THAI NHI: Trong 6 tuần đầu tiên của thai kỳ, nhịp tim thai là một vấn đề quan trọng. Vào tuần thứ 7 của thai kỳ điều thích thú nhất là thai nhi bắt đầu phát triển các đặc điểm thể chất và khuôn mặt. Các đặc điểm chính của thai nhi vào tuần thứ 7 của thai kỳ bao gồm:
- Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài 0.9 cm đến 1.3 cm, bằng chiều dài của móng tay ngón áp út.
- Khuôn mặt của thai nhi định hình rõ hơn khi thai nhi được 7 tuần tuổi. Miệng, lỗ mũi và lỗ tai của thai nhi bắt đầu xuất hiện.
- Khi thai nhi được 7 tuần tuổi, thủy tinh thể của mắt thai nhi bắt đầu hình thành và có thể nhìn thấy màu mắt.
- Hai cánh tai, vai, bàn tay, chân và bàn chân của thai nhi bắt đầu hình thành vào tuần thứ 7 và 8 của thai kỳ cơ thể của thai nhi bắt đầu dài ra và cổ của thai nhi thẳng lên.
- Bộ não của thai nhi trở nên phức tạp hơn trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Hộp sọ hình tròng và trong suốt bắt đầu hình thành để bảo vệ bộ não.
BÀ MẸ:
Thay đổi về cơ thể: Cơ thể bạn tiếp tục trải qua nhiều thay đổi để hỗ trợ thai nhi phát triển trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Sau đây là những thay đổi cơ thể bạn:
- Cơ chế sản xuất hooc-mon tăng cao trong tuần thứ 7 của thai kỳ.\
- Bạn có thể tiếp tục gặp phải các triệu chứng thường gặp của thai kỳ như ngực mềm hoặc chóng mặt.
- Có thể bạn có cảm giác như bị hội trứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng do thường xuyên có sự thay đổi về cảm xúc.
- Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, một nút nhầy đóng lấy cổ tử cung (nối liền tử cung với âm đạo) giúp ngăn không cho mầm bệnh đi vào tử cung (dạ con). Nút nhầy này sẽ mất đi vào cuối thai kỳ.
Dinh dưỡng và thể dục: Dinh dưỡng, tập thể dục,và nghỉ ngơi là các thành phần thiết yếu của một thai kỳ có lợi cho sức khỏe. Tập luyện các thói quen tốt, sẽ giúp bạn trong suốt thời gian mang thai, trong khi chuyển dạ, sinh con và sau khi sinh.
Luyện tâp thể dục cho bạn và cho thai nhi: Nếu bạn đã thường xuyên tập thể dục cho đến tuần thứ 7 của thai kỳ, bạn có một khởi đầu tuyệt vời. Nếu bạn chưa luyện tập thể dục như bạn từng mong muốn, đây là thời điểm tốt để bắt đầu. và nên lưu ý:
- Cẩm nang hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người Mỹ khuyến nghị hoạt động thể chất mức độ vừa phải trong thời gian 30 phút hoặc nhiều hơn vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Cố gắng hoạt động thể chất hoặc tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
- Bạn có thể chia bài tập thành nhiều phần nhỏ để tập trong ngày hoặc luyện tập một lần trong ngày.
- Phụ nữ mang thai bị các biến chứng về sức khỏe hoặc sản khoa nên tham vấn bác sỹ về chế độ tập luyện.
Dinh dưỡng: Giữa tuần thứ 5 và 8 của thai kỳ, dinh dưỡng đóng một vai trò lớn trong quá trình phát triển hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và sinh sản của thai nhi. Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, tiếp tục xác định dinh dưỡng là một vấn đề ưu tiên bằng cách làm theo các hướng dẫn sau:
- Buồn nôn, ói mửa, ợ nóng (ợ chua), khó tiêu hoặc những thay đổi khác về hệ tiêu hóa có thể khiến việc ăn trở thành một thách thức không nhỏ. Cố gắng: Ăn khẩu phần ăn nhỏ hơn, với nhiều bữa ăn hơn trong ngày; hạn chế các loại thức ăn có thể gây kích thích hệ tiêu hóa; uống nhiều loại thức uống, đạc biệt là nước.
- Tăng gấp đôi hàm lượng chất sắt. Thể tích máu tăng trong thời gian mang thai và các nhu cầu của thai nhi đang tăng trưởng khiến phụ nữ mang thai tăng nguy cơ bị thiếu sắt hoặc thiếu máu. Ăn các loại thức ăn giàu chất sắt như rau xanh dạng lá, thịt bò, trứng và hạnh nhân. Các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trước khi sinh cũng cần chứa nhiều sắt.
- Tiếp tục sử dụng các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trước khi sinh. Các chế phẩm này giúp bổ sung nguồn chất sắt, axit folic, cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Nên lưu ý, các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trước khi sinh không thể thay thế một khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe.
Xem tiếp tuần thứ 8
Xem tiếp tuần thứ 8