Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Mang thai tuần thứ 32

Hệ xương của bé bấy giờ sẽ cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua âm đạo trong khi sinh. Cổ tử cung của mẹ sẽ giãn ra và mỏng dần. Giấc ngủ của mẹ gặp nhiều thử thách hơn vì cơ bụng của mẹ bây giờ bị co rút nhiều hơn.
Nhật ký bé trong bụng mẹ - Tuần thứ 32

Ngày thứ 218: Bé mở miệng rộng hơn một chút và có thể ngáp lớn nữa đấy. Đó là dấu hiệu cho thấy bé biết mỏi mệt khó chịu, buồn tẻ và tất cả được biểu lộ trên cơ mặt của bé.

Mẹ làm cho bé: Hãy bổ sung thêm omega-3 vào khẩu phăn ăn mỗi ngày để giúp não bé phát triển tốt hơn. Chất này có phổ biến trong thịt bò và các loại cá.

Ngày thứ 219
: Hệ miễn dịch của bé đã được trang bị để chống lại các loại bệnh nhiễm khuẩn.

Mẹ làm cho bé: Hãy cho bé sơ sinh tránh ra chỗ công cộng ít nhất là vài tuần sau sinh, bởi vì lúc này hệ miễn dịch của bé còn rất yếu, chưa phát triển toàn diện nên bé rất dễ bị nhiễm bệnh.

Ngày thứ 220: Móng tay bé lúc bấy giờ đã sắc và cứng hơn.


Mẹ làm cho bé: Mẹ sẽ phân vân chưa biết làm gì để bảo vệ an toàn cho bé khi về nhà? Thật ra thì mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này cho đến khi nào bé có thể tự bò đi vòng quanh được. Tuy thế cũng cần một số kiến thức cơ bản trong việc bảo vệ an toàn cho bé như: Bịt các ổ cắm điện, đóng chặt cửa sổ và ngăn lối cầu thang…

Ngày thứ 221: Hệ xương của bé bấy giờ sẽ cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua các thứ khác. Độ mềm và đàn hồi của hộp sọ giúp cho bé dễ chào đời hơn. (trượt qua khe sinh dễ dàng hơn).

mang thai tuần thứ 32 (1)

Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 32 - Ảnh: Inmagine

Mẹ làm cho bé: Hầu hết các mẹ đều muốn kết nối với bé ngay khi nhìn thấy bé xuất hiện, đừng lo lắng nếu mẹ cảm thấy tình mẫu tử không xuất hiện trong phút giây đầu hoặc một vài ngày sau sinh. Sự gắn kết ấy sẽ tiếp tục trong tuần tới vì nó là một mối liên kết sâu nặng.

Ngày thứ 222: Cơ thể bé bây giờ đang nằm gọn giữa tử cung mẹ, dĩ nhiên là có vài bộ phận bị chệch ra ngoài một chút.

Mẹ làm cho bé: Bởi vì bé có đến 266 ngày để đá, quẫy đạp trong tử cung của mẹ nên chắc chắn là mẹ cảm nhận được các chuyển động liên tiếp của bé. Bé có thể sẽ đá hoặc lắc lư…và khi ra đời, mẹ cũng nên cho bé được lắc lư trong xe nôi như thế.

Ngày thứ 223: Bé không còn tự do trôi nổi trong môi trường nước ối nữa nhưng dĩ nhiên là bé vẫn rất khỏe mạnh.

Mẹ làm cho bé: Cho đến tuần này, tất cả những vị trí mà bé di chuyển trong dạ con đều được xem là bình thường, theo đó, một số em bé sẽ bị đẻ ngôi mông (đầu lên trên, mông ngược xuống) không có gì lạ. Cứ 25 bé thì có 1 bé bị đẻ ngôi mông và thai nhi này hoàn toàn đủ tháng. Nếu làm siêu âm thì sẽ thấy mông thay thế vị trí cho đầu, bác sĩ sẽ đo kích cỡ em bé, khung xương chậu, tính toán giai đoạn mang thai… trước khi đề nghị mẹ nên sinh con theo phương pháp C-section (mổ lấy bé) hay sinh thường.

Ngày thứ 224: Thai nhi có thể thích nghe nhạc cổ điển hoặc những giai điệu tương tự như là những bài hát, câu chuyện…

Mẹ làm cho bé: Không quá sớm để tìm kiếm một nhà giữ trẻ ở trong vùng, không chỉ hữu dụng cho mẹ mà còn giúp bé hưởng được những lợi ích như là được chăm sóc và học tập từ bè bạn.

Nhật ký mẹ mang thai - Tuần thứ 32

Ngày thứ 218:
Mẹ sẽ bị ghẹo là “lồi rốn”. Hầu hết các mẹ ở mốc thời gian này là giai đoạn sẵn sàng cho việc “lâm bồn”. Tuy nhiên mẹ chẳng phải ngại ngùng vì điều ấy đâu.

Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ không muốn chiếc rốn lồi lên qua lần áo trông kém thẩm mỹ, hoặc nếu làn da của mẹ quá nhạy cảm, có thể sử dụng một loại cao dán có bán ở hiệu thuốc tây.

Ngày thứ 219: Mẹ có thể sẽ phải trải nghiệm cảm giác lượng ối trong bụng tăng lên cao trong chốc lát, tuy nhiên cảm giác này sẽ thay đổi trong vài tuần sau.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cần được rèn luyện 3 giai đoạn của tiến trình chuyển dạ . Giai đoạn đầu tiên là dài nhất (trên 20 giờ). Sẽ bắt đầu khi mẹ có cảm giác co thắt và cơn co thắt cứ thế sẽ tiếp diễn cho đến lúc tử cung giãn ra khoảng 10 cm. Đây là thời kỳ dọa sinh khi những cơn co thắt cứ diễn ra 5 phút 1 lần. Giai đoạn thứ hai thường diễn ra sau đó vài giờ, khi cổ tử cung giãn ra hơn 10 cm và kết thúc cuộc sinh nở khi bé ra khỏi bụng mẹ. Đây chính là giai đoạn gần tớiỉ thành công. Giai đoạn thứ 3 kéo dài từ 5-30 phút, bao gồm việc vệ sinh sạch nhau thai và sản dịch…

Ngày thứ 220: Cổ tử cung của mẹ sẽ giãn ra và mỏng dần đi để chuẩn bị mở khi sinh bé. Một số mẹ thì lại việc co giãn chậm lại và có phần bị lu mờ ở tuần cuối.

Mẹ làm cho mẹ: Vài tuần trước đó, bác sĩ sẽ kiểm tra độ giãn nở của cổ tử cung. Trong quá trình sinh nở, định lượng tính của nó sẽ là centimet. Nếu cổ tử cung mở ra khoảng 10cm thì tức là bé có thể chào đời

Ngày thứ 221: Giấc ngủ của mẹ gặp nhiều thử thách hơn vì cơ bụng của mẹ bây giờ bị co rút nhiều hơn.

Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ cần giúp đỡ để ngủ dễ hơn thì tốt nhất là đổi vị trí nằm, đi dạo, nghe nhạc, tắm nước ấm… Mặc đồ ngủ bằng vải sa-tanh cũng là một cách giúp mẹ thoải mái hơn khi ngủ.

mang thai tuần thứ 32 (2)
Giấc ngủ khó khăn hơn nhưng mẹ hãy cố gắng chợp mắt để giữ sức khỏe cho ngày lâm bồn sắp đến. Ảnh: Inmagine.

Ngày thứ 222: Bé lớn rõ nên bàng quang của mẹ phải chịu áp lực rất lớn do đó mẹ đi tiểu nhiều hơn.

Mẹ làm cho mẹ: Đừng từ bỏ thói quen tắm táp bởi vì việc tắm gội cũng là một cách để thư giãn và trong môi trường nước, mẹ có thể cảm nhận được sự quẫy đạp của bé rất rõ. Tránh thức uống chứa cafeein vì nó cũng làm mẹ buồn đi tiểu nhiều hơn.

Ngày thứ 223: Mẹ có thể phân vân khi hình dáng và kích cỡ của chiếc bụng mẹ không giống những bà mẹ khác.

Mẹ làm cho mẹ: Khi mang thai, cơ bụng sẽ khỏe hơn để mẹ có thể mang chiếc bụng chứa bé, lần mang thai đầu tiên có thể sẽ làm giãn cơ bụng đó chính là nguyên nhân mà lần mang thai sau cơ bụng bị yếu hơn. Sự khác biệt giữa các chiếc bụng bầu phụ thuộc vào vị trí của dạ con. Nếu bé quay mặt về phía mẹ, bụng của mẹ sẽ nhô ra nhiều hơn còn nếu bé xoay mặt về trước hoặc nằm nghiêng thì bụng của mẹ có vẻ bè hơn.

Ngày thứ 224: Bây giờ mẹ có thể vui sướng khi nghĩ đến hình ảnh dễ thương của thành viên nhí sắp ra đời. Đừng quá ngạc nhiên vì chỉ một lúc sau mẹ lại rơi vào tâm trạng mất tinh thần tự chủ hoặc kiệt quệ, giảm hormone và mất ngủ, đây là hiện tượng mà 7 trong 10 bà mẹ mắc phải trước và sau sinh.

Mẹ làm cho mẹ: Não và thân thể của mẹ cần có thời gian để hồi phục, mẹ cần có thời gian hòa nhập, thích nghi dần với cuộc sống mới. Hãy nhận hầu hết mọi sự giúp đỡ của mọi người trong một vài tuần đầu tiên và không quên chăm sóc chính mình lẫn em bé. Ăn tốt, nghỉ ngơi khi có thể, không nên ở một mình vì sẽ dễ rơi vào trầm cảm nặng. Hãy thổ lộ cùng bác sĩ và dĩ nhiên là mẹ sẽ được giúp đỡ ngay.

Nguồn: webtretho
<<tuần thứ 31                                                                                                   Xem tiếp tuần thứ 33>>                       

0 nhận xét:

Đăng nhận xét