Hiển thị các bài đăng có nhãn 3 tháng cuối thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 3 tháng cuối thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Mẹ nên ăn gì lúc chuyển dạ?

Mẹ bầu nên ăn gì lúc chuyển dạ?
Mẹ cảm thấy những cơn đau bụng dồn dập báo hiệu bé yêu muốn chào đời. Lúc này cảm giác hồi hộp, những cơn đau khiến mẹ không màng gì đến chuyện ăn uống. Tuy nhiên, việc cung cấp dinh dưỡng trong lúc chuyển dạ lại rất cần thiết. Nên ăn ít hơn, nhiều hơn, hay không ăn gì cả? Cùng tham khảo những ý kiến của chuyên gia dưới đây.
Mẹ có thể ăn uống bình thường
Lúc trước, khi có dấu hiệu chuyển dạ, một số thai phụ hạn chế ăn uống do lo thức ăn từ dạ dày tràn vào phổi nếu bị gây mê. Ngày nay với tiến bộ về y khoa, rất ít trường hợp phải gây mê. Đồng thời tiến bộ về gây tê, gây mê đã làm giảm nguy cơ bị nôn cho sản phụ.
Trong suốt quá trình chuyển dạ, hầu hết thai phụ thấy đói và khát, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Ăn nhẹ không nguy hại gì cho thai phụ và thai nhi, thậm chí có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với cơn đau. Nếu bạn không ăn uống đủ, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy mỡ dự trữ để tạo năng lượng cho hoạt động sống (quá trình ketosis).
Ketosis có thể gây buồn nôn, nôn, đau đầu hay kiệt sức. Trong chuyển dạ, tử cung ngày càng co bóp mạnh và nhiều để đưa thai nhi ra nhưng không làm co thắt dạ dày. Vì thế mẹ vẫn có thể ăn uống bình thường mà không sợ bị nôn.
Mẹ nên ăn gì lúc chuyển dạ?
Cung cấp ít nhất 1 lít nước mỗi 2 – 3 giờ lúc mới bắt đầu chuyển dạ. Ảnh: Getty Images
Uống gì khi chuyển dạ
Việc chuyển dạ khiến mẹ đổ nhiều mồ hôi nên cần phải cung cấp thêm nước. Đây là cách tuyệt vời để chuyển động thúc đẩy chuyển dạ, mẹ đừng lo chuyện đi tiểu. Vào thời điểm này, nước khoáng, nước lọc hay nước ép trái cây loãng, sinh tố là lựa chọn tốt cho mẹ. Không nên uống nước chanh, nước ngọt.
Ăn gì khi chuyển dạ
Hãy ăn những gì mẹ muốn. Ở giai đoạn đầu của chuyển dạ, carbohydrate là lựa chọn tốt vì chúng dễ tiêu hóa và phóng thích năng lượng chậm. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua các cơn co thắt của tử cung. Mẹ có thể ăn bánh mì, ngũ cốc, mì, khoai tây, chuối, sữa chua, bánh quy và súp.
Ở giai đoạn sau, nhấp ít nước có chứa đường vừa nhanh làm đầy dạ dày vừa cung cấp năng lượng. Tránh thực phẩm có nhiều chất béo.
Có được ăn nếu mẹ sinh mổ
Khoảng 9 – 10 trường hợp mổ lấy thai đều có gây tê ngoài màng cứng, tê tủy sống. Việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh nở. Song nếu có những biến chứng kèm theo yêu cầu phải gây mê, tốt nhất bạn cần thận trọng trong ăn uống. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ thấy nghi ngờ.
Nếu đã lỡ ăn và sẽ phải gây mê để mổ mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy cho bác sĩ gây mê biết điều đó. Bác sĩ sẽ giúp mẹ không phải hít thức ăn từ dạ dày vào đường hô hấp.
Cách duy trì dinh dưỡng trong khi chuyển dạ
- Ăn sớm để dự trữ năng lượng trong khi vượt cạn.
- Ăn thường xuyên, chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần.
- Một số sản phụ bị nôn và ăn uống không ngon miệng trong lúc chuyển dạ, dù vậy họ vẫn cần ăn. Vì vậy hãy mang theo thức ăn khoái khẩu để khi cần dùng ngay.
- Đừng để cơ thể bị mất nước. Như vậy sẽ làm mẹ mất năng lượng, xáo trộn sinh lý cơ thể và làm chậm quá trình chuyển dạ. Cung cấp ít nhất 1 lít nước mỗi 2 – 3 giờ lúc mới bắt đầu chuyển dạ. Giữa những cơn gò tử cung hãy nhấp một ít nước.
- Nếu mẹ nôn nặng khi ăn hoặc uống và được đánh giá là mất nước, y tá có thể sẽ truyền dịch cho mẹ. Việc truyền dịch sẽ giúp cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn hay hồi phục sức lực cho thai phụ đang kiệt sức.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Những điều thú vị về thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ

Thai nhi uống và sau đó đi tiểu ra nước ối, sự bài tiết này đều đặn mỗi 3 tiếng một lần. Vì thế, bạn cần uống đủ nước để thai nhi phát triển tốt.

Những điều thú vị về thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ 1

Tới tuần 27, thai nhi mở to mắt, phân biệt ánh sáng với bóng tối cho dù sau khi sinh, bé chỉ nhìn được những vật cách 15cm.
  • Tuần 28-32, bé có thể tăng khoảng 500g mỗi tuần. Đó là lý do giải thích vì sao bạn đột nhiên thấy quần áo bầu chật chội từ giai đoạn này.
  • Nhiệt độ nước ối khoảng 37,5ºC, ấm hơn một chút so với thân nhiệt, giúp bé ấm áp trong khi các mô mỡ dần hình thành.
  • Đến tuần 35, hầu hết các bé ở nguyên một vị trí cho đến khi chào đời.
  • Bởi vì môi trường trong bụng mẹ không có mùi nên bé chưa thể ngửi thấy gì. Tuy nhiên, khứu giác phát triển ở tuần 32.
  • Từ tuần 32 đến tuần 35, bé có thể tăng 250g mỗi tuần. Bộ não phát triển nhanh đến mức chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 2,5cm mỗi tuần tại thời điểm này.
  • Phổi cũng phát triển rất nhanh, bé sinh ở tuần thứ 34 thì cần hỗ trợ thở nhưng nếu chào đời ở tuần 36, bé có thể tự thở tốt.
Những điều thú vị về thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ 2
  • 2,46kg là trọng lượng trung bình ở tuần thứ 35. Đừng ngạc nhiên vì mẹ thấy đau lưng.
  • Bào thai được bao phủ một lớp chất nhầy, giúp bé trơn và tuột ra ngoài dễ dàng khi sinh thường.
  • Chụp não cho thấy, bé có giai đoạn ngủ lơ mơ (REM) từ tháng thứ 8.
  • Từ tuần 35, thính giác hoàn thiện. Do đó, hãy trò chuyện thường xuyên hơn với bé.
  • Trong những tuần cuối cùng, hệ tiêu hóa của bé chứa đầy meconium (chất màu xanh đen, do các tế bào chết, lông tơ và chất bài tiết trong ruột, gan của bé). Đây cũng là kiểu phân đầu tiên sau khi bé chào đời.
  • Hệ xương vững chắc, trong khi xương sọ khá mềm và linh hoạt, giúp bé ra ngoài qua đường sinh thường.
  • Bé có 99% là cơ hội sống sót nếu chào đời ở tuần 35.
  • Ở tuần 36, phần lớn bé lọt đầu xuống xương chậu mẹ.
  • Bào thai hoàn thiện ở tuần 37, hệ tim và hô hấp trưởng thành đủ để bé thích ứng với thế giới bên ngoài.
  • Ở tuần 40, nhau thai có chiều rộng như một chiếc đĩa lớn, dày 2-3cm và nặng 650g.
  • Cuối thai kỳ, tử cung của mẹ rộng hơn 500-1000 lần kích thước trung bình.
  • Chỉ 5% bé chào đời đúng ngày sinh dự kiến.
Nguồn: afamily