thai phụ). Bằng cách này, bé yêu đã chính thức giao tiếp với mẹ.
Ngày thứ 6: Khi em bé làm tổ trên những lớp niêm mạc tử cung, một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong. Điều này có thể khiến mẹ bị chảy ra một chút máu và đây chính là dấu hiệu để mẹ tự hỏi liệu có phải mình đang mang thai.
Ngày thứ 7: Dung tích máu của mẹ bắt đầu tăng lên trước cả ngày này nhằm cung cấp máu bổ sung cho em bé, tử cung của mẹ và tiền nhau thai. Bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt như thể bị hạ huyết áp.
Theo Đ.L/Báo Infonet

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Mang thai tuần đầu tiên

Những gì xảy ra trong cơ thể bạn
Tuổi thai thật sự được tính từ khi thụ tinh. Tuy nhiên, thời gian từ lúc bắt đầu của kỳ kinh cuối (KKC) đến khi thụ tinh khác nhau ở mỗi người, trung bình là 2 tuần. Do không biết chính xác thời điểm thụ tinh nên tuổi thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên cuả kỳ kinh cuối cùng đến ngày sanh dự kiến là 40 tuần.Về mặt kỹ thuật, bạn không mang thai ngay thời điểm này, nhưng đây là mốc thời gian để từ đó bạn dễ dàng theo dõi thai kỳ của mình.
  
Tinh trùng có thể sống đến 72 tiếng - Ảnh: Getty Images
Vào thời điểm này, cơ thể đang trải qua quá trình tương tự như hàng tháng và bạn đang cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nếu bạn đang cố gắng để mang thai, vài tuần tới sẽ là thời điểm rất quan trọng để bạn có thể tập trung cải thiện khả năng thụ thai của mình.
Bạn có thể theo dõi biểu đồ chu kỳ của mình để xác định thời điểm rụng trứng, từ đó có thể tính toán thời gian quan hệ để tăng khả năng thụ thai. Một chu kỳ trung bình là 28 ngày, bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh, và sự rụng trứng thường diễn ra vào khoảng ngày thứ 14. Tuy nhiên điều này là không giống nhau cho tất cả mọi người, một số phụ nữ sẽ có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn. Vì vậy bạn hãy linh động, tùy thuộc vào chu kỳ kinh của mình để tính toán ngày rụng trứng nhằm tăng khả năng thụ thai. Bạn nên quan hệ vào khoảng thời gian 72 tiếng trước và 24 tiếng sau khi rụng trứng, vì tinh trùng có thể sống đến 72 tiếng sau khi được phóng ra khỏi cơ thể và trứng sống không hơn 24 tiếng sau khi rụng.
Vài điều bạn cần biết về sự rụng trứng: 
+ Một trứng sống được 12-24 giờ sau khi rụng. 
+ Thường chỉ một trứng rụng vào mỗi chu kỳ rụng trứng. 
+ Sự rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, bệnh tật, hay bất cứ sự thay đổi nào. 
+ Một số phụ nữ có thể thấy những đốm nhạt màu trong giai đoạn rụng trứng.
Nguồn: ebe.vn