Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Mẹ nên ăn gì lúc chuyển dạ?

Mẹ bầu nên ăn gì lúc chuyển dạ?
Mẹ cảm thấy những cơn đau bụng dồn dập báo hiệu bé yêu muốn chào đời. Lúc này cảm giác hồi hộp, những cơn đau khiến mẹ không màng gì đến chuyện ăn uống. Tuy nhiên, việc cung cấp dinh dưỡng trong lúc chuyển dạ lại rất cần thiết. Nên ăn ít hơn, nhiều hơn, hay không ăn gì cả? Cùng tham khảo những ý kiến của chuyên gia dưới đây.
Mẹ có thể ăn uống bình thường
Lúc trước, khi có dấu hiệu chuyển dạ, một số thai phụ hạn chế ăn uống do lo thức ăn từ dạ dày tràn vào phổi nếu bị gây mê. Ngày nay với tiến bộ về y khoa, rất ít trường hợp phải gây mê. Đồng thời tiến bộ về gây tê, gây mê đã làm giảm nguy cơ bị nôn cho sản phụ.
Trong suốt quá trình chuyển dạ, hầu hết thai phụ thấy đói và khát, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Ăn nhẹ không nguy hại gì cho thai phụ và thai nhi, thậm chí có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với cơn đau. Nếu bạn không ăn uống đủ, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy mỡ dự trữ để tạo năng lượng cho hoạt động sống (quá trình ketosis).
Ketosis có thể gây buồn nôn, nôn, đau đầu hay kiệt sức. Trong chuyển dạ, tử cung ngày càng co bóp mạnh và nhiều để đưa thai nhi ra nhưng không làm co thắt dạ dày. Vì thế mẹ vẫn có thể ăn uống bình thường mà không sợ bị nôn.
Mẹ nên ăn gì lúc chuyển dạ?
Cung cấp ít nhất 1 lít nước mỗi 2 – 3 giờ lúc mới bắt đầu chuyển dạ. Ảnh: Getty Images
Uống gì khi chuyển dạ
Việc chuyển dạ khiến mẹ đổ nhiều mồ hôi nên cần phải cung cấp thêm nước. Đây là cách tuyệt vời để chuyển động thúc đẩy chuyển dạ, mẹ đừng lo chuyện đi tiểu. Vào thời điểm này, nước khoáng, nước lọc hay nước ép trái cây loãng, sinh tố là lựa chọn tốt cho mẹ. Không nên uống nước chanh, nước ngọt.
Ăn gì khi chuyển dạ
Hãy ăn những gì mẹ muốn. Ở giai đoạn đầu của chuyển dạ, carbohydrate là lựa chọn tốt vì chúng dễ tiêu hóa và phóng thích năng lượng chậm. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua các cơn co thắt của tử cung. Mẹ có thể ăn bánh mì, ngũ cốc, mì, khoai tây, chuối, sữa chua, bánh quy và súp.
Ở giai đoạn sau, nhấp ít nước có chứa đường vừa nhanh làm đầy dạ dày vừa cung cấp năng lượng. Tránh thực phẩm có nhiều chất béo.
Có được ăn nếu mẹ sinh mổ
Khoảng 9 – 10 trường hợp mổ lấy thai đều có gây tê ngoài màng cứng, tê tủy sống. Việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh nở. Song nếu có những biến chứng kèm theo yêu cầu phải gây mê, tốt nhất bạn cần thận trọng trong ăn uống. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ thấy nghi ngờ.
Nếu đã lỡ ăn và sẽ phải gây mê để mổ mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy cho bác sĩ gây mê biết điều đó. Bác sĩ sẽ giúp mẹ không phải hít thức ăn từ dạ dày vào đường hô hấp.
Cách duy trì dinh dưỡng trong khi chuyển dạ
- Ăn sớm để dự trữ năng lượng trong khi vượt cạn.
- Ăn thường xuyên, chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần.
- Một số sản phụ bị nôn và ăn uống không ngon miệng trong lúc chuyển dạ, dù vậy họ vẫn cần ăn. Vì vậy hãy mang theo thức ăn khoái khẩu để khi cần dùng ngay.
- Đừng để cơ thể bị mất nước. Như vậy sẽ làm mẹ mất năng lượng, xáo trộn sinh lý cơ thể và làm chậm quá trình chuyển dạ. Cung cấp ít nhất 1 lít nước mỗi 2 – 3 giờ lúc mới bắt đầu chuyển dạ. Giữa những cơn gò tử cung hãy nhấp một ít nước.
- Nếu mẹ nôn nặng khi ăn hoặc uống và được đánh giá là mất nước, y tá có thể sẽ truyền dịch cho mẹ. Việc truyền dịch sẽ giúp cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn hay hồi phục sức lực cho thai phụ đang kiệt sức.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

6 món không nên ăn nhiều khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, với mong muốn cho thai nhi khỏe mạnh các mẹ thường bổ sung nhiều thực phẩm đa dạng. Điều này rất tốt. Tuy vậy, cũng cần phải chú ý đôi chút mẹ nhé, bởi có những món tưởng rằng bổ nhưng khi ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ và bé đâu.
1. Nội tạng
Các món ăn từ nội tạng được biết đến là những thực phẩm ngon, bổ, rẻ. Gan lợn có chứa nhiều chất sắt, protein và vitamin có tác dụng bổ máu, bảo vệ gan.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần hạn chế ăn nội tạng nhé. Nguyên nhân là do chúng có chứa hàm lượng lớn vitamin A, khi mẹ sử dụng quá nhiều vitamin có thể khiến thai nhi bị dị dạng.
2. Long nhãn
Long nhãn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng cho việc bồi bổ khí huyết, an thần nhưng lại có thuộc tính nóng.
Bà bầu thường nóng trong với các triệu chứng táo bón, khô miệng nên được các chuyên gia y khoa khuyên nên ăn đồ mát. Vì vậy các bầu sử dụng long nhãn có thể dẫn tới hiện tượng người đã nóng lại thêm nóng, triệu chứng đi kèm có thể âm đạo ra máu bất thường, đau bụng dưới, rối loạn khí huyết, thậm chí dễ sinh non, sẩy thai.
Mang thai ở những tháng đầu và cuối nên tránh ăn long nhãn.
Tuy vậy, nếu sau sinh sức khỏe mẹ quá yếu thì vẫn nên uống chút nước long nhãn để tăng cường sức lực, giảm hoa mắt chóng mặt, đổ mồ hôi.
Mang thai ở những tháng đầu và cuối nên tránh ăn long nhãn. Ảnh: Internet
3. Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là vị thuốc Đông y có tác dụng trợ khí, bổ máu thường được hầm cùng thịt gà là món ăn “đại bổ” hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên chính vì quá bổ nên mẹ bầu đến gần ngày sinh ăn hoàng kỳ hầm gà sẽ làm rối loạn quy luật sinh lý bình thường của thai nhi, xuất hiện tình trạng bị quá ngày dự sinh hoặc thai quá to nên khó sinh, thường phải sinh mổ.
4. Táo mèo
Vị chua chua, ngọt mát của táo mèo có thể rất thích hợp làm món ăn nhâm nhi của mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng bà mẹ mang thai không nên ăn táo mèo vì tác dụng phụ nguy hiểm của nó.
Táo mèo có khả năng thúc đẩy tử cung co bóp mạnh dễ gây sinh non, sẩy thai.
Bà mẹ mang thai không nên ăn táo mèo. Ảnh: Internet
5. Rau chân vịt
Rau chân vịt giúp bổ sung acid folic trong thời kỳ chuẩn bị mang thai. Tuy vậy, khi đang có thai lại không nên ăn loại rau này nhiều vì trong một nghiên cứu tại Nhật Bản vừa công bố kết quả cho thấy, tác dụng ngược lại của rau chân vịt. Loại rau này có chứa nhiều axit khiến chất sắt không được hấp thụ, đồng thời còn bị đẩy ra khỏi cơ thể.Việc ăn nhiều rau chân vịt chỉ khiến tình trạng thiếu máu thêm trầm trọng hơn thôi.
6. Trái cây tươi
Ai cũng biết mẹ bầu cần ăn trái cây tươi trong thai kỳ để cung cấp vitamin C và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên trong trái cây ngoài 90% lượng nước thì trong trái cây tươi còn chứa hàm lượng đường rất cao. Đường có trong trái cây tươi là loại đường dễ hấp thu, khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng, dễ dẫn đến việc mỡ trong máu tăng cao.
Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu không nên ăn quá 300 gram trái cây tươi mỗi ngày nhé.

Tránh những loại rau quả gây sẩy thai

Ăn uống trong thời kỳ mang thai là vấn đề được hầu hết các mẹ quan tâm. Ăn những gì? Ăn như thế nào? Ăn bao nhiêu? … là những câu hỏi luôn xoay quanh trong đầu các mẹ.
Việc ăn uống đủ chất và khoa học giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên trong quá trình ăn uống các mẹ cũng nên lưu ý một số loại rau quả có thể gây ảnh hưởng xấu. Những loại rau quả dưới đây có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai mà mẹ nên tránh.
Mướp đắng
Chất tạo nên vị đắng của quả này có thể khiến dạ dày và tử cung co bóp nhiều, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non.
Mướp đắng (Khổ qua) dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non
Ảnh: Getty Images
Rau sam
Trong rau sam chứa chất kích thích làm tăng số lần và cường độ co bóp tử cung, gây sẩy thai và sinh non.
Ngải cứu
Tăng nguy cơ ra máu, co bóp tử cung dẫn đến dễ sảy thai hoặc sinh non.
Rau ngót
Nếu ăn hơn 30g rau ngót tươi bạn có nguy cơ sảy thai rất cao. Đó là vì rau ngót chứ papaverin gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, dễ dẫn đến sảy thai, tiêu chảy.
Rau răm
Vài lá rau răm ăn cùng trứng vịt lộn thì không nguy hiểm nhưng nếu ăn nhiều, rau răm gây mất máu, co bóp tử cung.

8 món mẹ bầu đừng ăn nếu không muốn con dị tật

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy để sinh ra được những em bé khỏe mạnh, thông minh thì các mẹ bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và tránh xa những món ăn dễ gây dị tật cho thai nhi như dưới đây nhé.
1. Món ăn chiên rán
Trong đồ chiên rán có chứa một lượng nhất định phèn chua. Trong phèn chua chứa nhôm là một chất vô cơ. Nhôm có thể xâm nhập vào não của thai nhi thông qua nhau thai. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.
2. Món uống chứa caffeine
Một số đồ uống có chứa 2,4% - 2,6% caffeine và hàm lượng các chất kích thích khác. Một số bà bầu sau khi uống đồ uống này bị buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh và các triệu chứng ngộ độc khác… Các phản ứng này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trái tim, não, gan và các cơ quan quan trọng khác của thai nhi. Kết quả là em bé sinh ra dễ bị các dị tật bẩm sinh.
Mẹ bầu nên tránh đồ uống chứa caffeine. Ảnh minh họa: Internet
3. Trà
Mẹ bầu không nên uống quá nhiều trà. Chất theophylline trong trà có thể kích thích đến chuyển động của thai nhi, thậm chí gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai.
4. Món ăn có chứa gan động vật
Mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gan động vật trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Nguyên nhân là nếu mẹ ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt khi đang dùng các viên thuốc bổ sung vitamin thì lượng vitamin A đưa vào cơ thể trở nên dư thừa gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai.
Ngoài ra, gan là bộ máy giải độc, là một “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Khi tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và em bé.
5. Món ăn dễ dị ứng
Khi mang thai mẹ cần chú ý đến những gì mình đang ăn, nhất là với những món dễ gây dị ứng. Với những món lạ mẹ chỉ nên ăn một chút để thử phản ứng của cơ thể. Với những món mà trước đó mẹ đã từng bị dị ứng thì tuyệt đối không nên thử bởi khi cơ thể dị ứng sẽ sản xuất ra một loạt các chất có hại cho bào thai. Khi cơ thể bị ngứa, phát ban, đau bụng, tiêu chảy… mẹ cần dừng ngay việc sử dụng thực phẩm đó và tham khảo ý kiến của bác sĩ
6. Món ăn chứa giấm và thực phẩm có chứa tính acid
Quá nhiều giấm và thức ăn có tính acid là một trong những thủ phạm gây ra dị tật, đặc biệt là trong 2 tuần đầu của thai kỳ, thực phẩm có tính acid có thể gây mệt mỏi, sức khỏe kém.
Dùng thực phẩm có tính acid trong thời gian dài không chỉ khiến người mẹ bị mắc những căn bệnh nhất định mà điều quan trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến dị tật thai nhi.
7. Thức ăn xông khói, nướng
Các thức ăn loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.
8. Món ngọt
Mặc dù đồ ngọt rất hấp dẫn với mẹ bầu nhưng trong ba tháng đầu và cả thai kỳ, chúng ta nên “nhịn miệng” để có sức khỏe tốt nhất. Mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến tăng cân nhiều, dễ gây tiểu đường thai kỳ và thậm chí lượng đường dư thừa sẽ tiêu thụ canxi khiến mẹ bị thiếu canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của bé yêu đấy.