Bước sang tuần thứ 24, có lẽ bạn đã và đang đi khám thai định kỳ hàng tháng suốt cả quý 2 rồi, và cũng đã quá quen với việc khám thai. Thường thì bạn sẽ đi khám hàng tháng đến khoảng tuần thứ 30-32, rồi từ đó cho đến tuần thứ 36 sẽ là hai tuần một lần; và sau đó là mỗi tuần một lần. Nếu bạn thuộc nhóm mang thai có nguy cơ cao, hoặc bạn đã trải qua biến chứng hay các vấn đề khác trong khi mang thai, bạn sẽ cần phải đi khám thường xuyên hơn.
Những ngại ngần khi đi khám thai
Không dễ gì mà quen ngay với việc khoe bụng mỗi lần đi khám, nhất là nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi bác sĩ. Nhiều hộ sinh và bác sĩ rất có ý thức tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của bệnh nhân. Nhưng nếu bạn vẫn thấy ngại, hoặc thấy có gì đó không thoải mài khi khám thai, thì bạn cứ chia sẻ với bác sĩ suy nghĩ của mình. Bạn và em bé của bạn là những người thụ hưởng dịch vụ chăm sóc y tế, với đầy đủ tất cả nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Bạn là người bảo vệ quan trọng nhất cho chính bạn, và bạn cần phải được cảm thấy thoải mái với dịch vụ y tế mà mình đang sử dụng.
Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
Lời khuyên cho tuần này
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay hộ sinh của bạn xem bạn có cần được kiểm tra nồng độ huyết sắc tố (Haemoglobin) vào lần khám thai tới hay không. Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Bạn nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn.
Những ngại ngần khi đi khám thai
Không dễ gì mà quen ngay với việc khoe bụng mỗi lần đi khám, nhất là nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi bác sĩ. Nhiều hộ sinh và bác sĩ rất có ý thức tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của bệnh nhân. Nhưng nếu bạn vẫn thấy ngại, hoặc thấy có gì đó không thoải mài khi khám thai, thì bạn cứ chia sẻ với bác sĩ suy nghĩ của mình. Bạn và em bé của bạn là những người thụ hưởng dịch vụ chăm sóc y tế, với đầy đủ tất cả nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Bạn là người bảo vệ quan trọng nhất cho chính bạn, và bạn cần phải được cảm thấy thoải mái với dịch vụ y tế mà mình đang sử dụng.
Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
- Bụng của bạn mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ bạn khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Một số chị em thấy việc thay đổi trên cơ thể mình thật đáng báo động bởi họ đã trở nên kém hấp dẫn đi, nhưng số khác thì chấp nhận sự thật này dễ dàng hơn, bởi họ cho rằng đương nhiên là mọi chuyện phải thế. Mang thai đơn giản là một quá trình sinh học. Việc người mẹ cảm thấy thế nào về hình thức của mình cũng chẳng làm thay đổi được những gì đang diễn ra với cơ thể họ. Hầu như mọi thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai đều có nguyên nhân rõ ràng.
- Tổng lượng máu trong người bạn tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai. Nhưng khi đến gần tuần thứ 35 thì lượng máu mới lên tới đỉnh điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.
- Tuần này bạn sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con của bạn co cứng lại vào những lúc bất chợt. Đừng lo lắng trừ phi bạn quá đau, hay các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, hoặc bạn bắt đầu bị đau lưng dưới. Đặc biệt, bạn sẽ bị chứng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.
- Sẽ có nhiều thay đổi diễn ra trong ruột của bạn nữa, thật không dễ chịu gì. Chứng táo bón là một vị khách lì lợm cứ cố dai dẳng ở lại với bạn, và bạn cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện, nhiều hơn mức bạn muốn. Nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.
- Từ giờ trở đi, phải rất cẩn thận mỗi khi bạn đứng lên. Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên. Nếu bạn thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại. Bạn cứ yên tâm là mình không phải bà bầu đầu tiên làm như thế, và càng không phải là người cuối cùng.
- Đến lúc này, có lẽ bạn đã có một cảm giác rõ ràng rằng mình thích hay ghét mang thai. Đa phần phụ nữ sẽ dao động giữa hai trạng thái tình cảm này, đến ngày dự sinh thì thường là họ cảm thấy như không chịu thêm được nữa. Cách mà bạn nhìn nhận quá trình mang thai của mình sẽ ảnh hưởng đến việc bạn cảm nhận thời gian còn lại kéo dài đến thế nào.
- Nếu bạn đã từng có con, bạn sẽ dễ có cảm giác như thể mình phản bội đứa lớn của mình. Có thêm một đứa con sẽ làm xáo trộn không khí và nề nếp đã được định hình trong gia đình bạn. Nếu bạn đã có con, hãy cố gắng tính trước việc trông con hay nhờ ai đó trông hộ mấy đứa trẻ khi bạn đi sinh. Có kế hoạch từ sớm sẽ giúp bạn bớt lo lắng cho mấy đứa lớn của mình, và giúp bạn chỉ tập trung vào việc sinh em bé. Hãy lên cả phương án dự phòng nữa, phòng khi phương án tối ưu không thể thực hiện được.
- Em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng. Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông.
- Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này nhé.
- Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.
- Em bé của bạn dài hơn, và cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Trung bình, một em bé khi mới ra đời nặng chừng 3.5kg. Cân nặng của em bé bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình thai nghén, bởi gien trội và các yếu tố di truyền khác.
- Em bé giờ đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch" vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay hộ sinh của bạn xem bạn có cần được kiểm tra nồng độ huyết sắc tố (Haemoglobin) vào lần khám thai tới hay không. Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Bạn nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn.