Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Bí quyết sinh con trai theo các nhà khoa học

Sinh con theo ý muốn từ xưa đến nay vốn là chủ đề gây tranh cãi nhất trong giới y học. Áp lực gia đình và xã hội dẫn đến lựa chọn thụ thai bé trai hay gái hàng thiên niên kỷ. Vì vậy, có không ít những phương pháp mang tính chất mê tín từ đó mà ra đời. Với 3 bí quyết sinh con trai đã được khoa học chứng minh sau, bạn có thể yên tâm về cả quá trình áp dụng lẫn kết quả sau cùng.

Công nghệ y tế hiện đại cho phép các bậc cha mẹ lựa chọn giới tính của con cái, nhưng dĩ nhiên đi kèm với phương pháp hiệu quả nhất là sự tốn kém không kể xiết của công sức, thời gian và tiền bạc. Không phải ai cũng có điều kiện áp dụng các kỹ thuật y học hiện đại và đắt tiền, vì vậy MarryBaby bật mí cho bạn 3 bí quyết sinh con trai rất khoa học, ít tốn kém mà cực kỳ hiệu quả.


1/ Bí quyết sinh con trai nhờ những mẹo thường thức

-Hướng gió thổi có thể ảnh hưởng đến chuyện sinh con trai hay con gái. Từ thời xa xưa, trong truyền thuyết, người ta cho rằng, trong mùa gió Bấc, con trai được sinh ra nhiều hơn. Về sau, còn cụ thể hơn là gió phải đi từ bên phải lên hướng Bắc. Tuy nhiên, chắc chẳng ai lại cứ “đón gió chờ thời”, ngồi đo hướng gió hằng ngày để quan hệ thụ thai. Vì vậy, bạn có thể xem đây như một bí quyết mang tính chất tham khảo.

-Dựa trên sự quan sát của bác sĩ Slatis, đại học Magill, Montreal, vào mùa hè, con trai được sinh ra nhiều hơn. Vì vậy, để tăng khả năng sinh hoàng tử, hai vợ chồng bạn nên tranh thủ quan hệ vào mùa Thu hoặc đầu Đông. Đây cũng là thời điểm màu mỡ của đội quân tinh binh tăng trưởng về số lượng.

-Thống kê cho thấy, phụ nữ trên 35 tuổi có xu hướng sinh con gái nhiều hơn con trai. Vì vậy, càng muốn có con trai, lại càng nên sinh sớm.

-Ăn gì để sinh con trai? Người mẹ trong tình trạng thiếu dinh dưỡng sẽ có xu hướng sinh con gái nhiều hơn con trai. Ngoài ra, hai bác sĩ người Canada, Joseph Stolkowski và Jaques Lorrain, đã đề xướng rằng nên tránh chế độ dinh dưỡng giàu calcium, ít muối và potassium nếu muốn sinh con trai. Đồng thời, phải duy trí chế độ này tối thiểu 6 tuần mới có hiệu quả.

2/ Mẹo sinh con trai nhờ phương pháp Shettles

Đây là phương pháp sinh con trai theo ý muốn được xuất bản trong cuốn sách Lựa chọn giới tính thai nhi (1960) của Landrum B. Shettles và đồng tác giả David Rorvik. Theo lý thuyết này, tinh trùng Y bơi nhanh hơn nhưng lại mỏng manh hơn tinh trùng mang nhiễm sắc thể X.

Hơn nữa, môi trường a-xít làm giảm khả năng “bơi lội” của tinh trùng Y, tạo điều kiện cho X tiến về đích. Dựa trên giải thích này, có rất nhiều cách để tăng khả năng sinh con trai. Phương pháp thực hiện có thể được tiến hành như sau:

-Dành cho phụ nữ: Canh ngày rụng trứng

Quan hệ tình dục càng gần ngày rụng trứng càng tăng tỷ lệ thụ thai thành công bé trai. Để xác định chính xác ngày rụng trứng, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

+Theo dõi chất nhầy tử cung mỗi ngày. Ngay trước ngày rụng trứng, chất nhầy thường có tính đàn hồi, tương tự như lòng trắng trứng. Theo phương pháp Shettles, phụ nữ có mong muốn sinh con trai, nên lập biểu đồ về chất nhầy tử cung ít nhất một tháng trước khi thụ thai.

+Đo nhiệt độ cơ thể mỗi sáng trước khi bước ra khỏi giường. Sau khi trứng rụng, thân nhiệt sẽ tăng đột biến. Bí quyết để sinh con trai theo Shettles, “yêu đương” càng gần ngày rụng trứng càng tốt, vì vậy bạn nên lập biểu đồ thân nhiệt ít nhất 2 tháng trước khi thụ thai.

+Dùng que thử ngày rụng trứng. Bạn có thể mua tại hầu hết các hiệu thuốc. Để phát hiện kết quả chính xác nhất, bạn nen thử nghiệm 2 lần/ngày, tốt nhất vào khoảng 11-13 giờ cho thử nghiệm đầu tiên và lần thứ 2 vào 17-22 giờ.

-Dành cho phái mạnh: Tối ưu hóa chất lượng và số lượng tinh trùng

Phương pháp Shettles khuyến khích rằng người cha nên đảm bảo số lượng và chất lượng tinh trùng tốt cho ngày thụ thai. Điều này có nghĩa, đàn ông phải nhịn “lên đỉnh” trong vòng 2-5 ngày trước thời điểm trứng rụng. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp anh xã sở hữu đội quân tinh binh đông về chất lẫn quân số:

+Giữ cho tinh hoàn luôn trong tình trạng mát mẻ. Tinh trùng được sản xuất nhiều nhất khi tinh hoàn mát hơn nhiệt độ cơ thể. Tránh đồ lót bó sát, bồn tắm nước nóng, máy tính xách tay hoặc môi trường quá nóng.

+Không hút thuốc, uống rượu bia, dùng cần sa, cocaine. Thói quen xấu này dẫn đến số lượng tinh binh ít.

+Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông, đặc biệt thuốc dùng trong hóa trị liệu dẫn đến tình trạng vô sinh vĩnh viễn. Nếu đang dùng thuốc trị bệnh, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ khi có ý định thụ thai.

-Dành cho cả hai: Quan hệ tình dục càng gần ngày rụng trứng càng dễ sinh con trai.

Nói chính xác hơn, “yêu đương” trước khi trứng rụng 3 ngày, khả năng sinh con gái là rất cao. Trong khi đó, khoảng từ 2 ngày đến kỳ rụng trứng, lại dễ sinh con trai.

+Môi trường bên trong “cô bé” cũng phải được đảm bảo là ít a-xít, bởi tinh trùng Y bơi chậm hơn X trong điều kiện này. Do đó, nồng độ pH của âm đạo cũng cực ký quan trọng trong việc lựa chọn giới tính thai nhi. Shettle gợi ý rằng phụ nữ nên vệ sinh âm đạo bằng nước ấm pha baking soda (1/2 muỗng baking soda cho 1 lít nước) trước khi quan hệ tình dục để tăng cơ hội thụ thai thành công một quý tử.

+Tư thế và độ sâu của “cậu bé” vào bên trong cũng là yếu tố quyết định. Quan hệ càng nông phía ngoài âm đạo, nồng độ pH càng cao, a-xít càng nhiều, và dĩ nhiên nghiên về phía khả năng sinh con gái. Càng sâu vào trong, nghĩa là xuất tinh gần cổ tử cung, tinh trùng Y càng có điều kiện tiếp cận trứng, và kết quả là thành công thụ thai bé trai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chính xác thế nào là vào đủ sâu, sâu thế nào là đủ? Do đó, Shettle khuyên rằng hai vợ chồng nên thực hiện tư thế quan hệ từ đằng sau (doggy style) để tăng cơ hội sinh con trai.

+Sự khoái cảm của người vợ cũng cực kỳ quan trọng. Khi đạt khoái cảm, phụ nữ cũng “xuất tinh”, thường là chất nhờn, và chất nhờn này vốn lại giàu kiềm, lại càng tăng khả năng sinh hoàng tử.

3/ Bí quyết sinh con trai: Nhờ y khoa can thiệp

Dùng lực ly tâm, hay còn gọi là phương pháp Ericsson, giới tính thai nhi có thể được xác định bằng cách phân tách tinh trùng đực và cái. Bác sĩ Ronald Ericson, cha đẻ của phương pháp này, phát triển và mở rộng áp dụng tại các trung tâm hiếm muộn trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới từ những năm 1970, và hiệu quả lên đến 85%.

Thực hiện theo phương pháp Ericsson, tinh trùng từ người chồng sẽ được “tắm” qua các lớp albumin có tỷ trọng khác nhau, tăng dần từ trên xuống dưới. Theo đó, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, vì nặng hơn, có phần “mập mạp” hơn sẽ chìm xuống dưới, nhường đường cho các anh tinh binh Y nhẹ hơn, bơi lơ lửng phía trên. Các anh tinh trùng được lựa chọn này sẽ được bơm vào tử cung của vợ và thời điểm trứng rụng.

Những thắc mắc thường gặp khi lựa chọn phương pháp Ericsson:

-Tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi có cao không khi thực hiện thủ thuật này? Không. So với thụ thai tự nhiên, nguy cơ là ngang nhau, không tăng, không giảm.

-Có đảm bảo 100% thành công? Xác suất thành công cho con gái là 72%, và cho con trai là 78%.

-Mất bao lâu mới có thai? Trung bình phải mất 3 lần mới đạt được kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thành công sớm hơn hoặc trễ hơn.

-Kinh nguyệt bất thường có ảnh hưởng đến kết quả? Dĩ nhiên, xác suất thành công sẽ ít hơn, nhưng bác sĩ sẽ có giải pháp để xử lý tình huống này.

-Có dễ bị sảy thai hơn không? So với thụ thai tự nhiên, khả năng là như nhau.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

7 bí quyết sinh con trai năm 2016

Nhưng những mẹo sinh con trai vẫn đang là chủ đề được rất nhiều gia đình quan tâm và áp dụng. Mẹ hãy tham khảo bi quyet sinh con trai dưới đây nhé.

(Ảnh minh họa: Internet)

1. Kiểm sức khỏe sinh sản trước khi mang thai

Sinh con theo ý muốn đang được các cặp vợ chồng rất quan tâm, đặc biệt là những bi quyet sinh con trai.Trước khi tiến hành kế hoạch sinh con trai, các bạn nên cùng nhau đi kiểm tra tổng thể sức khỏe sinh sản. Việc này giúp bạn bảo đảm sức khỏe tốt nhất để có con.

Ngoài ra, việc đi khám cũng giúp bạn phát hiện sớm bệnh và có phương án điều trị để không ảnh hưởng tới việc có con.

2. Tính ngày rụng trứng

Điều này rất quan trọng, bởi quan hệ đúng ngày rụng trứng sẽ quyết định rất lớn đến giới tính của con bạn. Đây cũng là một mẹo sinh con trai cực hay chị em nên áp dụng. Các bạn hãy khoanh ngày bắt đầu chu kỳ của mình trên một cuốn lịch và theo dõi trong ít nhất 2 tháng để nắm được thời gian rụng trứng của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua que thử rụng trứng. Que thử rụng trứng nên được dùng 2 lần mỗi ngày vào các khoảng thời gian 11-13 giờ và 17-22 giờ để có kết quả chính xác nhất.

Bạn cũng có thể áp dụng cách đo thân nhiệt vào sáng sớm. Bởi khi trứng rụng, thân nhiệt của chị em sẽ tăng đột biến.

3. Nhịn quan hệ 7-9 ngày trước khi rụng trứng

Khi đã nắm bắt được chu kỳ trứng rụng, các bạn nên kiêng quan hệ từ 7-9 ngày trước khi rụng trứng. Điều này là cần thiết để bảo đảm số lượng và chất lượng tinh trùng tốt nhất khi tiến hành kế hoạch sinh con trai. Đây cũng là một trong số bi quyet sinh con trai bạn cần phải chú ý.

4. Thư giãn tinh thần

Trước khi bắt đầu kế hoạch sinh con trai 1 ngày, vợ chồng có thể dành một chuyến nghỉ ngơi ngắn để thư giãn tinh thần. Quá căng thẳng hoặc quá mong muốn có con sẽ tác động tiêu cực, làm giảm tỷ lệ thụ thai. Do đó, hãy luôn nhớ phải giữ cho tinh thần thật sự thoải mái nhé.

5. Quan hệ sau khi trứng rụng 1 ngày

Thời điểm quan hệ là điểm then chốt của mẹo sinh con trai. Bạn cần nhớ, tinh trùng Y (tạo ra con trai) bơi nhanh hơn, nhưng lại chết sớm hơn so với tinh trùng X (tạo ra con gái). Do đó, cần canh đúng thời điểm trứng rụng để tinh trùng Y đến được với trứng trước và thụ thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra, quan hệ sau khi trứng rụng 1 ngày là thời điểm thích hợp nhất để sinh con trai.

6. Tư thế quan hệ

Trước khi tiến hành quan hệ, vợ chồng cần tắm rửa và vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ. Để tỷ lệ thụ thai cao nhất, bạn chỉ nên quan hệ ở những tư thế đơn giản. Các động tác phải thật nhẹ nhàng. Tư thế yêu từ đằng sau, được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ làm tăng khả năng sinh con trai. Bởi tư thế này giúp người chồng thâm nhập sâu hơn, làm gần khoảng cách giữa tinh trùng và trứng. Mà tinh trùng Y lại bơi nhanh hơn, do đó khả năng thụ trứng sẽ tăng lên.

7. Sau khi quan hệ
Muốn sinh con trai thì lượng tinh trùng mà chị em nhận phải đảm bảo về số lượng, để làm tăng tỷ lên thụ thai. Sau khi quan hệ, chị em nên nằm ngửa, hai chân co lên một lúc để tinh trùng không chảy ra ngoài.

Bạn cũng nên nằm nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng trên giường, sau đó mới dậy tắm và dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín. Co chân sau khi quan hệ là một trong những mẹo sinh con trai dễ dàng nhất.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Những dấu hiệu sinh non mà mẹ bầu cần biết

Thời gian mang thai là khoảng thời gian mẹ và bé yếu nhất, có rất nhiều tác động từ trong và ngoài cơ thể mẹ có thể dẫn đến tình trạng mẹ bầu sinh non đặc biệt là từ tuần 20- 37 của thai kì. Trong đó có 40% trường hợp sinh non mà ngay cả các chuyên gia cũng chưa xác định được nguyên nhân. Do đó, nếu bạn đang mang thai, bạn cần nhận biết các dấu hiệu sinh non sau để có liệu pháp điều trị ngay, giảm thiểu rủi ro mất bé của mình.

Các dấu hiệu sinh non

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Hướng dẫn Cách bà bầu sinh thường dễ dàng hơn

Bạn đang là ông bố, ông chồng đảm đang, có 11 Cách bà bầu sinh thường dễ dàng hơn mà bạn cần áp dụng cho vợ mình.


Không nên đến bệnh viện quá sớm

Đến bệnh viện quá sớm không giải quyết được việc gì, thậm chí còn khiến bạn căng thẳng mệt mỏi hơn vì sự đông đúc, ồn ào và trật trội. Cần nói chuyện trước với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.

Nữ hộ sinh

Trước khi sinh 1 tháng, bạn nên liên hệ với một bệnh viện uy tín và tìm người hộ sinh, người sẽ hỗ trợ bạn mọi mặt trong quá trình sinh nở. Bạn nên nói chuyện với họ trước để nữ hộ sinh nắm được tình hình hiện tại của bạn.
Đi bộ

Vận động cơ thể bằng cách đi bộ nhiều. Một việc làm đơn giản nhưng lại có tác dụng tích cực trong quá trình sinh nở. Đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ giúp bạn thư giãn, điềm tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Hãy đi dạo cùng chồng tại những nơi yên tĩnh, thoáng mát, không khí trong lành nhé!

Thư giãn giúp bà bầu sinh thường dễ dàng

Thư giãn là cách tốt giúp cho việc sinh nở được dễ dàng, hãy tập các bài tập thở để giúp thả lỏng cơ thể và đầu óc hoàn toàn thư giãn. Tập thở trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi cơn đau đẻ bắt đầu. Đừng quá căng thẳng để khiến bản thân cảm thấy áp lực, hãy nhẹ nhàng đón nhận thời khắc chuyển dạ. Mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp cả thôi.
Massage

Massage thường xuyên giúp bà bầu cảm thấy thư giãn, cơ thể điều hòa hơn. Bạn nên nhờ ông xã massage hoặc tham gia các lớp học massage để nắm được các điểm nhạy cảm trên cơ thể. Khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, các bác sỹ cần kích thích lên những điểm nhạy cảm trên cơ thể để giúp bạn dễ dàng sinh nở. Bạn có thể dùng dầu ô liu massage vùng đáy xương chậu trong giai đoạn cuối sinh nở sẽ giúp quá trình bé chào đời được dễ dàng hơn và các bác sĩ sẽ không cần dùng đến thủ thuật rạch âm hộ.

Thay đổi vị trí ngồi, đứng

Bà bầu nên liên tục thay đổi các vị trí ngồi, đứng khi chuyển dạ. Việc di chuyển thường xuyên như vậy không chỉ giúp các bà mẹ đỡ đau mà còn sinh nở được dễ dàng hơn
Thôi miên

Đây là một phương pháp chữa bệnh trong thời gian mang thai có tác dụng hơn cả chữa bệnh bằng thuốc. Kỹ thuật chính của thôi miên là thở sâu có kỹ thuật, tập trung hình ảnh, thư giãn tinh thần. Bạn nên thực hiện phương pháp này với hướng dẫn viên hoặc tập với băng gi âm.
Ngâm mình trong bồn tắm

Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm chuyên dụng dành cho bà bầu. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu và thư giãn cơ bắp.

Uống nước thật nhiều

Nên nhớ, khi chuyển dạ hãy luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ.
Sử dụng những chiếc khăn lạnh hoặc nóng

Lạnh hoặc nóng vào cơ thể giúp làm giãn các cơ và hồi sinh năng lượng trong quá trình chuyển dạ. Hãy đặt những chiếc khăn lạnh hoặc nóng trên lưng, cổ hoặc trán. Khăn cần được để vào tủ lạnh hoặc lò vi sóng trước khi sử dụng.
Luôn có người thân bên cạnh

Một người thân (bạn tốt hoặc mẹ chồng, mẹ đẻ) có kinh nghiệm sinh nở cũng rất tốt khi bạn vào phòng sinh. Bạn sẽ luôn cảm thấy yên tâm vì bên cạnh mình có một người rất hiểu biết và hỗ trợ hết mình giúp bạn có tâm lý và kỹ thuật đẻ tốt nhất có thể. Người ấy sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc rặn đẻ, kỹ thuật hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Cách đặt tên cho con năm 2016 hay

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ và ngày mong mỏi ngày lâm bồn đã đến, cha mẹ cũng suy nghĩ việc đặt tên cho con trai năm 2016 thật ý nghĩa.

Đặt tên cho con sinh năm 2016 theo tính cách

Các bé sinh năm 2016 – tương đương với năm Bính Thân theo âm lịch – cầm tinh con khỉ – được cho là có tính cách vui vẻ, hoạt bát, hiếu động và thông minh. Ngoài ra, nhanh nhẹn, tinh anh, khỏe mạnh và có cái nhìn lạc quan cũng là những đặc điểm tượng trưng cho tính cách bé tuổi Thân. Do đó, khi đặt tên cho bé sinh năm 2016, cha mẹ nên cân nhắc những cái tên thuộc bộ Cân, Mịch, Sam, Y như: Ảnh, Chương, Duyên, Đồng, Hồng, Hi, Hình, Sư, Ngạn, Phàm, Ước, Tố,… để mang đến cho bé tướng mạo khôi ngô, tài đức song toàn.


Bé tuổi Thân thường hoạt bát, nhanh nhẹn, hiếu động và rất thông minh, lanh lợi. (Ảnh minh họa) 

Tham khảo thêm cách dat ten cho con gai 

Đặt tên cho con năm 2016 theo tam hợp

Theo tam hợp thì Thân tam hợp với Thìn, Tý; do đó nếu tên của bé tuổi Thân có chứa các chữ trong tam hợp đó sẽ có vận mệnh tốt đẹp, được trợ giúp. Ngoài ra, Thân thuộc hành Kim, mà Thủy tương sinh Kim nên bố mẹ có thể dùng các chữ thuộc bộ Thủy để đặt tên cho bé tuổi thân sẽ mang lại vận mệnh tốt.

Gợi ý tên theo tam hợp cho bé tuổi Thân là: Băng, Cầu, Chân, Giang, Giá, Hiếu, Học, Hải, Hồ, Hồng, Nguyên, Khánh, Lân, Tuyền, Thìn, Nông, Tự, Tôn, Tân,…
Đặt tên cho con theo quy luật tự nhiên

Khỉ thường sống trong rừng, trên cây, do đó các chữ thuộc bộ Mộc sẽ rất hợp để đặt tên cho bé tuổi Thân. Bố mẹ có thể lựa chọn những gợi ý thuộc bộ Mộc như: Bản, Bình, Cúc, Dương, Đào, Đỗ, Đông, Tùng, Liễu, Lâm, Khôi, Quỳnh, Thảo, Trúc, Bách, Phương, Quý, Hạnh, Xuân, Chi, Phúc, Phước, Lê, Mai …

Tuy nhiên, có một trở ngại là Thân thuộc hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc nên cần cẩn trọng khi dùng những tên thuộc bộ Mộc. Thay vào đó, bạn có thể chọn các chữ thuộc bộ Miên, Mịch, Khẩu như: An, Bảo, Dung, Đài, Đồng, Đường, Gia, Hòa, Hoành, Hựu, Hướng, Ninh, Nghi, Thực, Thiện, Quân, Trung, Sử, Tư, Tông, Thất,… vì những bộ này có liên quan đến “cái hang khỉ”, do đó sẽ giúp bé tuổi Thân được bình an, thảnh thơi trong cuộc sống.

Mẹ cũng nên lưu ý tránh các bộ chữ xung khắc để giữ vận mệnh tốt cho bé. (Ảnh minh họa) 

Một điều nổi bật nữa là loài khỉ rất thích bắt chước những cử chỉ, lời nói của con người, là động vật cao cấp gần với con người nhất ở nấc thang tiến hóa, do đó tên chứa các chữ thuộc bộ Nhân, Ngôn cũng thích hợp để đặt tên cho con sinh năm 2016. Các tên thuộc bộ Nhân, Ngôn bạn có thể tham khảo là: Bảo, Đại, Nhân, Giới, Hà, Huấn, Nghi, Nhiệm, Thành, Kim, Trọng, Tín, Hưu, Từ, Ngữ, Thành, Mưu, Nghị, Cảnh…

Theo kienthuc

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Dấu hiệu mang thai sau 7 ngày đầu

Hãy dành thời gian để ý một chút các mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi này. Xin mách các bạn những dấu hiệu mang thai sớm nhất chỉ sau 7 ngày.


Sự thay đổi ở vòng một

Sự thay đổi vòng một là một trong những dấu hiệu mang thai dễ thấy. Khi cảm thấy vòng 1 của mình tăng lên, bầu ngực to ra và có phần đau tức hơn bình thường, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch… thì lúc đó bạn có thể đã có thai.

Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại

Khi có thai, sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận ra đó là chất nhầy ở cổ tử cung. Chất nhầy sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Vì vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và dín hơn.

Mệt mỏi

Sau khi thụ thai, sự tiết ra hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho buồng trứng. Vì thế, vào những tuần đầu tiên khi mang thai, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể phải làm việc liên tục để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Ngoài ra, do phôi thai cần thêm oxy để phát triển thêm nên bạn sẽ cảm thấy khó thở.

Đi tiểu thường xuyên

Một hiện tượng sớm báo hiệu có thai sau khi quan hệ 7 ngày nữa đó là bạn có cảm giác hay buồn đi tiểu và viếng thăm 'tolet' nhiều hơn so với bình thường vì thời gian mang thai, cơ thể sẽ sản sinh thêm nhiều chất lỏng khiến thận làm việc vất vả và bạn phải đi tiểu nhiều hơn. Đây cũng là một trong những hiện tượng bạn cần quan tâm khi đang phân vân liệu mình đã có bầu hay chưa.

Buồn nôn

Sau khi chị em mang thai từ khoảng 4 đến 8 tuần sẽ có hiện tượng cảm thấy buồn nôn, những món hay ăn khi đưa vào miệng sẽ không muốn ăn nữa chỉ muốn nôn ra ngoài, và ngược lại là muốn ăn những món ăn có thể từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ dùng qua một lần nhưng ăn rất ngon lành và thèm thuồng.

Thay đổi tâm trạng

Quá trình mang thai làm thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của chị em trở nên thay đổi thất thường. Biểu hiện ở việc khó kiểm soát trạng thái, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.

Ngoài ra, chị em còn cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường, thậm chí không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn cảm thấy thích và ngược lại. Sở thích ăn uống của người mẹ đột nhiên thay đổi 180 độ. Bạn đột nhiên thấy sợ các món vốn rất thích ăn.

Mẫn cảm đặc biệt với mùi

Khi có thai, xúc giác và vị giác của phụ nữ vô cùng nhạy cảm. Chị em có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Chị em có thể cảm thấy buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng lúc ngủ dậy.

Theo Eva

Những loại thức ăn giúp bà bầu sinh đẻ dễ dàng

Với 6 loại thực phẩm giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn trên đây chắc hẳn đã cho các mẹ bầu một số kiinh nghiệm phòng than để trải qua kỳ sinh đẻ một cách dễ dàng và nhẹ nhàng rồi phải không nào. Tuy nhiên, những thực phẩm này bạn chỉ được sử dụng ở những tuần cuối của thai kỳ thôi nhé, nếu không nó sẽ gây ra những tác dụng ngược trở lại đấy. Thêm vào đó, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nếu nhà bạn trồng được càng tốt nhé, để phòng tránh nguy cơ thực phẩm có thuốc trừ sâu và chất bảo quản thì không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chúc bạn áp dụng thành công và vượt cạn nhanh chóng, an toàn, thuận lợi nhé.

1. Chè vừng đen nấu với bột sắn dây

– Ngay từ tuần thứ 33, 34 các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh chóng vì trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn;

– Không những thế, chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt nữa đấy nhé.

2. Rau lang


– Rau lang là thực phẩm có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai đồng thời lại rất linh động trong cách chế biến, bạn có thể nấu canh, luộc, xào tùy theo sở thích;

– Trong thời kỳ bầu bí, bạn nên thường xuyên ăn rau lang, khoảng 3-4 bữa/1 tuần để thanh nhiệt cơ thể, hạn chế táo bón và nhuận trường hiệu quả;

– Đến gần thời gian dự sinh, bạn nên ăn nhiều hơn, tốt nhất là ăn rau lang luộc hoặc nấu canh để việc sinh để theo phương pháp thường được diễn ra dễ dàng, thời gian đau đẻ ngắn hơn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

3. Lá tía tô

– Tía tô là thực phẩm có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng rộng rãi như một bài thuốc có tác dụng an thai và tiêu trừ những cơn ốm ngén của mẹ bầu hiệu quả. Không dừng lại ở đó, tía tô còn biết đến với công dụng giúp mẹ bầu thuận lợi trong quá trình sinh đẻ nữa nhé;

– Đến gần ngày dự sinh, để cơn đau đẻ nhanh chóng trôi qua và việc sinh đẻ được diễn ra dễ dàng, bạn nên vò nát một nắm lớn lá tía tô tươi sắc với 2 lít nước lấy lại 1 lít và cho mẹ bầu uống liên tục nhé. Bạn nên uống ngay khi còn ấm để phát huy hiệu quả một cách tối ưu, đảm bảo ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ mà uống nước lá tía tô bạn sẽ nhanh chóng “mở cửa mình” để sinh em bé trong thời gian rất ngắn (từ 1-2 tiếng) và quá trình sinh cũng rất suôn sẻ.

4. Ăn và uống nước ép dứa (thơm)

– Bạn muốn sinh thường dễ thì nên ăn nhiều dứa ở tháng cuối thai kỳ vì trong dứa có chứa enzyme bromelain sẽ giúp làm mềm cổ tử cung để chị em đẻ dễ hơn.

– Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên ăn nhiều dứa ở những tuần cuối thai kỳ (từ tuần 38 trở đi) thôi nhé. Trong thời gian đầu mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, nếu mẹ bầu ăn dứa sẽ rất nguy hiểm vì nó làm tử cung co bóp mạnh dễ gây ra tình trạng sảy thai đấy.

5. Rau húng quế

Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu nên sử dụng 1 nắm rau húng quế, xay lấy 1 cốc nước khoảng 300ml, thêm vào một ít đường phèn cho dễ uống, mỗi tháng mẹ bầu chỉ nên uống từ 1-2 cốc, bắt đầu từ tháng thứ 7 sẽ giúp mẹ bầu sinh thường nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều.

6. Nước hoa hướng dương

Khi thấy xuất hiện cơn đau chuyển dạ, bạn sử dụng 200g hoa hướng dương khô (mua ở tiệm thuốc bắc nhé) rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước lây lại khoảng 500ml và uống khi còn ấm nhé. Đảm bảo các mẹ bầu sẽ nhanh chóng vượt qua cơn đau đẻ và sinh thường rất dễ dàng, trôi chảy thậm chí không phải khâu một mũi nào đâu đấy.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Những loại thức ăn phụ nữ mang thai nên tránh

Khi mang thai, người phụ nữ cần tránh ăn uống, sử dụng các sản phẩm do Nhật ký mang bầu giới thiệu dưới đây. Bởi vì, sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.



1. Thuốc lá hoặc khói thuốc lá.

2. Các loại rượu bia và thức uống có hàm lượng caffeine cao (cà phê, trà đặc).

3. Các loại cá biển có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá thu, cá ngừ, cá kình, cá mập.

4. Các loại thức ăn có khả năng chứa vi khuẩn cao. Vì những vi khuẩn đó có thể xâm nhập trực tiếp qua đường dây rốn để gây hại thai nhi. Những loại thức ăn đó bao gồm:

- Thịt cá chưa được nấu chín như thịt bò tái, tôm tái, sushi, nem chua, hàu sống, gỏi cá, các loại thịt sống treo khô.

- Rau sống, đặc biệt là các loại rau mầm như giá sống, cải mầm.

- Các loại phô mai chưa qua tiệt trùng.

- Những thức ăn làm sẵn nhưng đã để lâu trong các siêu thị và các thức ăn có dấu hiệu thiu hư.

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 4 to bằng cái gì?

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 4 to bằng cái gì? Ở tuần thứ 4, phôi thai đang tăng trưởng rất mãnh liệt. Tim và hệ tuần hoàn của bé đã bắt đầu được hình thành. Tuy vậy, bé chỉ lớn bằng hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Hãy cùng http://nhatkymangbau.blogspot.com/ khám phá hành trình diệu kỳ này.

Bé phát triển như thế nào?

Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

Ống thần kinh, từ đó não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống sẽ hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho bé.

Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở tầng giữa, hay còn gọi là trung bì. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của bé bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập và bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương, và mô dưới da.

Lớp thứ ba, hay nội bì, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Mẹ có thể nhận thấy một số khó chịu khi mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai bắt đầu bị đau ngực, mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên trong những tuần đầu. Mẹ cũng có thể buồn nôn ở tuần này, mặc dù thông thường triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vài tuần tới.
Những người xung quanh sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự phát triển đang diễn ra bên trong bạn. Nhưng mẹ cũng phải kiêng những thứ có hại cho sự phát triển của bé như rượu, bia…


Mẹ có thể tiếp tục hoặc bắt đầu tập thể dục. Vận động sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng vì số cân nặng của bạn sẽ tăng. Thể dục cũng giúp ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ. Trong vài tháng tới, nhiều phụ nữ thấy rằng đó là một cách giảm stress tuyệt vời. Việc này cũng có thể giúp mẹ sinh nở dễ dàng và ít đau đớn hơn.

Ngoài ra, mẹ sẽ phục hồi dễ dàng hơn sau khi sinh con nếu tiếp tục một số bài tập thể dục phù hợp trong suốt thai kỳ. Nên chọn những hoạt động an toàn và vừa phải, bạn có thể cân nhắc môn đi bộ và bơi lội, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Giảm đau ngực: Nếu bạn cảm thấy đau ngực trong giai đoạn này, bạn nên xếp gọn những áo ngực hiện tại lại, tìm mua các loại áo ngực mềm mại, không có gọng sắt hoặc áo ngực thể thao để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc.

Nên làm trong tuần này:

Chọn một bác sĩ sản khoa uy tín và đặt lịch hẹn khám. Ghi lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ có thể xác định ngày sinh dự kiến và viết ra danh sách các câu hỏi cần biết.
Bạn nên tìm hiểu về bệnh lý của gia đình hai bên. Bác sĩ sẽ hỏi để biết về các bệnh mãn tính hoặc những bất thường di truyền trong gia đình.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất

Sau khi quan hệ bạn lo lắng mình có dính bầu hay không, hãy cùng xem qua những dấu hiệu có thai thường gặp dưới đây nhé.

Mất kinh

Đây là dấu hiệu có thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
Dấu hiệu mang thai cần biết. Ảnh minh họa

Sự thay đổi của ngực

Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. Hai tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.

Mệt mỏi

Hầu hết phụ nữ mới có thai đều cảm thấy mỏi mệt. Đó là do sự gia tăng hormon Progesterone trong cơ thể. Ngoài ra do cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, gây ra cảm giác mệt. Tuy nhiên, có một số ít người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.

Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động

Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá...và thèm ăn đồ chua, ngọt,...

Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.

Khi bạn thấy mình chậm kinh hoặc mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu có thai khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,... thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.

Theo BS Thu Lan - Sức khỏe & Đời sống

Thai nhi 1 tuần tuổi to bằng cái gì?

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, 1 tuần tuổi, thai nhi có kích thước như thế nào, nhỏ bằng cái gì, Đây là câu hỏi vui trên mạng mà mọi người thường hay gặp.

Khi thai nhi 1 tuần tuổi thì lượng estrogen và progesterone trong máu gia tăng, báo hiệu cho niêm mạc mô êm ái bắt đầu lót đầy tử cung để chuẩn bị cho trứng đã được thụ tinh làm tổ.


Bé phát triển như thế nào?

Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.

Tuy thai đã được 1 tuần tuổi nhưng chưa hình thành. Trong cơ thể người mẹ đang diễn ra quá trình rụng trứng

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu từ 12 đến 16 ngày trước, vì vậy lúc này bạn đang hoặc sắp đến thời gian rụng trứng. Bác sĩ sẽ tính toán ngày sinh của bạn (và tuổi thai của bé) theo ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Thai kỳ kéo dài khoảng 38 tuần từ lúc thụ thai, nhưng thường rất khó để xác định chính xác khi trứng và tinh trùng kết hợp nên các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ tính là 40 tuần mang thai từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.


Rất nhiều thứ diễn ra trôi chảy để việc thụ thai xảy ra. Để tăng khả năng từ dau hieu mang thai, cần có sự giao hợp trong khoảng 72 giờ trước và 24 giờ sau khi trứng rụng, vì tinh trùng chỉ tồn tại không quá 72 giờ và trứng chỉ sống trong 24 giờ sau khi rụng.

Trước khi “gần gũi”, hãy nghiên cứu về sự rụng trứng để xác định cơ hội, tìm hiểu về tư thế giao hợp có thể giúp bạn thụ thai nhanh hơn và giảm những lo lắng không cần thiết cho bạn và người bạn đời. Bạn hãy tìm hiểu xem cần bao lâu để thụ thai vì hầu hết các cặp vợ chồng phải cố gắng trong một thời gian trước khi thành công.

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, nếu bạn đang cố gắng để có thai, cần phải dừng ngay các thức uống có cồn, không hút thuốc và uống bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả loại không cần kê toa, để cơ thể mình ở điều kiện tốt nhất chuẩn bị mang thai. Nếu đang uống thuốc theo toa, bạn hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. Đừng quên uống vitamin tổng hợp có ít nhất 400 mg axít folic (tốt nhất nên bắt đầu uống ít nhất 3 tháng trước khi muốn mang thai) để giảm những nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé.


Tạo không khí lãng mạn: Khi muốn có em bé, bạn nên tạo không khí lãng mạn bằng một bữa tối thắp nến và rải hoa xung quanh giường ngủ để vợ chồng cảm thấy gần gũi nhau. Sau vài tháng nỗ lực, bạn sẽ sẵn sàng chờ đón bé ra đời.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Hướng dẫn cách chơi gái không có thai, bầu mới nhất

Bạn vừa mới chơi gái xong, gái ấy có dau hieu mang thai. bạn sợ điều đó xảy ra. Hôm nay, nhật ký mang thai gửi đến các bạn cách không có thai mà vẫn chơi gái ngon lành.

Năm nay em và bạn gái 17 tuổi, bọn em yêu nhau hơn 2 năm và muốn quan hệ tình dục nhưng không muốn sử dụng bao cao su. Bọn em phải làm như thế nào để quan hệ an toàn? 


Bác sĩ chương trình Cửa sổ tình yêu tư vấn:

Mỗi biện pháp tránh thai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số biện pháp thường dùng em có thể tham khảo:

Tính ngày rụng trứng: Thời gian thụ thai có thể bắt đầu 3-5 ngày trước rụng trứng (tinh trùng có thể sống trong chất nhầy cổ tử cung 3-6 ngày), thời gian thụ thai sẽ kết thúc 24 giờ sau rụng trứng, sau rụng trứng thì trứng có thể giữ được khả năng thụ thai của mình trong vòng một ngày. Với mục đích nhận biết thời điểm thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 3 giai đọan: Trước rụng trứng - giai đoạn không thụ thai, 5-7 ngày khoảng giữa chu kỳ - giai đoạn thụ thai, bao gồm vài ngày trước và ngày sau rụng trứng, sau rụng trứng - giai đoạn không thụ thai.

Xuất tinh ngoài âm đạo: Là phương pháp giao hợp ngắt quãng vì vẫn giao hợp bình thường, khi sắp xuất tinh mới rút dương vật để phóng tinh ra bên ngoài âm đạo. Phương pháp này không an toàn vì tinh trùng vẫn có trong một hai giọt đầu tiên được phóng ra. Mặt khác, nó ảnh hưởng đến khoái cảm của cả nam và nữ. 

Bao cao su: Là phương pháp hiệu quả, tiện lợi, dễ sử dụng và tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay bao cao su được sản xuất bằng cao su với chất lượng cao, dai mỏng, mềm, dễ tiếp xúc và truyền nhiệt tốt để không làm giảm khoái cảm khi giao hợp.

Thuốc tránh thai: Có nhiều loại thuốc tránh thai hàng ngày (21 viên, 28 viên), thuốc tiêm, cấy dưới da, viên thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thành phần của thuốc là các hormone sinh dục nữ oestrogen và progesteron hoặc progesteron đơn thuần. Tác dụng là 3 tháng đối với thuốc tiêm và 3-5 năm đối với que cấy tránh thai. Nhược điểm của 2 loại này là khả năng có thai lâu hồi phục sau khi dừng thuốc. Nếu chưa có con, không nên dùng loại này. Viên thuốc uống tránh thai kết hợp là loại được dùng phổ biến và an toàn, dễ có thai lại sau khi ngừng thuốc. Ngoài lợi ích tránh thai, thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, điều trị mụn trứng cá.

Tuy nhiên, bạn phải uống đều đặn hằng ngày. Viên thuốc tránh thai khẩn cấp uống sau giao hợp không bảo vệ, hiệu quả tránh thai thấp, chỉ là biện pháp tình thế, không nên dùng thường xuyên vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Trong giai đoạn có khả năng thụ thai, không nên giao hợp để tránh có thai. Nếu có quan hệ cần sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su. Thuốc diệt tinh trùng hay xuất tinh ngoài âm đạo thì kém hiệu quả hơn. Các bạn nên hạn chế không giao hợp trong thời gian được coi là có khả năng thụ thai. Tuy nhiên biện pháp này cũng không đạt hiệu quả quá cao vì trứng có thể rụng bất thường và chỉ nên áp dụng với vòng kinh đều.

Hai em chưa cưới, bạn gái còn rất nhỏ tuổi nên hãy cân nhắc việc có nên quan hệ tình dục thời điểm này không khi kiến thức hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản còn hạn chế. Còn nếu không thể "trì hoãn", các bạn hãy lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày để đảm bảo an toàn cho cả hai.


Theo Báo Giao Thông

Những thời điểm quan hệ tình dục dễ mang thai nhất

Bạn đang hiếm muộn, bạn muốn có con : bạn muốn xem tháng thụ thai biết trai hay gái hay đơn giản là quan hệ tình dục như thế nào để dễ mang thai nhất.

Đâu là thời điểm tốt nhất để quan hệ nếu muốn thụ thai?

Thời gian quan hệ là rất quan trọng trong việc thụ thai. Tinh trùng có thể sống từ hai đến ba ngày nhưng trứng chỉ sống khoảng 12 đến 24 giờ. Để tăng khả năng thụ thai, điều quan trọng là phải có quan hệ nhiều hơn một lần trong khoảng thời gian rụng trứng. Cách tốt nhất là có quan hệ tình dục từ một hay hai ngày trước khi rụng trứng và duy trì nhịp độ đó cho tới ngày trứng rụng. Bằng cách này, bạn đã có một nguồn tinh trùng khỏe mạnh chờ đợi trong ống dẫn trứng khi trứng được giải phóng.

Tuy nhiên, rất khó để xác định thời điểm rụng trứng một cách chính xác. Tất cả phụ thuộc vào độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Một phụ nữ trung bình rụng trứng vào khoảng 14 ngày trước kỳ nguyệt san tiếp theo chứ không phải giữa chu kỳ như người ta thường nghĩ. Nếu bạn có một chu kỳ 28 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào giữa chu kỳ. Tuy nhiên nếu bạn có chu kỳ 35 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào khoảng ngày thứ 21, không phải ngày thứ 17.

Làm thế nào để xác định thời điểm rụng trứng?

Một số phụ nữ nhận biết được thời điểm rụng trứng nhờ vào một số thay đổi của cơ thể nhưng một số khác thì không. Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai, cần cố gắng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trong một, hai tháng. Một số dấu hiệu của việc rụng trứng bao gồm:
  • Đau ngực
  • Cảm giác hơi khó chịu ở giữa bụng
  • Tăng tiết dịch âm đạo
Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ mà bạn có thể phát hiện bằng cách đo nhiệt độ mỗi buổi sáng trước khi ra khỏi giường, hai ngày sau khi trứng rụng. Bạn có thể có cảm nhận về chu kỳ rụng trứng của mình nếu theo dõi biểu đồ nhiệt độ cơ thể trong một vài tháng.

Quan hệ tình dục đều đặn quanh thời điểm rụng trứng là nguyên tắc cơ bản để nhanh có thai

Nếu chu kỳ thất thường sẽ khó thụ thai hơn?
Hầu hết phụ nữ có 12 chu kỳ một năm nhưng một số chị em có thể có ít hơn con số này, thậm chí không có. Căng thẳng, tập thể dục mạnh, giảm hoặc tăng cân đáng kể đều có thể gây gián đoạn chu kỳ của chị em. Chu kỳ càng thất thường càng khó dự đoán thời điểm rụng trứng. Có thể tìm ra những ngày có khả năng thụ thai bằng cách theo dõi thời điểm rụng trứng mỗi tháng.


Nếu chu kỳ của bạn trong 3 tháng liên tiếp là 28 ngày một tháng, 21 ngày của tháng tiếp theo, và 32 ngày của tháng tiếp sau đó. Ghi chú lại chu kỳ kinh nguyệt trong vài tháng, sau đó trừ đi 17 ngày từ chu kỳ ngắn nhất và 11 ngày từ chu kỳ dài nhất. Những ngày ở giữa hai ngày này là những ngày bạn có khả năng thụ thai cao.

Nếu chu kỳ của bạn không đều và hơn 35 ngày, bạn nên xem xét việc đi khám sản khoa để kiểm tra các nguyên nhân chu kỳ thất thường, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn chức năng buồng trứng, rối loạn tuyến giáp, giảm cân quá mức hoặc chỉ số prolactin (một loại kích thích nội tiết tố) cao.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Dấu hiệu mang thai liệu có chính xác tuyệt đối

Thỉnh thoảng có một số biểu hiện cảnh báo tình hình sức khỏe của bạn khiến nhiều phụ nữ vẫn lầm tưỡng là dấu hiệu mang thai.

Ảnh minh họa: Internet

1. Khi bạn thấy rỉ một chút máu

Rỉ một chút máu là một trong những dấu hiệu sớm nhất chứng tỏ bạn mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, phôi thai di chuyển xuống tử cung. Một vài mẹ sẽ trải qua cảm giác như bị chuột rút nơi âm đạo.

Nhưng nếu bạn đang trong thời gian kế hoạch, bạn tự dưng bị rò rỉ máu ở âm đạo, ngoài việc có thể nghĩ bạn có thai, thì bạn cũng nên nghĩ tới các trường hợp như: bạn có kinh nguyệt sớm hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, âm đạo bị nhiễm độc, hoặc do bạn giao hợp quá mạnh.

2. Khi bạn chậm hoặc mất kinh

Đây là một trong những triệu chứng chung và là dấu hiệu mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai thì chu kỳ tới, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn bình thường.

Ở một điều kiện khác, chậm kinh nguyệt có thể là do bạn đang tăng cân, mệt mỏi, thay đổi hormone, bị áp lực, stress.

3. Khi bạn cảm thấy ngực căng, nhạy cảm

Hiện tượng này bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Ngực trở nên nhạy cảm, đau và căng khi chạm vào.

Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra có thể do mất cân bằng hormone. Bạn sắp có kinh nguyệt, ngực bạn cũng căng như thế.

4. Bạn cảm thấy mệt mỏi và thường cáu kỉnh

Tuần đầu tiên sau khi thụ thai, bạn thường có cảm giác mệt mỏi, hay cáu gắt. Tuy nhiên, nếu bạn mệt mỏi vì công việc, áp lực căng thẳng, cảm lạnh hoặc cúm cũng khiến bạn như vậy.

5. Buồn nôn vào mỗi sáng thức dậy


Triệu chứng này thường xuất hiện từ 2-8 tuần sau khi bạn thụ thai. Một vài mẹ bầu thường ốm nghén vào buổi sáng và đa phần thấy buồn nôn.

Mặt khác, bạn có triệu chứng này có thể vì bạn ăn thức ăn nhiễm độc, mệt mỏi, hoặc do rối loạn tiêu hóa.

6. Bạn cảm thấy đau lưng

Đau vùng lưng gần hông là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã có em bé.

Nhưng cũng có thể là một nguyên nhân khác chẳng hạn như bạn đang sắp đến ngày đèn đỏ, hoặc đó là dấu hiệu cho thấy lưng bạn đang có vấn đề.

7. Bạn hay bị đau đầu

Sự tăng nhanh hormone trong cơ thể khi có thai khiến bạn sẽ có triệu chứng đau đầu.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị thiếu nước, do tác động của những chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, rượu hoặc cũng có thể do bạn bị đau đầu kinh niên.

8. Khi bạn đi tiểu thường xuyên

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn cảm thấy cơ thể của mình cần thải ra nhiều chất và thường xuyên phải đi tiểu.

Nhưng cũng có một cách lý giải thích khác là do bạn hấp thụ quá nhiều nước, hoặc do ăn quá nhiều chất lợi tiểu.

9. Khi bạn thấy núm vú có quầng tối

Những vùng da xung quanh núm vú trở nên sậm màu hơn bình thường trong thời gian bạn mang thai.

Nhưng chưa hẳn bạn đã có thai khi chỉ dựa vào dấu hiệu này, có thể bạn bị mất cân bằng hormone cơ thể.

10. Bỗng dưng bạn thèm ăn

Tự dưng bạn thèm những đồ ăn mà bạn dường như không có hứng thú. Đó cũng là cảm giác mà bạn có khi mang thai.

Nhưng điều đó cũng có nghĩa là do bạn ăn thiếu cân bằng các chất hoặc do bạn cảm thấy bị áp lực vì công việc, mệt mỏi nên sinh ra thèm ăn.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ

Với những dấu hiệu có thai dưới đây, các chị em phụ nữ hãy tham khảo xem mình có bầu sau 7 ngày quan hệ nhé.

Ảnh minh họa: Internet

1. Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại

Sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận ra đó là chất nhầy ở cổ tử cung. Đây là một trong các dấu hiệu có thai mà bạn dễ dàng nhận thấy. Chúng sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Vì vậy các bạn sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và bở hơn.

2. Mệt mỏi và khó thở

Vào những tuần đầu tiên khi mang thai, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể phải làm việc liên tục 24/7 để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Sự tiết ra hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng.

Ngoài ra do phôi thai cần thêm oxy để phát triển thêm nên bạn sẽ cảm thấy khó thở. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.

3. Rối loạn tiêu hóa

Phụ nữ khi mang thai thường có xúc giác và vị giác vô cùng nhạy cảm. Bạn có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào, có thể cảm thấy buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng lúc ngủ dậy. Ngoài ra hiện tượng táo bón có thể xảy ra do do tăng hormone trong thời kỳ mang thai, làm chùng các cơ ở đường ruột và khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, hoặc do sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột khiến bạn bị táo bón.

Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên bị ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.

4. Rối loạn thần kinh – nội tiết

Do quá trình mang thai làm thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của bạn trở nên thay đổi thất thường. Bạn sẽ cảm thấy khó kiểm soát trạng thái của mình, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.

Có thể bạn sẽ cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường, thậm chí không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn cảm thấy thích và ngược lại. Đôi khi bạn cảm thấy có những cơn thèm không lý giải được về một món ăn nào đó.

5. Rối loạn tiểu tiện

Nếu bạn cảm thấy mình đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên khiến bạn phải tiểu nhiều lần.

6. Sự thay đổi ở vòng 1

Nếu bạn cảm thấy vòng 1 của mình thấy tăng lên và có phần đau tức hơn bình thường. Bầu ngực to ra, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch … là những dấu hiệu tố cáo bạn có thể đã mang bầu rồi đấy.

7. Đau lưng

Một trong những dấu hiệu có thai sớm là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng trở nên lỏng lẻo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại do đó bạn sẽ bị đau lưng.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

4 bài tập đơn giản Kegel tốt cho mẹ bầu

Các bài tập Kegel rất cần cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, giúp tăng cường cơ xương chậu và chuyển dạ dễ dàng. 

Bài tập Kegel cũng giúp mẹ bầu khắc phục một số phiền toái thường gặp trong thai kỳ như đi tiểu mất kiếm soát, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Các bài tập Kegel rất tốt cho mẹ bầu. (Ảnh: Internet)

1. Bài tập Tailor Sit

Đây là tư thế kéo giãn thực hiện khi ngồi trên mặt phẳng.

- Ngồi trên sàn, gập đầu gối và bắt chéo chân

- Giữ lưng thẳng và thoải mái, sau đó hơi nghiêng về phía trước một chút.

- Lặp lại tư thế này bất cứ khi nào có thể.

2. Bài tập Tailor Press

Bài tập cũng được thực hiện ở tư thế ngồi.

- Ngồi trên sàn với đầu gối gập và chạm hai lòng bàn chân vào nhau.

- Giữ hai bàn chân chạm vào nhau và nhẹ nhàng nhấc hai chân lên về phía người

- Đặt tay dưới đầu gối khi nhấc chân lên.

- Hít vào trong vài giây

- Dùng lực hai tay đẩy hai đầu gối xuống, giữ nguyên trạng thái và đếm đến 5 sau đó lặp lại.

3. Bài tập cho hông và xương chậu

Đây là bài tập rất hiệu quả để làm chắc các cơ bắp, hỗ trợ cho tử cung và bàng quang.

- Nằm ngửa trên sàn, chống hai chân trên mặt sàn, bàn chân hơi chếch ra ngoài, giữ chắc cơ hông và từ từ nhấc hông lên.

- Đồng thời giữ chặt các cơ ở phần bụng.

- Khi nhấc hông lên, cảm nhận co thắt cơ âm đạo một chút.

- Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi từ từ thả ra sau đó lặp lại.

4. Kĩ thuật thở và nín tiểu

- Hít vào đồng thời giữ chặt vùng dưới hông, thực hiện co cơ âm đạo giống như khi bạn đang đi tiểu rồi nín lại.

- Giữ trong vài giây sau đó thả lỏng đồng thời thở ra.

- Kỹ thuật này đòi hỏi phải tham khảo ý kiến vì nó có khả năng gây ra các cơn co thắt khi thực hiện không đúng.

- Cách thở đồng thời giữ cơ có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

- Nên kết hợp cùng trong thói quen hàng ngày.

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tập các bài tập Kegel và mẹ bầu nên thường xuyên tập luyện trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh nở, mẹ có thể từ từ bắt đầu lại các bài tập Kegel để kích thích tuần hoàn máu, cải thiện cơ bắp và lấy lại vóc dáng.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Phụ nữ cần khám gì trước khi mang thai?

Nhằm có một thai kỳ an toàn, ổn định, bé yêu phát triển tốt trước khi mang thai, các chị em phụ nữ nên kiểm tra về sức khỏe như sau:


Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo mẹ có thai kỳ tốt nhất. (Ảnh: Internet)

1. Khám răng

Đến nha sĩ là điều bạn phải làm trước khi tính đến chuyện có thai. Các vấn đề răng miệng trong thai kỳ có thể đem đến nhiều rủi ro cho bà bầu và thai nhi vì bạn sẽ không được dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Ngoài ra, chữa răng lúc mang thai cũng không hề tốt cho sức khỏe.

2. Kiểm tra nhóm máu

Bạn cần phải biết chắc chắn nhóm máu của mình và chồng nếu muốn mang thai. Trong trường hợp bạn có nhóm RH- và chồng là RH+, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì các kháng thể từ mẹ sẽ tấn công các tế bào máu của thai nhi do không tương thích.

3. Kiểm tra tuyến giáp trạng

Bạn cần kiểm tra hoạt động của tuyến giáp trước khi mang bầu để đề phòng tình trạng nhược giáp dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao.

4. Kiểm tra tâm lý

Nếu đang bị lo âu căng thẳng, bạn hãy cố gắng thư giãn và tìm đến sự giúp đỡ của một nhà tâm lý trước khi mang thai nhí. Trong thai kỳ, stress có thể trở nên rất nguy hiểm và khi đó bạn cũng không thể sử dụng loại thuốc giảm stress nào.

5. Kiểm tra huyết sắc tố

Kiểm tra huyết sắc tố và bổ sung acid folic để phòng ngừa biến chứng trong thai kỳ là điều bạn nên nghĩ đến. Ngoài ra, vitamin B12 cũng được khuyên dùng trước và trong thời gian mang thai.

6. Theo dõi cân nặng

Thừa cân sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn. Thậm chí, kể cả khi bạn có bầu, biến chứng cũng có thể xảy ra vì lượng cholesterol và huyết áp cao. Vì vậy hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức vừa phải trước khi quyết định có thai.

7. Kiểm tra lượng dưỡng chất cần thiết

Nếu đã chắc chắn về kế hoạch có con, bạn nên dừng mọi chế độ ăn kiêng và ăn uống lành mạnh để đảm bảo cơ thể có đủ các chất cần thiết. Nếu mẹ không có thể trạng tốt trước và trong khi mang bầu, con sẽ yếu cả về cơ thể lẫn tinh thần. Tệ hơn, bạn còn có nguy cơ ngã bệnh trước khi nhận tin vui đấy.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Những việc mẹ bầu cần làm trước giờ lâm bồn 1 tháng

Với những mẹ sinh con lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ, hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ bầu chuẩn bị tốt khi sinh trước 1 tháng.

1. Phòng cho mẹ và bé sau khi sinh

Trước ngày dự sinh 1 tháng mẹ nên chuẩn bị kỹ càng phòng ở cho mẹ và bé, để sau khi con ra đời và trở về nhà đã có sẵn phòng cho bé nằm. Phòng ở của mẹ và bé cần kín gió nhưng vẫn đảm bảo độ thoáng. Không nên để quá nhiều đồ đạc trong phòng để tránh tình trạng yếm khí, gây khó khăn cho hô hấp của bé. Đồng thời, quá nhiều đồ đạc cũng là điều kiện để vi khuẩn gây hại cư trú và phát triển.

Mẹ cũng nên chú ý khi chọn nôi cho con. Bởi bé sơ sinh rất nhạy cảm nên nếu chiếc nôi không thoải mái, sẽ khiến con ngủ không ngon giấc và quấy khóc. Một vài lưu ý cho mẹ khi chọn nôi:

- Nên chọn nôi có kết cấu vững chắc và bằng phẳng để không ảnh hưởng đến cột sống của bé. Chất liệu vải bọc bền để không bị rách khi di chuyển. Nên chọn loại nôi có lớp vải lót dưới đáy dạng lưới để không bị đọng nước tiểu. Lớp màn lưới chống muối không nên quá kín sẽ làm bé nóng bức và khó thở.

- Màu sắc của nôi nên chọn những màu tươi sáng như màu hồng, màu cam, xanh lá… để có thể làm tăng khả năng linh hoạt, nhận biết sắc màu của bé. Không nên lựa chọn những màu tối như đen, nâu, xám vì bạn sẽ khó phát hiện được bụi bẩn cũng như côn trùng.

2. Sắp xếp những món đồ cho bé

Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 7 bạn nên bắt đầu mua sắm những món đồ cần thiết cho em bé, vì lúc này mẹ cảm thấy khỏe nhất và việc di chuyển vẫn còn tiện lợi. Trước ngày dự sinh 1 tháng, mẹ cần kiểm tra những thứ cần thiết và sắp xếp chúng một cách ngăn nắp, cẩn thận để khi em bé ra đời mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con.

Quần áo, tã lót, mũ, bao tay bao chân của trẻ cần được gập riêng từng loại và cất trong chiếc tủ nhỏ chỉ dành đựng đồ của bé. Sữa và các dụng cụ pha sữa cần bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị mốc, hỏng.

Tốt nhất mẹ nên để tủ đồ của bé trong phòng dành cho hai mẹ con, để có thể tiện thay cho con bất cứ lúc nào mà không cần chạy đi chạy lại. Nếu nhà bạn thường xuyên có gián, chuột và côn trùng hãy nhờ ông xã hoặc người thân, dành một ngày phun thuốc diệt côn trùng và bẫy chuột trước khi bạn sinh con. Để đảm bảo rằng sẽ không có con côn trùng hay chuột nào chui vào tủ đồ của em bé để phá hoại.


Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 7 bạn nên bắt đầu mua sắm những món đồ cần thiết cho em bé (Ảnh minh họa: Internet)

3. Chuẩn bị sẵn những đồ cần mang theo khi vào viện

Khi cơn đau đẻ ập đến, mẹ sẽ không còn đủ thời gian và sự bình tĩnh để sắp xếp đầy đủ, cần thận từng món đồ mang vào bệnh viện. Vì thế, tốt nhất hãy chuẩn bị từ trước đó 1 – 2 tuần. Điều này sẽ giúp bạn sẵn sàng nhập viện sinh con bất cứ lúc nào.

Những vật dụng cơ bản nhất mẹ cần chuẩn bị gồm:

Đồ cho mẹ:

- Chứng minh thư bản gốc và một vài bản photo

- Sổ khám thai, hồ sơ sinh, BHYT

- Băng vệ sinh cho mẹ

Đồ cho bé:

- Áo cho bé

- Tã, chăn ủ

- Bao tay, bao chân và mũ cho bé

- Sữa non để phòng khi sữa mẹ không kịp về

- Tã giấy

- Băng rốn, gạc rơ lưỡi và nước muối sinh lý

Xem thêm Danh sách đồ mẹ cần mua trước khi sinh

4. Khám thai thường xuyên

Ở tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ nên đi khám thai thường xuyên, khoảng 1 tuần 1 lần. Điều này rất cần thiết, để bác sĩ theo sát tình hình sức khỏe của mẹ và có những chẩn đoán tốt nhất về thai nhi như ngôi thai, trọng lượng và kích thước thai nhi, độ nở của xương chậu… Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cho bạn về việc nên sinh thường hay sinh mổ.

Trong những lần khám thai cuối cùng này, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để có thể sinh con thuận lợi nhất. Nếu bác sĩ có kết luận những vấn đề không thuận lợi về việc sinh nở như ngôi thai ngược, thai nhi bị tràng hoa quấn cổ… thì cũng không nên quá hoảng loạn. Bởi sự sợ hãi và hoảng loạn càng khiến tình hình tồi tệ hơn. Mẹ phải cố gắng bình tĩnh và nghe theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ cho đến ngày sinh con.

5. Cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi

Giai đoạn càng gần ngày dự sinh, nhiều mẹ bầu tỏ ra rất lo lắng và sợ hãi. Điều này không hề tốt, bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến em bé và khiến quá trình sinh con của mẹ trở nên khó khăn hơn. Hãy cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi thật nhiều nhé.

Tốt nhất, mẹ nên xin nghỉ làm muộn nhất là 2 tuần trước khi sinh, để có thời gian nghỉ ngơi. Khoảng thời gian này, bạn nên hạn chế làm việc nặng, tốt nhất hãy nhờ ông xã hoặc người thân giúp đỡnhé.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên nằm suốt cả ngày, bởi nằm quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề dẫn đến khó sinh. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng quanh sân, hoặc một đoạn đường ngắn gần nhà. Điều này vừa giúp tinh thần được thư giãn, vừa tốt cho việc sinh con. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập trước cách hít thở để không bỡ ngỡ khi vào phòng sinh nhé.

6. Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ

Trong kỳ thai cuối, mẹ bầu thường bị rò rỉ nước tiểu hoặc nước ối, đôi lúc cảm thấy sa bụng, hơi đau, dây chằng ở xương chậu và tử cung căng ra. Những người mang thai lần đầu thường dễ nhầm lần biểu hiện này với sự chuyển dạ. Mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời, tránh nhầm lẫn dẫn đến việc mất công tới bệnh viện rồi lại phải đi về. Khi có những dấu hiệu chuyển dạ bạn cần gọi ngay cho người thân, sắp xếp đồ đạc và đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con.

Chúc các bạn mẹ tròn con vuông.

Theo http://www.ebe.vn/mang-thai/sinh-no/danh-cho-me/6-viec-me-bau-nen-lam-truoc-khi-sinh-1-thang-4133

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Không đặt tên hay cho bé trai bị đâm chết

Một chuyện hi hữu ở Mỹ khi người vợ bị sát ài vì không đặt tên hay cho bé trai và theo họ của mình.
Việc đặt tên hay cho bé trai  là một điều thú vị

Cesar Mazza (25 tuổi) hiện đang phải đối mặt với hai cáo buộc về tội giết người và một cáo buộc về tội bắt cóc.

Cảnh sát cho biết, hôm 6-5, Mazza đã mang cậu con trai 3 tháng tuổi từ cơ sở bảo trợ tạm thời về nhà mẹ đẻ của anh ta. Trên người đứa trẻ khi đó có vết máu, Mazza nói rằng anh ta bị bạn gái cũ là Tionna Banks (19 tuổi) tấn công.

Tuy nhiên, sau đó cảnh sát phát hiện ra chính Mazza đã đâm Banks 15 nhát và giết chết bà của cô là Valorie Crumpton (72 tuổi).

Thi thể của Banks và bà Crumpton được tìm thấy hôm 7-5. Lời khai ban đầu của nghi can cho thấy nguyên nhân vụ việc do Banks không chịu đặt tên hay cho bé trai và theo họ của Cesar Mazza.

Theo xaluan

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Dấu hiệu có thai sau 1 tuần mẹ bầu cần biết

Để biết mình có tin vui hay không, các chị em cần biết dấu hiệu có thai sau 1 tuần dưới đây.

- Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt

Nhiều thai phụ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, nếu thường xuyên chóng mặt, hoa mắt thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý, vì đây là 1 trong những dấu hiệu có thai sau 1 tuần, đây là biểu hiện của bệnh huyết áp thấp thai kì. Cũng nguy hiểm như huyết áp cao, thai phụ bị huyết áp thấp dễ bị mất nước khiến cho quá trình lưu thông máu vào bào thai bị chậm, đe dọa tính mạng thai nhi.

Nếu thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.


- Ra máu bất thường

Trong 3 tháng đầu, bào thai ở giai đoạn làm tổ và chưa bám chắc, vì vậy, nếu thấy có hiện tượng ra máu bất thường, mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Nếu lượng máu ra rất ít thì mẹ bầu có thể nghỉ ngơi để theo dõi tiếp. Còn trong trường hợp ra máu ướt băng vệ sinh, kèm theo đau bụng, chóng mặt, buồn nôn... thì phải đến bệnh viện để được xử trí. Những triệu chứng này nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

- "Vùng kín" ngứa và ra dịch hôi

Thấy ẩm ướt ở "vùng kín" là cảm giác chung của hầu hết các mẹ bầu. Hiện tượng này là dấu hiệu có thai sau 1 tuần hay gặp phải do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ gây ra.

Tuy nhiên, khi "vùng kín" bị ngứa và ra dịch hôi thì có khả năng mẹ bầu đang bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo khi mang thai không những khiến người mẹ cảm thấy khó chịu mà còn có thể kéo dài suốt thời gian thai kì, tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai...

Nếu không may bị viêm âm đạo trong thời gian này, mẹ bầu không tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế khám để có hướng điều trị phù hợp.

- Sốt cao

Sốt cao trong thời gian mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu mắc phải, đe dọa tính mạng và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Đặc biệt, nếu mẹ bầu có triệu chứng sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, đau khớp... thì cần đi khám ngay. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… và có thể dẫn đến điếc bẩm sinh ở thai nhi.

- Đau đầu dữ dội

Mặc dù dấu hiệu này không phổ biến nhưng không có nghĩa là chị em bầu bì có thể bỏ qua. Đau đầu dữ dội trong 3 tháng đầu thai kì là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm nguy cơ tiền sản giật - hiện tượng xảy ra khi huyết áp quá cao.

Tiền sản giật là bệnh thai kì rất nguy hiểm. Người mẹ bị tiền sản giật dễ bị co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật cũng có nguy cơ chậm phát triển hơn so với những bé khác.

Hãy đi khám và mô tả chi tiết với bác sĩ nếu bạn bị đau đầu, nhất là trong trường hợp thấy thị lực giảm đi nhanh chóng.

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu có thai sau 1 tuần thì nên chú ý và theo sự chăm sóc tư vấn của bác sỹ trong suốt thời gian thai kỳ.

Theo dantri

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Vì sao bầu bị cấm ăn khoai tây chiên?

bầu có nên ăn khoai tây chiên?
Khoai tây chiên nói riêng và thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, có chứa arcylamide – hóa chất gây nguy cơ ung thư cũng như bệnh thần kinh.
Khoai tây chiên không tốt cho sức khỏe cho mẹ bầu. (Ảnh: Internet)
Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Mỗi 100g khoai tây có khoảng 2 - 2,5g protein chất lượng ngang với protein động vật, 8 loại acid amin và nhiều vitamin (hàm lượng vitamin C tương đối cao). Cũng giống như bột mì, khoai tây chứa nhiều đường phức hợp (tinh đường) và chất xơ, giúp hạn chế đường huyết trong quá trình luyện tập. Khi được nấu chín bằng hơi, khoai tây giàu thành phần kẽm và magie, calci, phốt pho. Loại củ này cũng chứa một chất nhầy có tác dụng nhuận tràng và chuyển hóa lipid, cholesterol. Đây được xem là thực phẩm dành cho trẻ nhỏ và các bà mẹ trong quá trình bầu bí và sau sinh. Khoai tây hấp, nghiền cung cấp tinh bột, vitamin và giúp trẻ làm quen với việc ăn rau. Đối với mẹ, ăn khoai tây vừa đủ năng lượng nhưng không gây béo phì.
Một số cách nhỏ để hạn chế chất arcylamide trong khi chế biến món khoai tây chiên nói riêng và các thực phẩm chiên rán nói chung được đưa ra như sau:
* Cắt nhỏ khoai tây: Cách làm này giúp bổ sung enzyme asparaginase, giảm asparagine trong nguyên liệu trước khi sử dụng. Asparaginase tạo thành arcylamide gây độc, còn enzyme asparaginase không bị phân hủy và không độc.
* Ngâm khoai trong dung dịch nước: Có thể là nước sạch pha muối hoặc nước cốt chanh, ngâm từ 30 phút trở lên. Cách này giúp thực phẩm trắng và giảm đáng kể chất carcinogen acrylamide - hóa chất sinh ra khi đun ở nhiệt độ cao có tiềm năng gây ung thư.
* Luộc trước khi chiên: Cách này vừa tạo độ giòn khi chiên, vừa giảm thời gian chiên (đồng nghĩa với việc giảm chất arcylamide do chiên lâu).
* Chỉ chiên vàng nhẹ: Nếu chiên quá chín kỹ, chuyển sang màu nâu, dễ tạo ra các chất gây độc.
- Lưu ý: Tránh bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp trong thời gian lâu. Vì như vậy, sẽ làm tăng lượng đường fructose, khiến tăng arcylamide sau khi chế biến.

Những cách bổ sung sắt trước khi mang thai

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy do tình trạng mất máu theo các kỳ kinh nguyệt. Trong thai kỳ, thiếu sắt gây thiếu máu và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi: Thai nhẹ cân; các kỹ năng ngôn ngữ và vận động ở tuổi đi học kém… Để đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần dự trữ ít nhất 300mg.
Có 2 cách để các chị em bổ sung sắt trước khi mang thai là qua dinh dưỡng và qua viên (dung dịch) uống bổ sung.
Có thể bổ sung sắt qua viên uống. Ảnh minh họa: Getty Images
Bổ sung sắt bằng dinh dưỡng
Nếu bạn muốn thụ thai, dưới đây là các món ăn giàu sắt bạn không nên bỏ lỡ.
Thịt bò
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, bạn nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
Ngũ cốc tăng cường sắt
Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ giàu sắt, đừng bỏ qua những loại ngũ cốc được bổ sung sắt. Lượng sắt trong ngũ cốc khác nhau tùy nhãn hiệu nhưng một phần ngũ cốc chứa tới 21mg sắt. Ngoài ra, ngũ cốc bổ sung sắt thường có thêm canxi, axit folic, rất thích hợp ngay cả với những người chuẩn bị mang thai.
Khoai tây
Khoai tây không chứa chất béo, cholesterol; nhưng giàu kali, vitamin C và vitamin B6 - rất tốt cho người ăn kiêng. Một củ khoai tây cỡ vừa chứa 2,7mg sắt.
Mận sấy khô
100g mận sấy khô chứa 1,2mg sắt. Ngoài ra, mận khô (hay nước ép mận) còn giàu chất xơ, giúp phòng tránh táo bón – một chứng phiền toái khá phổ biến trong thai kỳ.
Súp nghêu
100g súp nghêu có tới 23mg sắt. Do đó, soup ngao được nấu chín kỹ là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.
Đỗ trắng
Đỗ đỏ, đỗ đen… đều rất giàu sắt nhưng đỗ trắng dồi dào sắt hơn cả. Nửa bát đỗ trắng chứa khoảng 4mg sắt. Ngoài ra, đỗ trắng còn giàu kali, giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Rau chân bịt (bina)
Một nửa bát rau bina nấu chín có 3,2mg sắt. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho thai kỳ như axit folic, canxi, vitamin C, beta-carotene.
Hạt bí ngô
Nhân bên trong của hạt bí ngô rất dồi dào chất sắt (khoảng 4,2mg sắt trong một túi nhỏ hạt bí).
Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước cam để cơ thể dễ hấp thu sắt.

Protein có trong động vật cũng khiến cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt. Do đó, bạn nên ăn thịt, cá trong các bữa cơm hàng ngày.

Trà, cafe, coca và các loại đồ uống có gas có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc kiêng những loại đồ uống này.
Viên (hoặc dung dịch) bổ sung sắt
Trước khi muốn bổ sung sắt theo dạng viên hay dạng nước, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ.

Có 2 phương pháp chính: Sử dụng một tuần liên tục (trong nhiều tháng) hoặc bổ sung hàng ngày (mỗi đợt từ 2 đến 4 tháng). Việc dùng viên sắt (60mg) kết hợp thêm với axit folic (250mg) theo cách thứ nhất giúp phụ nữ cải thiện dự trữ sắt trong cơ thể, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sẳt trong thời kỳ mang thai, đồng thời giảm tỷ lệ tác dụng phụ gây ra do các chế phẩm sắt, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Thông thường, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt, và sau 7 tháng, dự trữ sắt được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp thứ nhất (tức là bổ sung sắt mỗi tuần một lần) thì tác dụng phụ của sắt cũng chỉ xảy ra mỗi tuần một lần. Nếu sử dụng phương pháp thứ hai (bổ sung hàng ngày) sẽ giúp giảm nguy cơ gây thừa sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu. Thông thường, phương pháp thứ nhất được sử dụng với mục đích dự phòng thiếu sắt, còn phương pháp thứ hai mang tính điều trị là chủ yếu.
Sử dụng viên sắt sao cho đúng
Uống viên sắt có thể gây táo bón. Do đó, bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao
đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.
Với những phụ nữ có lượng hồng cầu cao thì việc bổ sung sắt cần được bác sĩ chỉ định nghiêm ngặt.
Không bổ sung sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên uống sắt trước khoảng một giờ đồng hồ mới nên uống sữa.
Bạn có thể uống viên sắt khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Vi chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng; tuy nhiên, bạn không nên đợi đến khi bị đói thì mới uống sắt vì sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống cách quãng: Sau bữa sáng, bạn uống canxi; sau bữa trưa, bạn nên uống sắt. Hoặc bạn có thể uống sắt sau bữa sáng; sau đó khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn mới uống tiếp canxi.

Bạn nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ; bởi vì, chúng có thể gây nóng người khiến bạn khó ngủ ngon.