Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc trẻ sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc trẻ sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

6 mối nguy rình rập khi cho bé bú mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinhvà trẻ nhỏ, đặc biệt với những bé dưới 6 tháng, khi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Tuy nhiên, cũng chính vì trẻ dưới 6 tháng còn quá nhỏ, phụ thuộc vào sữa mẹ trong khi hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, vì thế nếu cho con bú không đúng cách cũng sẽ gây ra những mối nguy đe dọa sức khỏe của bé. Các mẹ đang cho con bú nên tránh những điều này.
Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinhvà trẻ nhỏ. Ảnh: Internet
1. Mặc quần áo bẩn cho con bú
Khi các mẹ nội trợ cơm nước cả ngày hoặc vừa đi làm về con đã đói khóc đòi ăn, nhiều mẹ không ngần ngại… vạch áo ôm con cho bú ngay. Hành động này đã khiến một loạt các vi khuẩn, vi trùng đe dọa sức khỏe sẽ tiếp xúc với da, mũi của bé. Bé đòi ti mẹ không phải cấp bách đến mức không thể chờ được vài phút. Vì vậy, trước khi cho con bú tốt nhất mẹ nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con.
2. Cho con bú khi tâm trạng xấu
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tâm trạng không tốt của mẹ sẽ khiến cơ thể tiết ra kích thích tố có hại. Điều đáng quan tâm ở đây là lúc này, sữa lại là kênh liên kết chính giữa mẹ và con nên những kích thích tố này sẽ qua sữa truyền vào bé. Chúng không chỉ tấn công hệ miễn dịch của con mà còn dẫn đến các vấn đề về phát triển. Chính vì vậy, nếu đang trong thời gian cho con bú, mẹ hãy cố gắng giữ cho cảm xúc của mình luôn là những niềm vui.
3. Cho bú nằm dễ bị viêm tai giữa
Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng, ngắn nên khi cho con bú nằm, nếu trẻ bị sặc, sữa rất có thể sẽ chui vào trong ống tai, gây viêm tai giữa. Mặt khác, cho con bú nằm cũng dễ khiến bé bị nghẹt thở, nguy hiểm cho con.
4. Vận động nặng khiến sữa mẹ bị chua
Khi cơ thể mẹ vận động sẽ sản sinh ra axit lactic, loại axit này sẽ khiến cho sữa mẹ bị chua. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà còn không tốt cho sức khỏe của em bé. Chính vì vậy, mẹ cho con bú không nên tập thể dục quá nặng và ngay sau khi lao động nặng cũng không nên cho bé bú ngay.
5. Nụ cười cũng là một… điềm xấu
Trẻ nở nụ cười sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái, tốt lành. Tuy nhiên nếu trong quá trình bú, tiếng cười của con có thể trở thành một “vũ khí” chết người. Khi bé cười to, thanh quản của bé mở, sữa có thể tràn vào gây sặc, nghẹt thở, thậm chí tử vong. Vì vậy mẹ không nên trêu đùa con khi đang cho bé bú. Hãy lặng lẽ để con ăn và chỉ chơi đùa sau khi bé đã ợ hơi.
6. Dùng áo lót, khăn xô có chứa sợi bông
Áo lót có chứa sợi bông hoặc những chiếc khăn lau ngực có sợi bông hóa học có thể còn vương lại trên đầu ti mẹ. Khi cho bé bú, những sợi nhỏ này sẽ theo sữa lọt vào cơ thể trẻ, gây hại niêm mạc dạ dày con. Chính vì vậy, lựa chọn áo lót cho con bú và khăn lau ngực cũng rất quan trọng mẹ cần chú ý.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

5 bí kíp chống đầy hơi cho bé sơ sinh

Bé sơ sinh thường khó tự đẩy khí thoát ra ngoài hơn, các bé thường gặp tình trạng đầy hơi khó chịu, thậm chí cả chuột rút. Thật may mắn là mẹ có thể áp dụng vài bí kíp dưới đây để giúp bé yêu nhé.
Mẹ có thể giúp bé tránh tình trạng đầy hơi khó chịu. Ảnh minh họa: Internet
1. Vỗ lưng bé thường xuyên
Đừng chờ đợi cho đến khi ăn xong mới vỗ lưng bé để đẩy không khí thoát ra ngoài mẹ nhé. Những lúc bé bắt đầu ăn chậm lại, hãy dành một hoặc hai phút giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng. Nhờ cách này, con mới có thể đẩy khí thừa ra ngoài cho bụng nhẹ nhàng hơn.
2. Giúp bé cử động
Mẹ hãy đặt bé nằm nằm ngửa và di chuyển chân bé từ trong ra ngoài, như thể bé đang đi xe đạp. Chuyển động như vậy sẽ phá vỡ bất kỳ túi khí nào gây ra cảm giác khó chịu cho bé.
3. Chườm khăn ấm
Các khí thừa dồn lên có thể gây ra chuột rút, làm bé của bạn thậm chí còn khó chịu hơn. Mẹ hãy nới lỏng các cơ bắp dạ dày và để cho khí thoát ra bằng cách đặt một chiếc khăn ấm vào bụng của con nhé.
4. Thể dục phần bụng bé
Mỗi ngày mẹ nên dành một khoảng thời gian luyện tập và massage bụng cho bé. Hoạt động này hữu ích cho việc hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa bất kỳ khó chịu nào có thể xảy ra cho bé.
5. Thay đổi cách cho bé ăn
Một thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn ở bé. Nếu mẹ đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với bé bú bình, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để bé không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé mẹ nhé.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Bé sơ sinh có cần phải ngủ xuyên đêm?

Mẹ có biết rằng từ khi chào đời con đang lớn lên từng chút. Mỗi giai đoạn phát triển thể chất, trí não, con lại trở nên “khó tính” hơn trong vài ngày, thậm chí vài tuần. Con thường khó ngủ hơn, giấc ngủ của con cũng chập chờn chẳng yên. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé, cũng đừng ép con phải ngủ bằng mọi cách, vì ở từng độ tuổi con có nhu cầu ngủ riêng biệt, mẹ nên biết để “chiều” đúng ý con mẹ nhé.
Ở từng độ tuổi con có nhu cầu ngủ riêng biệt. Ảnh minh họa: Internet
1. Với bé từ 0 đến 2,5 tháng
Lúc này, nhiều bé không thể phân biệt được ngày và đêm. Cơ thể bé không sản xuất đủ lượng melatonin (hormone nội sinh có vai trò điều hòa nhịp sinh học ngủ - thức, giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và tỉnh dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau) và bé cũng có nhu cầu ăn nhiều hơn nên tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm.
2. Với bé từ 3 đến 4 tháng
Con đã bắt đầu hình thành chu kỳ giấc ngủ ban đêm, cảm thấy an toàn hơn khi bên cạnh mẹ. Do vậy, con ngủ ngon hơn nhưng có thể sẽ tỉnh giấc vào lúc nửa đêm và 6 giờ sáng.
3. Với bé từ 4,5 đến 5,5 tháng
Dạy con tự ngủ ở giai đoạn này luôn là một thử thách khó khăn với mẹ bởi con đã hiếu động hơn, thích khám phá mọi thứ xung quanh hơn. Mẹ cần kiên nhẫn và hạn chế các trò chơi cho bé khi đã đến giờ ngủ nhé.
4. Với bé từ 6 đến 8 tháng
Con đã "lớn" rồi mẹ nhé, biết với tay tìm đồ chơi chứ không còn chỉ nhìn chằm chằm vào thứ mình thích. Con hay tỉnh dậy nhiều lần vào buổi đêm là chuyện rất bình thường, cho thấy con đang phát triển tốt, nhanh nhẹn.
5. Bé từ 9 đến 11 tháng
Ở tháng tuổi này, con bắt đầu biết "nhớ" mẹ nhiều hơn và sẽ khóc thét lên nếu mẹ đi ra khỏi phòng, để con lại một mình. Mẹ hãy ở bên con hoặc cho con chơi cùng bạn thân thiết (gấu bông, ô tô… ) để con cảm thấy yên tâm mà không bị giật mình lúc ngủ.
6. Bé từ 12 đến 16 tháng
Lúc này, con phát triển kỹ năng ngôn ngữ nhiều hơn, biết nói nhiều từ và gọi được rành rọt "ba", "mẹ". Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ dạy con tự đi ngủ đấy.
7. Từ 17 đến 24 tháng
Con đã thực sự lớn rồi và độc lập hơn, thích làm theo ý của mình. Vì thế, mẹ cần tôn trọng con hơn nhé, có thể để con thức khuya một chút nhưng giấc ngủ sau đó sẽ thật sâu và ngon. Mẹ yên tâm nhé.