Hiển thị các bài đăng có nhãn khi mẹ mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khi mẹ mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Mang thai 27 tuần, bé có phản ứng lại tiếng nhạc?

Hỏi:
Em mang thai được 27 tuần, em nghe nói tuần này bé đã có thể nghe nhạc và phản ứng với tiếng động bên ngoài nhưng khi em mở nhạc thì không thấy bé cử động hay phản ứng theo như các diễn đàn đã nói nên em cũng thấy lo lo về thính giác của bé. Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em cảm ơn.
Đỗ Huỳnh Phượng Hoàng
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Thính giác hình thành từ tuần 18. Từ tuần 25, bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài và thậm chí có thể đáp ứng lại những kích thích mạnh. Theo nghiên cứu,âm nhạc giúp kích thích phát triển trí não. Bé tuy không đáp ứng nhưng vẫn có thể cảm nhận được âm thanh. Em đừng lo nhé, bé của em đôi khi đang ngủ và sóng âm thanh từ tiếng nhạc không quá lớn để bé có thể đáp ứng lại.
Th.S. Lữ Thị Trúc Mai
(Trưởng phòng Điều dưỡng, BV Hùng Vương, Tp. HCM)

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Bầu biết gì về nhau bám thấp?

Khi mang thai, nghe đến cụm từ “nhau bám thấp” các mẹ bầu thường rất hoảng sợ, bởi nghe đồn là nguy hiểm lắm. Trong thực tế, có không ít trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối của thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.
Dù vậy, nhau bám thấp gây ảnh hưởng đến khoảng 5% mẹ bầu vào tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ và cũng được cảnh báo là một trong những tình trạng nguy hiểm của thai kỳ.
1. Nhau bám thấp là gì?
Nhau bám thấp là tình trạng bánh nhau bám vào gần lỗ trong cổ tử cung. Khi chuyển dạ hoặc có cơn gò tử cung, phần cơ tử cung ở đoạn dưới (gần cổ tử cung) sẽ giãn ra. Trong khi đó, bánh nhau không giãn đồng bộ, vì thế sẽ xuất hiện tình trạng bóc tách bánh nhau ra khỏi niêm mạc tử cung, gây chảy máu.
Nếu máu chảy nhiều, mẹ bầu có thể mất máu nặng dẫn đến trụy mạch, choáng và không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Thai nhi có nguy cơ sinh non tháng sẽ gặp khó khăn trong việc nuôi dưỡng.
Nhau bám thấp thường gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, ngôi thai không thuận (ngôi mông hoặc ngôi ngang).
Tình trạng ở những bà bầu dưới 20 tuần do đoạn tử cung phía dưới chưa hình thành nên bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung có thể nhìn thấy qua siêu âm. Khi thai nhi lớn dần, đoạn dưới thành lập, kéo dài phần cơ tử cung ở gần cổ tử cung ra, bánh nhau “di chuyển” lên cao. Vì thế, có nhiều trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối kỳ bánh nhau ở xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.
Mẹ bầu nên khám định kỳ để theo dõi. Ảnh minh họa: Internet
2. Những yếu tố nguy cơ nhau bám thấp
Nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định, bình thường nhau bám ở vùng đáy tử cung. Y học cho rằng khi sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc đáy tử cung bị giảm sút, nhau sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt này, vì vậy bánh nhau sẽ tràn xuống đoạn dưới gần cổ tử cung.
Một số yếu tố khác như: mẹ lớn tuổi, sinh dày, mổ lấy thai nhiêu lần… cũng sẽ có nguy cơ nhau bám thấp cao hơn.
Để hạn chế nhiều nguy cơ cho mẹ được chẩn đoán là nhau bám thấp, mẹ cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, ăn uống bồi dưỡng, kiêng quan hệ tình dục. Nên khám định kỳ để theo dõi xem nhau thai có di chuyển lên phía trên hay không. Đồng thời bầu cũng cần thăm khám thường để bác sĩ có thể chỉ định việc sinh thường hay sinh mổ nhằm tránh việc xuất huyết quá mức, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối

Tháng thứ 7
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?
Cô ấy đang cảm thấy những chuyển động của bào thai ngày càng mạnh và thường xuyên hơn. Áp lực đè lên khung xương chậu có thể khiến cô ấy cảm thấy đau. Cô ấy có thể thở gấp do em bé trồi lên trên. Lúc này, vợ bạn khó ngủ hơn về đêm. Nếu cô ấy bị ợ nóng suốt thai kỳ thì đến giai đoạn này, tình trạng còn trở nên tệ hơn do tử cung đang lớn lên đè vào dạ dày. Nhiều phụ nữ cho biết họ gặp phải những giấc mơ sống động vào giai đoạn cuối này.

Bạn có thể làm gì?

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 1
Đây là lúc bố mẹ rốt ráo chuẩn bị cho bé rồi đây. Ảnh: Inmagine.

Đừng để vợ mang vác vật nặng. Hãy nói chuyện với nhau về vai trò mà bạn muốn tham gia trong quá trình sinh nở của vợ. Hãy cùng vợ đóng gói đồ đạc vào túi đem đi sinh và bảo đảm rằng phòng của con đã được sơn phết và trang hoàng. Hãy thảo luận với nhau về việc em bé sẽ ngủ ở đâu trong suốt những tháng đầu. Nhiều bậc phụ huynh cho con nằm trong cũi ở cạnh giường mình trong những tháng đầu tiên. Việc này giúp cho việc cho bé ăn buổi đêm dễ dàng. Có thể cả hai bạn cùng thích ý tưởng cho con ở phòng riêng. Lựa chọn là do bạn, và không có lựa chọn nào là sai cả. Đây là lúc bắt đầu tham dự vào lớp học về sinh nở, nếu bạn cho đến giờ vẫn chưa tham gia vào một lớp nào.

Sự phát triển của con
Xương của bé đang cứng dần lên. Phổi bé cũng vẫn đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Vào cuối tháng này, lông mi của bé sẽ phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn có thể sẽ bắt đầu chuyển vào bìu. Những sóng não cho thấy bé ngủ trong trạng thái ngủ động, có nghĩa là bé đang mơ. Những cái nấc của con cũng có thể cảm nhận được.

Tháng thứ 8
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 2
Mất ngủ và đau lưng, vợ bạn sẽ cần được chăm sóc và quan tâm rất nhiều. Ảnh: Inmagine.

Mọi chuyện đã gần như xong, nhưng những tháng cuối này có thể rất khó khăn. Vợ bạn khi này đã có thể nghỉ ở nhà để chờ sinh, và cô ấy cần được nghỉ ngơi. Áp lực lên vùng chậu tăng lên và vợ bạn có thể bắt đầu lặc lè và phải ngửa người về sau khi đi. Những cơn co bóp Braxton Hicks trở nên căng thẳng và thường xuyên hơn. Việc ngủ nghê khi này cũng càng trở nên khó hơn.

Bạn có thể làm gì?
Khuyến khích tư thế nằm tốt và bảo đảm vợ bạn được hỗ trợ bởi nhiều gối trên giường vào ban đêm. Phòng cho bé bây giờ cũng nên hoàn thiện sẵn sàng. Con bạn giờ đây có thể nhận ra giọng nói của bạn nên hãy nói chuyện với bé. Bạn sẽ có thể phát hiện thấy rằng, đặc biệt khi vợ chồng bạn mới làm bố mẹ lần đầu, mọi người đang đổ lên các bạn vô số những lời khuyên có ý tốt. Hãy chọn một hoặc hai ý kiến mà bạn tin tưởng, và lọc số còn lại.

Sự phát triển của con bạn
Con bạn bây giờ phản ứng lại rất mạnh mẽ trước những cơn đau, âm thanh và ánh sáng. Lượng dịch ối giảm đi do bé đã chiếm gần hết không gian trong tử cung. Nhau thai đã hoàn thiện, ngừng phát triển và bắt đầu già đi. Khi sinh ra, nó sẽ nặng bằng một phần sáu trọng lượng cơ thể bé. Ruột của bé chứa đầy những chất dính màu xanh đậm gọi là phân xu (tạo thành từ những tế bào chết, chất thải từ gan và ruột). Bé có thể thải ra trong quá trình được sinh ra nếu bị đau. Phổi đã thành hình đầy đủ nhưng vẫn cần hoàn thiện thêm.

Tháng thứ 9
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?
Con bạn đã chuẩn bị được sinh ra. Việc này khiến cho việc hít thở của vợ bạn dễ dàng hơn một chút, nhưng áp lực đè lên bàng quang vẫn nặng và nhiều phụ nữ bị đau lưng dữ dội. Cô ấy chắc chắn không ngủ được buổi đêm. Cô ấy có thể cảm thấy cần đi mua sắm và sắp xếp mọi thứ, hoặc hoàn toàn kiệt sức hoặc luân phiên thay đổi giữa hai thái cực. Nhiều phụ nữ đến giai đoạn này cảm thấy hết chịu nổi và ước con chui ra càng sớm càng tốt.

Bạn có thể làm gì?
Khuyến khích vợ thoải mái hơn. Hãy tích cực thảo luận về những nỗi sợ của bạn với người bạn hoặc người thân mà bạn tin tưởng hơn là làm vợ mình căng thẳng hơn nữa. Đừng lo lắng. Mọi chuyện sẽ ổn cả!

Sự sẵn sàng cảm xúc
Làm cha mẹ là một việc khó khăn. Hãy bảo đảm bạn hiểu những ưu tiên của mình.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 3

Hai bạn đã chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ của mình như thế nào? Ảnh: Ảnh: Gettyimages
  • Hai bạn đã chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ của mình như thế nào? 
  • Tại sao bạn lại muốn có em bé? Bạn đã tự quyết định hay có ai khác thúc ép bạn?
  • Đứa con sinh ra sẽ có ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa hai vợ chồng bạn? Cả hai đã sẵn sàng để làm bố mẹ hay chưa?
  • Nếu bạn và mẹ của con bạn không còn quan hệ với nhau, bạn có chuẩn bị giúp cô ấy nuôi con?
  • Đứa trẻ sinh ra sẽ ảnh hưởng thế nào đến các kế hoạch học hành và làm việc trong tương lai của bạn?
  • Bạn quyết định thế nào về việc chăm sóc con?
  • Bạn đã chuẩn bị để làm bố mẹ của một đứa trẻ ốm yếu và có những nhu cầu đặc biệt?
  • Bạn đã sẵn sàng từ bỏ giấc ngủ nướng cuối tuần? Bạn có sẵn sàng tìm người trông trẻ mỗi lần muốn ra ngoài mà không muốn đem con theo?
  • Bạn có thích dành thời gian cho trẻ con? Bạn có thể tưởng tượng ra mình trong vai trò làm bố mẹ?
  • Bạn thích và không thích gì về thời thơ ấu của mình? Bạn muốn làm gì cho con mình?
Chuẩn bị cho sự thay đổi
Một trong những cách để kiểm soát sự thay đổi là đối mặt với những mất mát mà thay đổi này đem lại. Tất nhiên, thay đổi cũng sẽ đem lại cả những lợi ích cho bạn nữa. Bạn đang quyết định có con bởi vì bạn thích những điều tốt mà đứa trẻ đem lại hơn những điều bạn mất đi so với cuộc sống hồi còn chưa có con. Dưới đây là một vài trong số những mất mát mà bạn phải đối diện khi trở thành cha mẹ:

Mất thời gian rảnh rỗi: Điều này sẽ xảy ra. Bạn và vợ của bạn đã từng có cả cuộc đời đi xem phim, ăn hàng, tham gia các hoạt động xã hội. Và bây giờ sắp sửa là cuộc sống làm cha mẹ toàn thời gian cho đến khi bạn thu xếp được công việc và có thể sắp đặt được cả cuộc sống gia đình và xã hội của mình.

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 4

Hạn chế tài chính:
Thỉnh thoảng bạn sẽ phải cắt giảm những thôi thúc mua sắm dữ dội. Trước đây bạn có thể tạt vào một cửa hàng và mua cho mình một đôi giày đẹp, giờ thì số tiền đó có thể cần để mua tã, quần áo hay sữa cho con. Ngoài ra bạn còn phải nghĩ đến tình hình tài chính dài hạn: tiền học phí, bảo hiểm…

Thời gian riêng tư: Thời gian biểu và thói quen của bạn phải thay đổi. Bây giờ chúng phải xoay quanh một đứa bé. Những cuộc nói chuyện với vợ về cuộc sống, công việc, tình yêu không phải không thể thực hiện được nhưng không còn được ưu tiên nữa. Kể từ bây giờ.

Nguồn: webtretho.com