Dây rốn của bé dài và khỏe hơn, kích thước cuộn dây rốn đo được lúc này là khoảng 22 inches (55.88cm), đây chính là chìa khóa sinh tồn của bé. Hơn nữa bé đã có hàng tỉ nơ –ron thần kinh – nó đủ dùng cho cả cuộc đời của bé sau này. Còn mẹ thì sao? Mặt mẹ có thể sưng lên một chút, bầu ngực cũng rò rỉ một ít sữa non và đa số thai phụ phải đối mặt với hội chứng ống cổ tay nữa.
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 23
Ngày thứ 155: Lỗ mũi của bé bắt đầu mở ra và mắt cũng sẽ mở ra theo.
Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ có kế hoạch trở lại công việc sau khi bé chào đời thì hãy xem xét và tìm kiếm các lớp mầm non tốt. Nếu không hãy tìm người giữ trẻ hoặc vú nuôi để chăm sóc bé.
Ngày thứ 156: Những sợi dây thần kinh xung quanh môi bé bắt đầu lớn lên và nhạy cảm hơn. Điều đó giúp bé dễ dàng tìm thấy núm vú của mẹ hoặc vú cao su.
Mẹ làm cho bé: Sữa mẹ là nguồn sữa tự nhiên quý giá song một số mẹ vẫn chưa biết cách cho bé bú sao cho thỏa đáng, chưa biết cách giữ an toàn cho mẹ lẫn nguồn sữa cho bé bú. Hãy tìm các dịch vụ tư vấn và tài liệu chuyên môn để được hướng dẫn cách thức nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngày thứ157: Dây rốn của bé dài và khỏe hơn, kích thước cuộn dây rốn đo được lúc này là khoảng 55cm. Đây là một cuộn dây dày được tạo nên bởi 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Đây chính là chìa khóa sinh tồn của bé.
Mẹ làm cho bé: Tổ chức một bữa tiệc tại nhà hàng, tiệm cà phê… để thông báo về việc sắp có mặt thành viên mới. Tạo dựng không khí hết sức tự nhiên, thoải mái giữa mọi người và bọn trẻ trong gia đình và lưu ý là mẹ không nên dùng thức ăn nhanh.
Ngày thứ 158: Bé đã có hàng tỉ nơ –ron thần kinh – nó đủ dùng cho cả cuộc đời của bé sau này.
Mẹ làm cho bé: Lúc này mẹ cũng cần bổ sung tiếp omega-3 để giúp cho trí não của bé được hoàn thiện hơn. Mẹ cũng cần nghĩ đến việc ghi lại những mục tiêu cần làm cho bé. Đừng quá lo lắng vì có thể thêm bớt hoặc xóa bỏ những thứ không cần thiết.
Ngày thứ 159: Bé vận động liên tục và đều đặn. Cường độ vận động tăng dần vào nửa đêm.
Mẹ làm cho bé: Có thể là bây giờ, mẹ ở trạng thái hầu như không còn thèm muốn gì cả. Tuy nhiên cũng vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiếu hụt để bảo đảm sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên thỉnh thoảng, bất chợt mẹ lại có những thèm muốn mãnh liệt vài món ăn vặt như kem, hoa quả, lúc đó thì mẹ chỉ nên ăn mỗi thứ 1 ít thôi nhé.
Ngày thứ 160: Trước đây nhịp tim của bé đập đều đặn. Nhưng hôm nay thì nhịp tim dao động bất thường hơn, đó là vì thỉnh thoảng bé phản ứng lại với môi trường sống của mình.
Mẹ làm cho bé: Nếu vẫn còn nghe được nhịp tim thai nhi mỗi ngày thì đó là niềm hạnh phúc. Có một số thiết bị y tế có thể giúp mẹ theo dõi nhịp tim và cả tiếng nấc cụt của bé tại nhà. Đó chỉ là một cách thức liên kết với con khi bé còn ở bên trong cơ thể mẹ bằng những việc như massage bụng, đọc sách, trò chuyện với con…
Ngày thứ 161: Giờ thì bé đã biết đói rồi đây, bé có thể tích trữ và cảm nhận được đồ ăn mẹ nạp vào cơ thể. Đó là lý do bé uống nước ối khi còn trong bụng mẹ.
Mẹ làm cho bé: Thời điểm lý tưởng cho việc đọc những cuốn sách làm cha mẹ, những mẹo dạy con. Mẹ không có nhiều thời gian nghiên cứu nếu bé đã ra đời vì bận chăm sóc bé. Do đó hãy tranh thủ ngay từ bây giờ để nắm các nguyên lý cần thiết.
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 23
Ngày thứ 155: Mặt và mí mắt mẹ dường như bị sưng phồng lên, nhất là lúc sáng sớm khi thức dậy. Trong suốt thai kỳ, lượng nước bù thêm trong cơ thể có thể tụ lại xung quanh vùng mặt một lớp mỏng.
Mẹ làm cho mẹ: Có cách để làm giảm sưng phù của khuôn mặt là miếng dán lạnh được bán ở các nhà thuốc.
Ngày thứ 156: Bầu ngực của mẹ đang làm nhiệm vụ tích lũy sữa cho bé, núm vú lớn hơn, quầng vú rộng ra và sẫm màu đi. Lúc này vú mẹ có thể rò rỉ một loại sữa gọi là sữa non colostrum.
Mẹ làm cho mẹ: Nếu có kế hoạch cho bé bú sữa mẹ thì nên nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn và tư thế cho bé bú, Mẹ cũng có thể cân nhắc việc mua máy hút sữa để tiện dùng về sau.
Ngày thứ 157: Đau nhiều ở phía dưới lưng suốt cả ngày dài là điều hết sức phiền toái cho mẹ.
Mẹ làm cho mẹ: Bởi vì dáng điệu của mẹ có xu hướng được bù trừ để phù hợp hơn với trọng lượng được thêm vào phía trước, nó khiến mẹ bị đau vùng thắt lưng và phần bên dưới thắt lưng. Mẹ cần được nghỉ ngơi và không nên đứng lâu trong một thời gian quá dài, áp lực của bụng sẽ đè nặng lên vùng lưng và đôi chân. Nên nghỉ ngơi nhiều bằng cách nằm trên giường nệm. Một điều cần cảnh báo là chứng đau lưng có thể là dấu hiệu sinh non nữa, hãy gọi bác sĩ nếu cơn đau quá nhiều và dai dẳng.
Ngày thứ 158: Các mẹ làm văn phòng thường gặp một rắc rối là chứng nhói dây thần kinh hoặc nhức các ngón tay do ngồi và gõ máy tính nhiều. Khớp tay và dây chằng ở cổ tay của mẹ có thể sẽ sưng lên. Đây còn gọi là hội chứng ống cổ tay ở thai phụ.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cần điều chỉnh tư thế ngồi sao cho hợp lý trong khu vực làm việc để có thể giảm thiểu cơn đau của hội chứng ống cổ tay. Khi viết, hoặc gõ bàn phím, khuỷu tay nên cong một góc vuông 90 độ, cổ tay nên hạ nhẹ xuống một góc nhỏ, không nên hướng lên…
Ngày thứ 159: Kết thúc một ngày mệt nhọc để trở nên kiên định hơn cho tiến trình thai nghén.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ có thể khó cưỡng lại những cuộc vui cuối tuần với bè bạn, hãy thư giãn, hãy tham gia những cuộc vui, kể cả đám cưới của bè bạn 2 tuần trước khi sinh vẫn có thể được.
Ngày thứ 160: Chuẩn bị cho việc đón tam cá nguyệt thứ ba, mẹ nên chọn những đôi giày đế thấp, loại bỏ vật cản trên sàn nhà…để giữ an toàn cho chiếc bụng ngày một lớn ra của mình.
Mẹ làm cho mẹ: Mở rộng quan hệ, trò chuyện cởi mở với nhiều người sẽ làm tinh thần mẹ phấn chấn hơn. Cân nhắc nếu mang guốc nhé, tốt nhất là hãy đi dép đế mỏng, bệt.
Ngày thứ 161: Mẹ vẫn có thể tắm (sưởi) nắng trong thai kỳ. Tâm trạng của mẹ ở những ngày này thường bất an, hay than thở mệt nhọc về gánh nặng thai nghén. Tuy nhiên đừng cảm thấy có cảm giác tội lỗi nếu mẹ than phiền điều đó. Hầu hết thai phụ đều muốn thoát ra khỏi cảm giác khó chịu đó, không loại trừ cả mẹ.
Mẹ làm cho mẹ: Lại tiếp tục thư giãn bằng các điệu nhảy nhẹ, xem phim hoặc “đàm đạo với con”. Hãy giúp bố bé kết nối tình yêu với bé bằng cách trò chuyện qua bụng mẹ.
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 23
Ngày thứ 155: Lỗ mũi của bé bắt đầu mở ra và mắt cũng sẽ mở ra theo.
Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ có kế hoạch trở lại công việc sau khi bé chào đời thì hãy xem xét và tìm kiếm các lớp mầm non tốt. Nếu không hãy tìm người giữ trẻ hoặc vú nuôi để chăm sóc bé.
Ngày thứ 156: Những sợi dây thần kinh xung quanh môi bé bắt đầu lớn lên và nhạy cảm hơn. Điều đó giúp bé dễ dàng tìm thấy núm vú của mẹ hoặc vú cao su.
Mẹ làm cho bé: Sữa mẹ là nguồn sữa tự nhiên quý giá song một số mẹ vẫn chưa biết cách cho bé bú sao cho thỏa đáng, chưa biết cách giữ an toàn cho mẹ lẫn nguồn sữa cho bé bú. Hãy tìm các dịch vụ tư vấn và tài liệu chuyên môn để được hướng dẫn cách thức nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngày thứ157: Dây rốn của bé dài và khỏe hơn, kích thước cuộn dây rốn đo được lúc này là khoảng 55cm. Đây là một cuộn dây dày được tạo nên bởi 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Đây chính là chìa khóa sinh tồn của bé.
Mẹ làm cho bé: Tổ chức một bữa tiệc tại nhà hàng, tiệm cà phê… để thông báo về việc sắp có mặt thành viên mới. Tạo dựng không khí hết sức tự nhiên, thoải mái giữa mọi người và bọn trẻ trong gia đình và lưu ý là mẹ không nên dùng thức ăn nhanh.
Hình ảnh thai nhi ở tuần 23 - Ảnh: Babycenter
Ngày thứ 158: Bé đã có hàng tỉ nơ –ron thần kinh – nó đủ dùng cho cả cuộc đời của bé sau này.
Mẹ làm cho bé: Lúc này mẹ cũng cần bổ sung tiếp omega-3 để giúp cho trí não của bé được hoàn thiện hơn. Mẹ cũng cần nghĩ đến việc ghi lại những mục tiêu cần làm cho bé. Đừng quá lo lắng vì có thể thêm bớt hoặc xóa bỏ những thứ không cần thiết.
Ngày thứ 159: Bé vận động liên tục và đều đặn. Cường độ vận động tăng dần vào nửa đêm.
Mẹ làm cho bé: Có thể là bây giờ, mẹ ở trạng thái hầu như không còn thèm muốn gì cả. Tuy nhiên cũng vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiếu hụt để bảo đảm sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên thỉnh thoảng, bất chợt mẹ lại có những thèm muốn mãnh liệt vài món ăn vặt như kem, hoa quả, lúc đó thì mẹ chỉ nên ăn mỗi thứ 1 ít thôi nhé.
Ngày thứ 160: Trước đây nhịp tim của bé đập đều đặn. Nhưng hôm nay thì nhịp tim dao động bất thường hơn, đó là vì thỉnh thoảng bé phản ứng lại với môi trường sống của mình.
Mẹ làm cho bé: Nếu vẫn còn nghe được nhịp tim thai nhi mỗi ngày thì đó là niềm hạnh phúc. Có một số thiết bị y tế có thể giúp mẹ theo dõi nhịp tim và cả tiếng nấc cụt của bé tại nhà. Đó chỉ là một cách thức liên kết với con khi bé còn ở bên trong cơ thể mẹ bằng những việc như massage bụng, đọc sách, trò chuyện với con…
Ngày thứ 161: Giờ thì bé đã biết đói rồi đây, bé có thể tích trữ và cảm nhận được đồ ăn mẹ nạp vào cơ thể. Đó là lý do bé uống nước ối khi còn trong bụng mẹ.
Mẹ làm cho bé: Thời điểm lý tưởng cho việc đọc những cuốn sách làm cha mẹ, những mẹo dạy con. Mẹ không có nhiều thời gian nghiên cứu nếu bé đã ra đời vì bận chăm sóc bé. Do đó hãy tranh thủ ngay từ bây giờ để nắm các nguyên lý cần thiết.
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 23
Ngày thứ 155: Mặt và mí mắt mẹ dường như bị sưng phồng lên, nhất là lúc sáng sớm khi thức dậy. Trong suốt thai kỳ, lượng nước bù thêm trong cơ thể có thể tụ lại xung quanh vùng mặt một lớp mỏng.
Mẹ làm cho mẹ: Có cách để làm giảm sưng phù của khuôn mặt là miếng dán lạnh được bán ở các nhà thuốc.
Ngày thứ 156: Bầu ngực của mẹ đang làm nhiệm vụ tích lũy sữa cho bé, núm vú lớn hơn, quầng vú rộng ra và sẫm màu đi. Lúc này vú mẹ có thể rò rỉ một loại sữa gọi là sữa non colostrum.
Mẹ làm cho mẹ: Nếu có kế hoạch cho bé bú sữa mẹ thì nên nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn và tư thế cho bé bú, Mẹ cũng có thể cân nhắc việc mua máy hút sữa để tiện dùng về sau.
Ngày thứ 157: Đau nhiều ở phía dưới lưng suốt cả ngày dài là điều hết sức phiền toái cho mẹ.
Mẹ hãy tham gia những buổi picnic cuối tuần bên bè bạn và người thân nhé. Ảnh: Inmagine.
Mẹ làm cho mẹ: Bởi vì dáng điệu của mẹ có xu hướng được bù trừ để phù hợp hơn với trọng lượng được thêm vào phía trước, nó khiến mẹ bị đau vùng thắt lưng và phần bên dưới thắt lưng. Mẹ cần được nghỉ ngơi và không nên đứng lâu trong một thời gian quá dài, áp lực của bụng sẽ đè nặng lên vùng lưng và đôi chân. Nên nghỉ ngơi nhiều bằng cách nằm trên giường nệm. Một điều cần cảnh báo là chứng đau lưng có thể là dấu hiệu sinh non nữa, hãy gọi bác sĩ nếu cơn đau quá nhiều và dai dẳng.
Ngày thứ 158: Các mẹ làm văn phòng thường gặp một rắc rối là chứng nhói dây thần kinh hoặc nhức các ngón tay do ngồi và gõ máy tính nhiều. Khớp tay và dây chằng ở cổ tay của mẹ có thể sẽ sưng lên. Đây còn gọi là hội chứng ống cổ tay ở thai phụ.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cần điều chỉnh tư thế ngồi sao cho hợp lý trong khu vực làm việc để có thể giảm thiểu cơn đau của hội chứng ống cổ tay. Khi viết, hoặc gõ bàn phím, khuỷu tay nên cong một góc vuông 90 độ, cổ tay nên hạ nhẹ xuống một góc nhỏ, không nên hướng lên…
Ngày thứ 159: Kết thúc một ngày mệt nhọc để trở nên kiên định hơn cho tiến trình thai nghén.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ có thể khó cưỡng lại những cuộc vui cuối tuần với bè bạn, hãy thư giãn, hãy tham gia những cuộc vui, kể cả đám cưới của bè bạn 2 tuần trước khi sinh vẫn có thể được.
Ngày thứ 160: Chuẩn bị cho việc đón tam cá nguyệt thứ ba, mẹ nên chọn những đôi giày đế thấp, loại bỏ vật cản trên sàn nhà…để giữ an toàn cho chiếc bụng ngày một lớn ra của mình.
Mẹ làm cho mẹ: Mở rộng quan hệ, trò chuyện cởi mở với nhiều người sẽ làm tinh thần mẹ phấn chấn hơn. Cân nhắc nếu mang guốc nhé, tốt nhất là hãy đi dép đế mỏng, bệt.
Ngày thứ 161: Mẹ vẫn có thể tắm (sưởi) nắng trong thai kỳ. Tâm trạng của mẹ ở những ngày này thường bất an, hay than thở mệt nhọc về gánh nặng thai nghén. Tuy nhiên đừng cảm thấy có cảm giác tội lỗi nếu mẹ than phiền điều đó. Hầu hết thai phụ đều muốn thoát ra khỏi cảm giác khó chịu đó, không loại trừ cả mẹ.
Mẹ làm cho mẹ: Lại tiếp tục thư giãn bằng các điệu nhảy nhẹ, xem phim hoặc “đàm đạo với con”. Hãy giúp bố bé kết nối tình yêu với bé bằng cách trò chuyện qua bụng mẹ.