Hiển thị các bài đăng có nhãn thai nhi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thai nhi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Những lời khuyên hữu ích cho bà mẹ đang mang thai năm 2016

Dưới đây là 30 lời khuyên hữu ích cho bà mẹ đang mang thai năm bính thân 2016.


1. Thường xuyên ra ngoài trời. Ánh mặt trời trong thời gian mang thai đẩy mạnh sự hấp thu magiê, nguyên tố cần thiết cho thai nhi phát triển các mô, canxi và phốt pho sẽ giúp thai nhi hình thành và ổn định xương.

2. Nằm nghiêng đặc biệt là nằm nghiêng về bên trái. Nó khiến cho máu chuyển về thai nhi ở mức lớn nhất. Nằm sấp sẽ khiến cho thai nhi chịu áp lực lớn, nằm ngửa khiến máu khó chuyển về tim bạn khiến bạn bị choáng ngất.

3. Đừng để buồn tiểu mới đi tiểu. Chờ tới khi buồn tiểu mới đi tiểu sẽ khiến cho bạn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiểu, một số trường hợp liên quan tới sinh non.

4. Chú ý khi ăn kem. Rất nhiều sản phẩm chứa ít vitamin A và liên quan tới chất hóa học Retinol. Chất này lại có mối quan hệ với dị tật thai nhi.

5. Hiểu những cử động của thai nhi. Nếu bé cử động ít hơn bình thường hoặc ngừng hẳn, hãy gọi bác sĩ ngay. Bạn có thể theo dõi thai máy bằng biểu đồ hoặc nhật kí thai máy.


6. Thường xuyên kiểm tra răng. Phụ nữ mang thai thường bị viêm lợi. Chứng này liên quan tới việc sinh non.

7. Tránh xa vật nuôi, bùn đất. Chúng có thể chứa vi khuẩn toxoplasmosis, gây mù hoặc phá hủy não bộ của thai nhi. Mang găng tay nếu như bạn buộc phải chạm vào chúng hoặc làm vườn.

8. Nói chuyện với thai nhi. Các nhà khoa học cho rằng, kích thích thai nhi cùng với âm thanh và sự đụng chạm trước khi bé sinh ra sẽ cải thiện được thị giác, thính giác, ngôn ngữ và cử động, trau dồi sự tự tin và thậm chí là giúp thai nhi ngủ ngon hơn.

9. Hỏi ý kiến mẹ của bạn về những vấn đề thai kì. Nếu như mẹ bạn phải chịu những bệnh như tiền sản giật hoặc tiểu đường, bạn cũng có nguy cơ mắc phải. Vì thế, hãy theo dõi ngay từ đầu tình trạng sức khỏe của bạn.

10. Ăn nhiều dầu cá (cá mòi, các hồi, cá thu). Không chỉ là nguyên tố thiết yếu cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt của thai nhi mà còn giảm nguy cơ sinh non ở bạn.

11. Kiểm tra nguy cơ nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B. Đây là chứng nhiễm khuẩn chung, nhưng cũng có trường hợp có thể gây chết thai.


12. Yêu cầu bảo hiểm y tế và chế độ nghỉ sinh tại nơi làm việc. Đây là quyền lợi chính đáng của bạn.

13. Tắm nước mát. Thai nhi không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình, tắm nước quá nóng có thể gây ra dị tật thai nhi đặc biệt là ở hệ thần kinh. Trong một vài trường hợp, nó khiến bạn cảm thấy nóng, ra mồ hôi nhiều, choáng ngất hoặc da đỏ.

14. Hấp thu axit folic: Đây là kiến thức chung cho tất cả các bà bầu, đó là việc hấp thu axit folic để ngăn ngừa các dị tật thai nhi, giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân. Bạn cần hấp thu 400mcg trước khi mang thai cho tới tận tuần 12. Axit folic có trong rau xanh, bánh mì hoặc ngũ cốc.

15. Ăn cho hai người chứ không phải ăn gấp đôi. Lượng calo bạn đòi hỏi tăng lên khoảng 15% trong thai kì nhưng vitamin và khoáng chất lại đòi hỏi tăng lên gấp 3. Bạn nên ăn tốt hơn nhưng không phải nhiều hơn.16. Luôn đeo dây an toàn khi ngồi trong ô tô. Nếu bạn không, bạn có thể đẩy thai nhi vào nguy hiểm khi có những cú phanh gấp hoặc tai nạn. Dây an toàn được thiết kế phù hợp với tất cả mọi người, vì thế mà bạn không sợ gây áp lực, ảnh hưởng tới thai nhi.

17. Tập một vài bài thể dục nhẹ nhàng trong thai kì. Khi bạn hoạt động, sự lưu thông máu sẽ ở mức cao nhất, có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Các chức năng của các bộ phận trong cơ thể của bé sẽ nhận được sự hậu thuẫn vững chắc để thực hiện tốt nhiệm vụ của nó.

18. Có những liều probiotic hàng ngày. Probiotic là những vi khuẩn lành tính sống trong sữa chua và các loại thức uống khác. Chúng tốt cho cơ thể bạn đặc biệt là hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học cũng nghĩ rằng, nó còn giảm sự phát triển bệnh eczema ở trẻ sơ sinh.

19. Suy nghĩ thật tích cực. Những bà mẹ sắp sinh với những suy nghĩ thoáng, trong sáng, tích cực sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh hơn những phụ nữ hay u buồn, thất vọng. Nếu bạn có một ngày tồi tệ, hãy cố gắng đi tắm, thư giãn hoặc thở sâu để loại bỏ hết nỗi buồn ra khỏi tâm trí bạn.


20. Ăn rau xanh, thịt đỏ, trứng, hoa quả và bột mì. Chúng chứa nhiều sắt, nguyên tố thiết yếu cho sự cấu thành máu của thai nhi và sự phát triển của các cơ quan khác. Hãy ăn kèm với nước cam. Vitamin C kích thích sự hấp thu sắt gấp 4 lần.

21. Suy nghĩ thật kĩ trước khi uống rượu trong thai kì. Bạn không nên uống rượu. Uống rượu làm giảm IQ và gây ra những rắc rối trong cách cư xử của bé.

22. Chú ý tới đậu phộng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn hoặc chồng bạn hoặc bất kì ai trong gia đình có bệnh hen suyễn, eczema hoặc dị ứng thì các sản phẩm từ đậu phộng có thể sẽ làm cho bạn bị dị ứng.

23. Cấm hoàn toàn khói thuốc và hút thuốc. Khói thuốc bị hít thụ động trong thai kì sẽ chuyển 4000 hóa chất độc tới thai nhi, gây ra ung thư, nhẹ cân, thậm chí là tử vong. Bạn nên từ bỏ thuốc lá nếu là người nghiện thuốc, nên tránh xa khói thuốc nếu bạn thường xuyên hít phải.

24. Uống thật nhiều nước, khoảng 2,5 lít nước/ngày. Bạn cần nhiều nước để cung cấp cho dịch ối và sự tăng lên lượng máu trong cơ thể, cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi.

25. Trung thực với tiền sử bệnh tật của mình. Bạn nên nói với bác sĩ trước đây bạn đã nhiễm bệnh gì? Một số bà mẹ không thừa nhận mình bị nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục chẳng hạn. Nói ra tiền sử bệnh tật, bác sĩ sẽ biết để có cách chăm sóc sức khỏe cho bạn, giúp thai nhi tránh khỏi các nguy hiểm.


26. Không uống bất kì loại thuốc nào nếu không được chỉ định từ bác sĩ. Một vài loại thuốc bao gồm cả aspirin liên quan tới sảy thai, chết lưu, dị tật thai nhi. Vì thế, cần phải hỏi bác sĩ cách chữa trị nếu bạn bị bệnh chứ không nên tự tiện mua thuốc về uống.

27. Ăn nhiều thức ăn chứa vitamin E như các loại hạt, rau xanh, dầu thực vật. Vitamin E giúp cho bé giảm thiểu nguy cơ bị hen suyễn, eczema, dị ứng.

28. Chú ý tới chất caffeine. Ở mức cao, caffeine liên quan tới việc sảy thai, sinh nhẹ cân. Không hấp thụ quá 300mg/ngày (khoảng 4 cốc cà phê hòa tan, 3 cốc cà phê đặc, 6 cốc trà).

29. Bổ sung vitamin tổng hợp. Thật khó khi hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết từ bữa ăn. Để cơ thể nhận đủ vitamin và khoáng chất, bạn nên bổ sung vitamin tổng hợp sau bữa ăn.

30. Luôn liên hệ với bác sĩ, bà đỡ hoặc người chăm sóc sức khỏe cho bạn. Đừng sợ làm phiền họ vào lúc nửa đêm nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu bất thường.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết

Sinh nở là việc vô cùng quan trọng và cần được chuẩn bị kỹ càng trong thời gian mang thai. Từ đầu tháng thứ 9 thai kỳ, mẹ đã phải chuẩn bị sẵn tài chính và đồ đạc vì từ tuần thứ 37, con yêu sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Để không bị động và bất ngờ, mẹ bầu cần có hiểu biết về các dấu hiệu sắp sinh. Nếu chị em dành một chút thời gian để ý đến những thay đổi của cơ thể, chắc chắn mẹ sẽ nhận biết được thời gian con yêu sắp chào đời đấy.
Dưới đây là những dấu hiệu báo mẹ sắp “vỡ chum”. Hãy chuẩn bị sẵn sàng hành lý để nhập viện các mẹ nhé!

Bụng bầu tụt xuống

Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh nở. (ảnh minh họa)

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Tuy nhiên với mẹ mang bầu lần hai thì có thể khác một chút. Ở lần bầu bí thứ 2 chị em sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng. Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi.


Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 1

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. (ảnh minh họa)

Bản năng làm tổ
Gần cuối thai kỳ, bạn thường thấy cơ thể cồng kềnh, uể oải và không muốn nhấc mình lên tý nào. Nhưng một buổi sáng thức dậy bạn cảm thấy khỏe mạnh lại bình thường và bắt đầu đi lại dọn dẹp, nấu ăn, rửa chén bát, như thể đang chuẩn bị dọn dẹp “tổ” đón đứa con sắp chào đời. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng với bản thân, đừng để kiệt sức vì dọn nhà trước khi đón em bé ra đời. Hãy tạm dừng những công việc hàng ngày và nghỉ ngơi khi thấy mệt.

Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chảy. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu nhé, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa đó.

Đau lưng
Rất nhiều chị em đã từng trải qua ca sinh nở chia sẻ rằng họ bị đau lưng khủng khiếp trong 1 tuần trước khi sinh nở. Nếu bạn hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Một số bà bầu cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 2

Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút. (ảnh minh họa)

Thay đổi số lần thai máy
Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút. Nhưng nếu có khi, bé rất yên lặng nhưng ngay sau đó, bé lại chuyển động mạnh mẽ hơn. Có lẽ, bé cũng đang mong chờ ngày chào đời của mình.

Xuất hiện dịch nhầy đỏ
Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này ít dính đi và nước ối dễ dàng rò rỉ hoặc vỡ hẳn. Chất nhầy này thường có màu hồng đỏ. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ.

Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần.

Cơn co thắt thường xuyên
Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể làdấu hiệu chuẩn bị lâm bồn đấy. Tuy nhiên, những cơn có thắt này có thể xuất hiện trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả (Braxton Hicks).

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây)và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu rồi. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn.

Khi các cơn co thắt xuất hiện, bụng bạn thường sẽ cứng lên và bạn dễ dàng nhận ra nếu đặt nhẹ bàn tay lên bụng. Các cơn co thắt này sẽ đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.

Thông thường, bác sĩ khoa sản sẽ khuyên bạn nên ở nhà cho đến khi các cơn co thắt kéo dài từ 30-60 giây và khoảng cách giữa các cơn co là 15-20 phút thì hãy đến bệnh viện (trong trường hợp nhà xa bệnh viện, sản phụ cần được đưa đến sớm hơn).

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 3

Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn. (ảnh minh họa)

Dễ thở hơn
Khi thai đã tụt xuống thì áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn. Thời điểm này, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất. Tuy nhiên, nếu dấu này làm bạn dễ chịu hơn thì bạn lại phải đối mặt với áp lực gia tăng ở phía bụng dưới, việc đứng và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn. Khi bé càng dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, bạn sẽ càng khó ngủ hơn, đồng thời đây cũng là thời gian bạn khá vất vả khi chọn được tư thế ngủ thích hợp.

Sút cân
Một vài thai phụ bị giảm tới ½-1kg cân nặng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể mẹ.

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 4
Bầu sẽ giảm từ 1/2 - 1kg (ảnh minh họa)
Tiêu chảy
Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau lụng + đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.

Vỡ ối
Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ.
Nguồn: eva.vn

Lịch khám thai

Dưới đây là lịch khám thai theo từng tuần kể từ khi mẹ phát hiện trễ kinh, các xét nghiệm và tầm soát nhằm giúp mẹ dễ theo dõi lịch trình khám thai của mình.

Xét nghiệm

LẦN ĐẦU
Nước tiểu 10 thông số
Máu: BW, HBsHg, HIV, đường huyết, huyết đồ, nhóm máu… và các xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ.
Tầm soát đái tháo đường thai kỳ với các đối tượng nguy cơ cao.
Siêu âm xác định tình trạng thai : Vị trí thai, xác định tuổi thai, đo độ mờ da gáy (thai 11-12 tuần) , hình thái học thai (13 tuần- 14 tuần).
Nếu Da gáy dầy ≥ 3mm thì làm Double test – Sinh thiết gai nhau

NHỮNG LẦN KHÁM THAI SAU

Từ 15 tuần – 18 tuần :Triple test
Kết quả Triple test nguy cơ cao: Tham vấn chọc ối lm FISH, nhiễm sắc đồ.
Nếu thai có bất thường nhiễm sắc thể: Chấm dứt thai kỳ.
Từ 20-22 tuần: Siêu âm 4D.
Chủng ngừa VAT nếu siêu âm 4D bình thường (Lịch chủng theo qui định ).
Tuần 28 – 30: Tầm soát đái tháo đường thai kỳ với test 75g đường, siêu âm thai.
Tuần 28-34 : Siêu âm Doppler màu nếu thai kỳ nguy cơ cao : mẹ có bệnh lý cao HA, tim, tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng, thiểu ối, đa ối…
Lập sổ theo dõi các thai kỳ có vết mổ cũ.
Tháng cuối: Khám thai mỗi tuần – Đo NST nếu thai kỳ nguy cơ cao. Siêu âm lần cuối trước dự sanh 1 tuần.

lịch khám thai
Nguồn: ebe.vn

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Mang thai tuần thứ 40

<<tuần thứ 39

  Chỉ trong tuần này thôi, bác sĩ sẽ quyết định cho mẹ sinh bé ngay cả khi mẹ không tự chuyển dạ. Đã đến lúc bé phải dứt khoát từ giã không gian ấm áp nhưng đã chật chội trong bụng mẹ để cất tiếng khóc chào đời rồi.

Em bé của bạn phát triển như thế nào?

mang thai tuần thứ 40 (1)
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 40. Ảnh: Babycenter.

Em bé của mẹ giờ dài hơn 51cm một chút và vẫn tiếp tục lớn lên, có thể đã nặng gần 3.6kg. Dù không gian trong bụng mẹ rất ấm cúng nhưng bé không thể ở trong đó hoài được. Vì sự an toàn của bé, bác sĩ sẽ nói chuyện với mẹ về việc kích thích chuyển dạ nếu trong tuần sau bé vẫn chưa chịu ra đời – hoặc sớm hơn nếu có bất cứ vấn đề nào khác. Hầu hết các bác sĩ đều sẽ không để mẹ chờ đến hơn 2 tuần sau ngày dự sinh, vì như thế sẽ khiến cho cả mẹ và con đều tăng nguy cơ gặp biến chứng. Khoảng 5-6% phụ nữ mang thai kéo dài hơn 3 tuần trở lên so với ngày dự sinh. Trẻ sinh ra ở tuần 42 hoặc sau đó có thể bị da khô như giấy, và thường thừa cân. Chờ đợi lâu hơn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng trong tử cung, gây nguy hiểm cho bé hoặc gây thai chết lưu. Thêm nữa, khi việc sinh nở kéo dài hoặc bị đình trệ lại, cả mẹ và bé đều có nguy cơ bị chấn thương trong quá trình sinh, và khi đó bắt buộc phải dùng cách mổ lấy thai.

Cuộc sống của bạn thay đổi thế nào?

  • Thật khó để không lo lắng khi ngày dự sinh đã đến và đi, và mẹ vẫn còn cái bụng to đùng (đặc biệt khi gia đình và mẹ bè có ý tốt cứ gọi điện hoài để hỏi tình trạng của mẹ!) Nhưng đừng băn khoăn – mẹ sẽ không thể mang thai mãi được. Có khả năng mẹ sẽ tự chuyển dạ trong tuần này, và nếu không, mẹ sẽ được kích để vào tuần 42, hoặc sớm hơn nếu có bất cứ vấn đề gì.
  • Phương pháp mà bác sĩ của mẹ dùng để kích thích sinh sẽ tùy thuộc vào tình trạng cổ tử cung của mẹ. Nếu cổ tử cung của mẹ vẫn chưa mềm, mờ hoặc mở, tức là nó chưa sẵn sàng. Trong trường hợp đó, bác sĩ của mẹ sẽ hoặc là dùng hormone, hoặc là dùng phương pháp "cơ khí" để giúp cổ tử cung của mẹ sẵn sàng trước khi kích thích sinh. Đôi khi những biện pháp này cũng sẽ khiến cho quá trình chuyển dạ của mẹ bắt đầu liền. Tùy thuộc vào tình hình mà các thủ tục có thể bao gồm tước màng, hoặc dùng các thuốc như oxytocin (Pitocin) để bắt đầu cơn co thắt. Nếu những phương pháp như trên không có kết quả, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.
  • Trong lúc đó, hãy chắc chắn thông báo ngay với bác sĩ nếu những chuyển động của con mẹ chậm lại hoặc có nước ối rỉ ra từ âm đạo.

Thông tin cho mẹ: Hiểu thuật ngữ "đỡ đẻ" của bác sĩ

mang thai tuần thứ 40 (2)
Y bác sĩ sẽ dùng một số thuật ngữ để xác định tình trạng của mẹ đã sẵn sàng sinh con chưa. Ảnh: Inmagine

  • Trừ khi mẹ được chỉ định sinh mổ ngay từ trước khi chuyển dạ và bắt đầu ca sinh, bác sĩ và các y tá sẽ kiểm tra một số dấu hiệu cho biết mẹ đã sẵn sàng để lên bàn đẻ. Mẹ có thể sẽ nghe thấy họ nói những thuật ngữ chuyên môn. Và mẹ có muốn biết họ đang nói gì về tình trạng của mình không? Dưới đây là 3 trong số đó:
  • Độ mở cổ tử cung: Trong thai kỳ của bạn, cổ tử cung của bạn được chặn lại bởi một nút nhầy để ngăn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung. Những cơn co thắt trước và trong quá trình chuyển dạ có tác dụng làm lỏng nút nhầy này (tạo nên một màn trình diễn máu me) và mở rộng cổ tử cung của bạn từ 0 đến 10 cm nhắm giúp bé con của bạn có thể qua được đường sinh.
  • Độ xóa (mờ) cổ tử cung: Tức việc mô cổ tử cung mỏng hoặc mềm đi, được đo bằng tỷ lệ phần trăm, trong đó 0% có nghĩa chưa xóa chút nào, và 100% có nghĩa đã xóa hoàn toàn. Một khi cổ tử cung của bạn đã xóa 100%, con bạn đã sẵn sàng được sinh ra.
  • Độ lọt của ngôi thai: Vị trí đầu của con so với các xương chậu của bạn, được tính từ -5 cho đến 5. Số 0 có nghĩa đầu của bé đã thẳng hàng với các xương chậu của bạn; số dương có nghĩa bé đang trượt xuống và đã chuẩn bị chui ra (số dương là tốt!).

Hoạt động cho mẹ tuần này.
Tiếp tục thư giãn và sẵn sàng sinh con. Đến tuần này, hầu như mẹ đã "tạm trú" ở bệnh viện phụ sản để chờ sinh rồi. Hãy cứ thư giãn và theo chỉ định của bác sĩ. Từ giờ đến lúc mẹ được gặp con chỉ còn tính bằng giờ nữa mà thôi.
Chúc bạn "mẹ tròn con vuông"!
Nguồn: webtretho

Mang thai tuần thứ 38


Chúc mừng bạn đã đi đến tuần thứ 38 của thai kì. Mặc dù có thể bạn đã từng nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ đạt đến mốc này, thì giờ hãy coi đó như một sự khen ngợi dành cho mình. Bạn có thể cảm thấy quá mệt mỏi trong suốt thời kì thai nghén rồi và bây giờ bạn chỉ muốn nó kết thúc mà thôi. Bạn cảm thấy việc đi đứng, sinh hoạt càng ngày càng rất bất tiện và năng lượng của mình đi đâu hết mất. Rất là khó để tập trung lâu vào việc gì đó hoặc là đặt ra các kế hoạch cho em bé. Như thể là cuộc sống của bạn đang bị treo lơ lửng trong thời gian này.

Thời điểm này việc “làm ổ”, đứng, sinh hoạt càng ngày càng rất bất tiện và năng lượng của mình đi đâu hết mất. Rất là khó để tập trung lâu vào việc gì đó hoặc là đặt ra các kế hoạch cho em bé. Như thể là cuộc sống của bạn đang bị treo lơ lửng trong thời gian này.

Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng coi cái mốc 38 tuần là lúc bắt đầu có thể yên tâm ngơi nghỉ. Một số người sẽ thấy điên đầu về việc dọn dẹp và nhìn thấy bụi bẩn ở mọi góc nhà. Không có phòng nào sạch khuẩn cả và để chuẩn bị một căn nhà sạch tinh tươm chào đón em bé là ưu tiên số một của họ. Các ông chồng có thể cảm thấy điều này có chút gì đó buồn cười. Nhưng hiện tượng “làm ổ” này rất phổ biến và cũng hoàn toàn dễ hiểu khi các bà mẹ muốn có một môi trường sạch và an toàn cho em bé.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
  • Bạn sẽ phải trải qua nhiều cơn co thắt Braxton Hicks, vốn giúp thúc đẩy lưu thông máu đã được oxi hóa vào tử cung và bé. Đôi khi những cơn co bóp này rất mạnh nhưng bạn cũng không cần phải bận tậm trừ khi bạn cảm thấy đau. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế, sẽ dễ chịu hơn nhiều.
  • Nếu bé đã chúi xuống khung chậu của bạn thì hình dạng cơ thể bạn sẽ thay đổi và mọi người thường trêu là bạn “đã tụt”. Mặc dù điều này làm cho bạn dễ thở hơn nhưng áp lực lên bàng quang của bạn sẽ lớn hơn. Nhà vệ sinh sẽ là nơi mà bạn viếng thăm nhiều nhất. Hãy tin tưởng rằng mọi thứ đang tiến triển tốt.
  • Nếu nước ối của bạn rỉ ra từ âm đạo, những cơn co bóp đến khoảng 15 phút một lần, hoặc là những cơn đau lưng dồn liên tiếp, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ. Tất cả đều có thể là triệu chứng của một cơn đau đẻ thật sự.
  • Bạn sẽ cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn ở khung xương chậu. Nếu bạn đã từng có em bé trước đây, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bạn không thể giữ được em bé nữa đặc biệt là khi bạn đứng. Các cơ xương chậu đang phải làm việc hết sức mình để giữ được trọng lượng tập trung của tử cung và giống như cái dây bị căng quá đà, nó vẫn chùng xuống ở những điểm quan trọng. Cố gắng ngồi khi có thể. Hãy tìm một chiếc ghế thoải mái, uống nước, đọc sách và nhớ để điện thoại bên cạnh. Bạn không cần phải giải thích với bất kì ai khi bạn đã ở tuần thứ 38, đây là một trò chơi chờ đợi.
  • Vùng da bụng bị kéo dãn và căng như một cái trống. Rốn của bạn trông như thể nó bị bục ra ngoài và vết rạn da của bạn sẽ có màu tím hoặc màu đỏ đậm. Bạn có cảm giác da bụng của bạn không thể căng hơn được nữa nhưng không phải thế. Nếu bạn vòng tay xung quanh xuống dưới bụng bầu, các ngón tay của bạn thậm chí còn không chạm được vào nhau.
Thay đổi tâm lý
  • Bạn sẽ cảm thấy ruột gan nóng như lửa đốt. Bạn đã mong chờ đến thời điểm này từ rất lâu rồi và nếu vẫn chưa có gì xảy ra, bạn có thể cảm thấy hơi thất vọng. Gia đình và bạn bè thân thiết sẽ thường xuyên hỏi thăm xem bạn đã đẻ chưa. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời cùng một câu hết lần này đến lần khác. Tốt hơn hết là bạn nhắn họ đừng sốt ruột, khi nào có tin mới bạn sẽ báo.
  • Bạn sẽ có một cảm xúc lẫn lộn mong chờ và háo hức, lo lắng và sốt ruột. Đây là một tuần của cảm xúc và nó có thể trở nên tồi tệ nếu bạn cảm thấy bạn không điều khiển được những gì đang xảy ra. Nếu bạn lo lắng bạn sẽ đối phó thế nào với cơn đau khi sinh con, hãy đọc tất cả những gì có thể về các cách giảm đau. Hãy nói với bác sĩ hoặc hộ sinh bạn muốn mọi việc diễn ra thế nào và lên kế hoạch đầy đủ cho việc sinh nở của mình.
Những thay đổi của em bé trong tuần này
  • Mặc dù có thể bạn cảm thấy mình đã mất hết cả kiên nhẫn, thì em bé cũng vẫn cứ ung dung như thường. Mặc dù trong bụng mẹ có ấm áp thế nào thì bé cũng sẽ phải ra ngoài sớm thôi chứ không thể ở lì trong đó được. Bé của bạn gập người một cách hoàn hảo trong tử cung đến nỗi mà sau khi sinh ra, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sao bé có thể nằm vừa khít trong cơ thể bạn. Những ngày ngay sau khi sinh, bé sẽ nằm và uốn người theo đúng tư thế ở trong bụng mẹ trong suốt thai kì.
  • Y tá hoặc bác sĩ sẽ hỏi bạn về những chuyển động của bé, bé có tích cực khua khoắng tay chân hay không, hỏi xem bạn có cảm nhận những thay đổi hoạt động của bé hay không. Họ thậm chí còn yêu cầu bạn ghi lại để mang tới khi đi khám thai. Bạn có thể phải làm CTG (ghi tim thai và cơn gò sản phụ), kiểm tra nhịp tim của bé cũng như các chuyển động trong tử cung. Việc làm này sẽ giúp bé được chăm sóc tốt hơn về sau.


Lời khuyên cho bạn
  • Đừng đợi đến phút cuối mới chuẩn bị đồ dùng để đi viện. Việc phải cố gắng tìm các vật dụng cần thiết vào những phút cuối này sẽ tạo ra quá nhiều áp lực không đáng có. Bạn chỉ cần mang ít đồ thôi vì nếu bạn sinh thường thì bạn phải ở lại bệnh viện nhiều nhất là 3 ngày. Hầu hết bà bầu đều mặc quần áo bình thường của họ chứ không mặc đồ ngủ, vì thế hãy chọn những bộ thoải mái, dễ mở ở phía trên nếu bạn định cho con bú.
  • Nếu bạn không định cho con bú, bạn cần chuẩn bị các vật dụng và công thức riêng. Hãy xác nhận lại với bệnh viện bạn cần sắp xếp những gì có thể để rửa và vệ sinh núm vú cao su cho con bạn.
  • Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi mang thai rồi và muốn được kích đẻ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Lựa chọn này phụ thuộc vào từng người, tuy nhiên rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc trước khi quyết định. Hãy lưu ý rằng đối với những trường hợp kích đẻ thì khả năng phải sử dụng đến dụng cụ sẽ cao hơn là chờ đến cơn đau đẻ tự nhiên.
Nếu bạn đã được chỉ định mổ đẻ thì bạn có thể sẽ được gặp bé vào cuối tuần 38 này.
Theo Huggies
Xem tiếp tuần thứ 39>>

Mang thai tuần thứ 37

Nếu đây là lần mang thai đầu tiên thì khả năng cao là bạn sẽ không sinh bé vào đúng ngày dự sinh và trên thực tế thì thường quá ngày dự sinh một ít. Ngay cả khi bạn chắc chắn 100% về các mốc ngày tháng của mình thì cũng không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ sinh vào đúng ngày dự định. Hãy cố gắng nghĩ thoáng đi và hãy tin rằng bé của bạn sẽ biết được nên sinh ra vào lúc nào là đúng nhất. Mỗi bé đều có những thời gian riêng để phát triển trong bụng mẹ và sẽ sẵn sàng cho cuộc sống của mình ngay khi ra đời. Mặc dù bạn có thể cảm thấy hồi hộp và háo hức chào đón bé nhưng đừng mong khoảng thời gian này trôi qua nhanh. Trong khi bé vẫn còn trong tử cung thì tất cả các nhu cầu của bé vẫn được đáp ứng vì vậy bạn sẽ không vất vả như sau này.

Có cách nào để biết liệu bạn có sắp chuyển dạ?
Ở tuần thai thứ 37 bạn sẽ cảm nhận được tất cả những đau nhức dù là nhỏ đến thế nào. Bạn sẽ băn khoăn không hiểu những gì mình đang cảm nhận là co bóp tử cung hay là đau đẻ sớm. Nhiều phụ nữ cảm thấy rất khó để xác định là họ có đẻ sớm hay không và để chắc chắn, họ cần phải đi khám ở tuần 37 của thai kì. Đừng ngại hỏi bác sĩ về vấn đề này. Thời điểm này bạn sẽ được kiểm tra theo từng tuần vì thế hãy cứ bày tỏ những thắc mắc của mình. Hãy ghi ra một danh sách những điều cần hỏi nếu bạn không thể nhớ hết một lúc, hoặc có thể nhờ chồng nhắc nhở bạn.

Ngày sinh đã gần kề rồi.
Hơn lúc nào hết, mọi người sẽ hỏi bạn rất nhiều về ngày dự sinh. Bạn sẽ nhận được nhiều lời hỏi thăm, thường là từ những người hoàn toàn xa lạ, có người cảm thấy thực sự hứng thú hoặc có người chỉ đơn giản là tò mò xem bạn đang cảm thấy thế nào. Hãy chuẩn bị cho những sự tò mò cũng như sự thông cảm từ những người phụ nữ khác đã từng trải qua thời kì này giống bạn. Cũng không cần phải nói chính xác về ngày dự sinh của mình. Không phải tất cả mọi người đều cần biết chính xác và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời lặp lại cùng một vấn đề nhiều lần

Những thay đổi sinh lý tuần này
  • Cũng giống như những thay đổi khác trong suốt 9 tháng thai kì, bạn có thể nhận thấy mình rậm lông hơn. Bạn có thể bị mọc lông trên mặt, trên lưng và thậm chí ở đầu vú. Nhổ những cái lông này đi không gây ảnh hưởng gì cả. Nhiều bà bầu vẫn duy trì lịch tẩy lông (waxing) bình thường của mình. Thông thường trước khi sinh bà bầu thường yêu cầu được tẩy lông mu. Việc này không hề ảnh hưởng đến em bé, nếu có thì cũng chỉ là làm bạn đau mà thôi.
  • Bạn có thể cảm thấy khô mắt như kiểu có cát trong mắt vậy. Đó là bởi vì có một lượng nước lớn tuần hòan trong cơ thể bạn dẫn đến hình dạng của tròng mắt thay đổi. Bình thường nước mắt vẫn làm trơn bề mặt ngoài của mắt nhưng bây giờ nước mắt không thể chảy theo đường bình thường, thay vào đó lại chảy xuống cổ. Luôn mang theo khăn giấy và nước nhỏ mắt nếu bạn cảm thấy khó chịu vì điều này.
  • Từ giờ trở đi bạn có thể không tăng cân nữa, nhưng em bé thì có. Bé vẫn được bao bọc bởi lớp mỡ dưới da cho đến khi được sinh ra. Não của trẻ sơ sinh chưa có cơ chế thích ứng với nhiệt độ hoàn chỉnh nên chúng cần có bộ đệm để cách nhiệt với các bộ phận quan trọng khác của cơ thể. 
Những thay đổi tâm lý
  • Bạn sẽ cảm thấy gần như sẵn sàng trong tuần này, như kiểu bạn đang trong tư thế chờ đợi mà chỉ cần đợi tín hiệu để tiến lên. Bạn sẽ không muốn đi quá xa khỏi nhà và cũng không muốn đi khỏi nhà trong thời gian quá lâu. Bạn có thể bàn bạc với chồng về các kế hoạch cho các khả năng có thể xảy ra nhưng bạn vẫn luôn nghi ngờ rằng bạn có thể bỏ quên điều gì đó.
  • Nếu bạn không còn nhiều thứ để chuẩn bị cho em bé , thì hãy nhìn lại những bức ảnh hồi nhỏ của bạn với chồng và chọn ra những nét bạn muốn con mình có. Với những phụ nữ đã có con rồi thì hãy nhìn những bức ảnh hồi bé của con bạn và mường tượng ra đứa bé sắp sinh lần này.
  • Hãy nhạy cảm với những tín hiệu cơ thể báo hiệu sự đau đẻ có thể bắt đầu. Xác định chính xác chất xúc tác cho quá trình đau đẻ là rất khó, mặc dù có giả thuyết cho rằng bé sẽ phát ra một loại protein để bắt đầu quá trình co thắt trong người mẹ.
Những thay đổi của bé trong tuần này
  • Bé sẽ tập thở nhiều hơn và cơ thể sẽ sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt nhiều hơn trong tuần này. Nếu bé được sinh ra đúng thời điểm thì phổi của bé sẽ đủ khả năng để hỗ trợ thở và không cần nhờ tới hỗ trợ y tế.
  • Bé nặng khoảng gần 2,9 kilôgam và dài khoảng 49 xen-ti-mét. Bé đã phát triển hoàn toàn để có thể thích ứng với một cuộc sống độc lập bên ngoài.
  • Não của bé vẫn tiếp tục phát triển kết nối các dây thần kinh và việc này vẫn tiếp tục trong suốt những năm tháng đầu đời của bé. Khi bé vẫn còn trong bụng mẹ, hãy thử đọc truyện, bật nhạc và hát cho bé nghe. Bạn hãy khuyến khích chồng bạn tham gia vào những khoảnh khắc này. Đừng lo, bé không nghĩ bố mẹ mình kì cục đâu, mà thực chất những tác động sớm đó sẽ giúp bé trở nên nhanh nhẹn và thông minh hơn.


Lời khuyên cho bạn
  • Hãy đến bể bơi đặc biệt khi bạn mang thai vào mùa hè. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì nước sẽ nâng đỡ cơ thể bạn. Đừng lo lắng vì vẻ bề ngoài của mình, sẽ không ai để ý đâu. Bơi lội và nổi trên nước là một các thức tuyệt vời để giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.
  • Đọc nhiều sách, xem phim, gọi điện cho bạn bè và viết một vài bức thư. Hãy tận dụng thời gian của bạn và tận hưởng những việc mà trước đây bạn không có thời gian để làm khi vẫn còn phải đi làm. Nếu mà bạn còn có những đứa con khác thì hãy tìm hiểu những hoạt động mà bạn có thể làm cùng con. Hãy để cho con tham gia vào việc chuẩn bị cho em bé. Hoặc nghĩ đến việc chuẩn bị món quà của em bé cho từng đứa con của bạn. Đây là một cách hiệu quả để thúc đẩy tình cảm anh chị em. Hãy nói chuyện với các con rằng ai sẽ là người trông chúng khi bạn vào viện và nói cho con biết con có thể vào thăm bạn và em bé. Những đứa trẻ được thông báo trước như vậy sẽ cảm thấy chúng có vai trò quan trọng và sẽ thích ứng với sự thay đổi trong gia đình dễ dàng hơn.
  • Hãy đến những buổi thăm khám trước khi sinh và biết được khi nào thì bạn không phải đến nữa. Nhiều phụ nữ có mối quan hệ rất thân thiết với y tá hoặc bác sĩ và họ sẽ cảm thấy buồn khi không được gặp bác sĩ hoặc y tá nữa.
  • Hãy để cho chồng ngủ ở chỗ khác nếu bạn cần thêm chỗ nằm. Chứng mất ngủ sẽ không được cải thiện nhiều và việc đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến anh ấy. Nếu bạn có giường riêng thì hãy sắp xếp gối xung quanh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Những tiếng động nhỏ từ quạt hay từ đài có thể giúp bạn ngủ dễ hơn. Hãy thử bật nhạc nhẹ nhàng và làm một số động tác thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.
<<tuần 36                                                                                                                                 Tuần 38>>

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Mang thai tuần thứ 36

Bây giờ trông bạn quả thật giống như một trái đào chín vậy, tròn trịa và đầy hứa hẹn. Cho dù bạn luôn trân trọng từng giây phút mang thai tính cho đến thời điểm này, thì một vài ý nghĩ đáng sợ, vẩn vơ vẫn cứ lảng vảng trong tâm trí bạn. “Bụng bầu mình có to quá không nhỉ”, “Bụng bầu mình có bé quá không?”, “Có chắc là con mình sẽ ra đời được không?”, và câu hỏi này thì mới thật là kinh điển đây: “Làm sao mà con chui ra khỏi người mình được cơ chứ?”. Phút trước bạn vừa cảm thấy thật bình thản thì phút sau đã lo sợ phát cuống lên. Chỉ hai tuần nữa là đến ngày dự sinh rồi, và đầu óc bạn chẳng nghĩ được gì ngoài chuyện đó. Cố gắng đừng suy nghĩ tiêu cực, mà hãy chỉ tin tưởng rằng cơ thể của bạn có đầy đủ khả năng để đưa em bé đến với cuộc sống này thật an toàn. Và hãy tin vào những người đang chăm sóc sức khỏe cho mình và sắp trợ giúp mình sinh bé. Dù gì đi nữa, cũng luôn có đầy đủ những thiết bị y tế và dịch vụ cấp cứu sẵn sàng trợ giúp bạn và con. Hãy nhớ, điều duy nhất bạn có thể chắc chắn về việc mang thai là sớm muộn nó cũng kết thúc, và với bạn thì sắp rồi.
Bạn sắp sinh em bé?
  • Một số bà bầu có thể sẽ sinh luôn trong tuần này. Nếu bạn cảm giác như thai nhi không có thêm sự phát triển gì, và các triệu chứng còn giảm dần nữa, thì hãy coi như đó là vì cơ thể bạn đang tập quen dần với thực tế là bạn sắp hết mang thai. Ở một số bà bầu, nút màng nhầy ở cố tử cung biến mất, và họ coi đó là dấu hiệu mình sắp chuyển dạ đến nơi. Thực ra thì, nút nhầy này có thể biến mất hàng mấy tuần trước lúc em bé ra đời, thế nên bạn cũng đừng phấn khích quá khi thấy hiện tượng này.
  • Hãy chốt lại danh sách tên cho em bé, và hãy vẫn sẵn sàng xem xét những cái tên mới. Nếu bạn là người hay hoài niệm, hãy nhớ lại những cái tên trong gia phả, và có thể chọn một cái tên của một ai đó. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng cuộc sống thay đổi rất nhiều cùng thời gian, những cái tên được cho là sang quý ở thế kỷ 19 có khi nghe lại hơi kỳ cục ở thời điểm hiện tại.
Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
  • Bạn cảm giác và thấy rõ mình to ra, và biết rằng cái bụng bầu là bộ phận đầu tiên trên cơ thể mình nhoài qua cửa khi bạn bước vào một căn phòng. Đã mấy tuần rồi bạn không còn nhìn thấy chân mình, và phần dưới bụng bầu cứ như thể không hề tồn tại vậy.
  • Bây giờ, tìm được áo quần vừa vặn cũng không dễ nữa, kể cả những chiếc “trung thành” nhất với bạn trông cũng như chực bung chỉ. Hãy sáng tạo một chút, và hãy mượn áo quần từ những người bạn đã có con rồi. Đó cũng là việc bình thường ở những tuần cuối này.
  • Tìm được một tư thế nằm thoải mái thì dường như là điều không thể. Nằm sấp thì chắc chắn là không được, mà nằm ngửa thì không tốt cho cả bạn và bé; lý do là một trong các mạch máu chủ (tĩnh mạch chủ) sẽ bị dạ con chèn ép nếu bạn nằm tư thế này. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt trên một chiếc gối.
  • Thời gian này, bạn nên tránh đám đông và người ốm. Không phải lúc nào cũng tránh được bệnh tật, nhưng hãy cố hết sức trong khả năng có thể. Bạn cần phải khỏe mạnh để chuẩn bị cho lúc lâm bồn, và cũng cần phải duy trì nguồn sức lực dữ trữ của mình nữa.
  • Bàn chân và mắt cá chân của bạn trông cứ như lẫn vào nhau. Điều này thực sự không có gì đáng buồn cười. Sưng tấy như vậy quả rất khó chịu. Có thể bạn đã phát ngấy việc phải mang mỗi một đôi giày ngày này qua ngày khác, nhưng cũng đừng lấy vậy làm phiền. Sau khi sinh con, đa phần các bà mẹ đi tiểu tiện rất nhiều, nghĩa là họ đang loại bỏ một lượng lớn các chất lỏng trong cơ thể qua đường tiểu. Bạn đừng nên mua giày ngay bây giờ; bàn chân của bạn sẽ sớm hết phù nề thôi.
  • Ngực của bạn có thể đang ra càng nhiều sữa non hơn, đến mức phải dùng miếng thấm thường xuyên. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đây, thì điều này lại càng bình thường. Cho dù bạn cảm thấy hai bầu ngực thật nặng nề và khó chịu, hãy nghĩ rằng chúng đang làm một công việc rất quan trọng, đó là sản sinh sữa để nuôi con bạn.
Những thay đổi tâm lý
  • Bạn hãy dành những khoảng thời gian ngồi thiền và thư giãn trong tĩnh lặng. Những công việc chuẩn bị phải làm quá gấp có thể khiến những bà mẹ tháo vát nhất cũng phải mất bình tĩnh; vậy nên, hãy dành cho mình những khoảng lặng như vậy để tập trung vào những gì quan trọng nhất. Đi tiệm mát-xa trị liệu, tham gia lớp Yoga dành cho bà bầu, đi bơi, hoặc đi bộ từng quãng dài là những cách để bạn giúp đầu óc mình thảnh thơi.
  • Có thể bạn đang có chút mặc cảm có lỗi với mấy bé lớn nhà bạn, vì bạn chuẩn bị sinh ra một thành viên gia đình mới và làm xáo trộn cuộc sống của chúng. Bạn có thể đang tự hỏi làm thế nào bạn yêu đứa con sắp tới của mình nhiều như những đứa bạn đang có đây. Đừng lo lắng phiền muộn về những khả năng khó mà xảy ra. Một cách tự nhiên, bạn sẽ yêu thương em bé rất nhiều.
  • Hãy mua sắm một vài thứ mới cho bé, cho dù bạn có thấy là bé chỉ cần thừa hưởng áo quần từ anh chị mình thôi là đã khá đủ rồi. Bạn cần làm gì đó để bản thân cảm thấy là mình đã cố gắng để trân trọng em bé, đúng nghĩa là một đứa trẻ đặc biệt và duy nhất. Hãy bảo anh chị bé viết thư cho bé. Khi mấy đứa trẻ lớn lên, những bức thư này có thể khiến chúng vui và nhớ rằng chúng cần yêu thương nhau như thế nào.
Những thay đổi của em bé trong tuần này
  • Em bé đã nặng hơn 3kg rồi, và cứ mỗi ngày cơ thể bé lại tăng thêm cân và sản sinh thêm mỡ. Chiều dài em bé phát triển chậm lại, và bé hiện dài khoảng 53cm, gần bằng chiều dài trung bình.
  • Bạn có thể sẽ thấy là em bé không cử động gì mấy nữa. Đơn giản là bởi vì trong bụng bây giờ đã quá chật chội, và bé dành chủ yếu thời gian để ngủ và nghỉ ngơi. Bé cũng cần để dành năng lượng cho sự kiện trọng đại và khó khăn sắp tới. Cũng có thể em bé của bạn lại có rất nhiều cử động mạnh và hăng hái trong thời gian này. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu gì bất thường, và bạn thấy em bé có vẻ kém hoạt bát một cách khó hiểu, thì cũng nên tin theo linh tính của mình và đi gặp bác sĩ hoặc hộ sinh để kiểm tra.

Lời khuyên cho bạn
  • Hãy nói chuyện với gia đình và bạn bè, những người vừa mới có em bé gần đây. Nếu họ có những trải nghiệm hay nào đó với bác sĩ nhi của con họ, bạn cũng hãy nói những điều này với bác sĩ của bạn. Nếu bạn có bác sĩ riêng, bạn có quyền yêu cầu để được tự chọn bác sĩ nhi cho con mình.
  • Hãy lên danh sách những ai có thể hỗ trợ bạn khi bạn sinh con. Tuy nhiên, cần tránh việc lên kế hoạch quá cụ thể và cứng nhắc. Việc làm này sẽ giúp bạn biết rằng xung quanh mình luôn có những người quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Chỉ cần biết như vậy bạn cũng đã cảm thấy khác lắm rồi.
  • Hãy để bạn đời thử chở bạn đến bệnh viện, để các bạn làm quen với lộ trình, nơi đỗ xe, biết phải làm gì nếu bạn đi sinh ngoài giờ làm việc, và những số điện thoại, thông tin quan trọng của bệnh viện mà bạn cần biết khi đi sinh.
  • Hãy sắp xếp ghế ngồi của em bé trên xe của bạn, và nhớ rằng điều quan trọng nhất là sự an toàn của bé. Tránh việc mượn hoặc mua một chiếc ghế đã qua sử dụng trừ phi bạn biết rõ lai lịch của nó. Những dụng cụ bảo đảm an toàn cho bé không phải là những thứ mà bạn có thể xuề xòa về chất lượng.
Nguồn: huggies
<<tuần 35                                                                                                                              Tuần 37>>

Mang thai tuần thứ 35

Bạn đã tiến đến rất gần ngày hạnh phúc đó rồi. Chỉ có bốn tuần nữa em bé sẽ sinh ra đời, và em bé vẫn đang dần hoàn thiện mình để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Giờ thì nếu có bị sinh non thì cũng gần như không còn vấn đề gì nguy hiểm với em bé nữa rồi.

Nhiều bà bầu đợi vào quý thai thứ 3 khá lâu rồi mới bắt đầu mua áo quần và các vật dụng cần thiết. Họ muốn chắc chắn mọi chuyện suôn sẻ, không muốn chuẩn bị sớm vì sợ “xúi quẩy”. Nếu điều này nghe có vẻ quen quen với bạn, thì bạn cần biết rằng khi thai nhi đã được 35 tuần tuổi, bạn có thể yên tâm là em bé không việc gì nữa rồi. Thường xuyên đến bác sĩ hoặc người hộ sinh của bạn để kiểm tra sẽ giúp bạn theo dõi được sát sao quá trình trưởng thành và phát triển của em bé. Bạn sẽ quen thuộc và nắm rõ được những thay đổi của cơ thể mình từ khi có em bé đến mức không nhớ nổi mình đã như thế nào trước khi mang thai.

Mình chưa sẵn sàng đâu
Có thể những tuần cuối này bạn sẽ không hề cảm thấy dễ chịu, nhưng bạn vẫn có chút gì đó thất vọng vì mình sắp không còn mang thai nữa. Bạn đã quen có em bé luôn ở bên trong mình, cảm nhận được từng cử động dù nhỏ nhất của bé, và có một mối dây liên hệ vô cùng thân thiết và đặc biệt với bé. Các bà mẹ mang thai có thể lo lắng rằng nhỡ đâu họ không thích con mình lắm sau khi bé ra đời, hoặc có thể không thực sự gần gũi bé được. Những nỗi sợ này cũng là thường tình, và dù không phải bà mẹ nào cũng nói về chuyện này thì việc có những hoài nghi như vậy cũng là bình thường. Hãy nhắc mình nhớ rằng, em bé luôn rất giỏi trong việc khiến ba mẹ mê tít mình, và hai bạn và bé sẽ là một bộ ba trời sinh.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
  • Lưng của bạn đau, xương chậu thì kêu răng rắc, và bàng quang thì chẳng thể chứa quá được vài mi-li-lít nước. Chào mừng bạn đến với những tuần cuối cùng của thai kỳ. Không mấy may mắn cho bạn là, những tuần cuối này của thai kỳ chỉ giúp ích cho bé chứ không có tác dụng gì với mẹ bé. Em bé của bạn thì đang ung dung tận hưởng cuộc sống ấm áp bên trong bụng mẹ, và bạn thì có chút gì đó cảm giác như mình là “phận tôi đày” vậy. Nếu bạn có cảm thấy như thế thì cứ yên tâm nhé, bạn cũng có quyền cảm giác vậy đấy.
  • Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời gian này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ phi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường hoặc nó khiến bạn rất khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.
  • Từ tuần này trở đi, thi thoảng bạn sẽ có một cảm giác thình lình như điện giật ở bàng quang của bạn. Bạn sẽ bị giật mình, và cảm tưởng như mình sắp són ra tới nơi. Chừng nào bạn không có các triệu chứng khác thể hiện có thể bị viêm nhiễm đường tiểu, thì bạn không nên lo lắng. Bởi nếu đây là con đầu lòng của bạn, em bé có thể đang chúi vào xương chậu của bạn và cái đầu bé xương xẩu kia ở cách cái bàng quang nhạy cảm của bạn không mấy xa đâu. Bạn có thể thay đổi tư thế một chút để cảm thấy khá hơn, nhưng dù sao thì đó cũng chỉ là vì dạ con của bạn đang trở nên quá chật chội mà thôi.
Thay đổi tâm lý
  • Cả hai bạn đều đang rất phấn khích. Đầu óc bạn sẽ thường xuyên mơ mộng, tưởng tượng em bé trông sẽ như thế nào, bạn sẽ bế bé ra sao, và tự hỏi bé sẽ bước vào cuộc đời mình như thế nào đây. Có thể bạn sẽ lo lắng và sợ hãi, không biết mọi chuyện có ổn với em bé không, mình sẽ phải sống ra sao nếu bé xảy ra chuyện gì.
  • Bạn có thể cũng sẽ lo lắng không biết mình sẽ sinh nở như thế nào. Khi sợ hãi những điều không lường trước được, chúng ta có xu hướng cứ nghĩ đến tình huống tồi tệ nhất, và tưởng tượng ra hệ quả thảm thiết nhất. Đa phần các bà bầu sẽ tìm đến những nguồn an ủi của mình, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Giữ khư khư nỗi sợ hãi trong lòng chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn, vậy nên bạn hãy tìm ai đó để giãi bày.
  • Nếu bạn đã đặt ngày sinh với bệnh viện, hãy đánh dấu trong nhật ký hoặc lịch của bạn. Hãy dành vài ngày tịnh tâm trước khi vào cuộc để bạn có thể ung dung tiến đến sát ngày quan trọng này. Những ngày cuối cùng của thai kỳ là một trò chơi chờ đợi, và ngay cả khi kiên nhẫn không phải là đức tính của bạn, thì bạn cũng hãy cứ bình tĩnh. Ung dung tự tại, để mọi việc thuận theo tự nhiên sẽ tiết kiệm được cho bạn những cơn nóng giận, lo lắng vốn không tốt cho bạn chút nào.
Những thay đổi của thai nhi trong tuần này


  • Tuần này em bé sẽ lên cân đáng kể đấy, khoảng chừng 500gr. Nếu bạn thấy đói, thì hãy cứ chiều theo cơ thể mình và cứ ăn. Năng lượng từ thức ăn bạn ăn vào sẽ được truyền thẳng đến cho em bé, giúp em bé dự trữ chất béo và đầy đặn ra.
  • Em bé giờ không còn nhiều không gian để xoay trở trong bụng mẹ nữa, nhưng vẫn có thể tìm cho mình vài tư thế dễ chịu. Bạn có thể cảm nhận thấy bé tỏ thái độ phản đối mỗi khi thấy chật chội quá. Một cú hích vào xương sườn hay xương chậu thường là một lời nhắc nhở rằng mẹ phải đứng lên, di chuyển một chút, hoặc thậm chí là lắc hông vài cái.
  • Lớp lông tơ mềm mại vốn đang phủ quanh cơ thể bé giờ sẽ lại thụt vào trong. Phần lớn sẽ chui lại vào trong ruột bé, trộn lẫn vào trong đám chất thải và sẽ được trút ra ngoài qua lần đi đại tiện đầu đời của bé sau khi ra khỏi cơ thể mẹ. Lớp màng mỡ Vernix Caseosa màu trắng bọc quanh da bé giờ đây cũng sẽ rút vào trong.
Lời khuyên cho bạn
  • Hãy chụp ảnh lưu lại kỷ niệm của những tuần cuối thai kỳ này để sắp xếp tất cả theo trình tự thời gian. Bạn rồi sẽ nhìn lại những bức ảnh này, và tự hỏi da mình còn có thể kéo căng đến mức nào. Hãy đo vòng bụng bằng một cái thước dây và đo đường kính đi ngang qua rốn của bạn. Hãy xem xem vòng bụng đã lớn nhanh như thế nào chỉ trong vòng vài tuần. Hãy ghi chép đánh dấu trong lịch của bạn và theo dõi sự tăng trưởng của bụng bầu.
  • Hãy siêng năng đọc tài liệu về việc sinh con để có một cuộc sinh nở chủ động và suôn sẻ. Những bậc cha mẹ đã có chuẩn bị về kiến thức sinh con thường sẽ thấy mình trở thành một phần trong cuộc sinh nở đó, chứ không giống như người ngoài cuộc, chỉ biết đứng nhìn. Nếu bạn dự định sinh ở nhà, hãy nói cho hộ sinh biết bạn đang cần những gì. Hãy lập một danh sách những số điện thoại cần gọi khi khẩn cấp, và đặt ngay cạnh điện thoại của mình là tiện nhất.
  • Hãy gói ghém sẵn túi đồ đạc gồm những vật dụng thiết yếu để bạn đi sinh ở bệnh viện. Hãy nhớ các thứ sau: những vật dụng để tắm rửa và vệ sinh cá nhân, áo quần cho bạn và cho em bé, tã lót, thuốc men, thẻ bảo hiểm, chi tiết về gói bảo hiểm y tế, danh sách các số điện thoại của gia đình, bạn bè thân thiết; và quan trọng hơn cả: chiếc gối của bạn. Hãy nhớ là bạn không cần soạn đồ như thể bạn đang chuẩn bị leo lên tàu viễn dương thám hiểm biển Ca-ri-bê. Và nếu bạn có quên thứ gì thì bố em bé vẫn có thể mang vào bệnh viện cho bạn cơ mà.
Theo huggies
<<tuần 34                                                                                                                                Tuần 36>>

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Mang thai tuần thứ 34

Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi. Hoặc là bạn có thể cảm thấy ước gì mình đã mang thai được 40 tuần rồi, và chỉ muốn mấy tuần cuối cùng này biến quách đi.

Thời kỳ “làm tổ”
Đừng ngạc nhiên nếu một buổi sáng bạn thức dậy và cảm thấy như vừa bỏ được tấm màn che mắt mình. Bụi bẩn khắp mọi nơi và bạn không hiểu vì sao trước đây mình lại không nhận ra như thế. Chào mừng bạn đến với thời kì “làm tổ”. Nếu bạn từng cảm thấy rất mệt mỏi thì giờ đây bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tràn đầy năng lượng. Bạn muốn sắp xếp và phân loại lại tất cả mọi thứ, dỡ cái đống thùng hộp kia và lôi các thứ ra ngoài. Sau khi bé chào đời, bạn sẽ rất vui vì mình đã kịp dọn dẹp đồ đạc. Trong vài tuần đầu sau khi sinh bạn sẽ thấy mình không thể dành chút thời gian nào cho việc nhà. Cần nhớ rằng một số bà bầu sẽ hơi trái tính và đặt rất nhiều áp lực lên bản thân họ và người bạn đời. Hãy cố gắng tập trung vào chỉ một việc tại một thời điểm và hoàn thành nó trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Nếu gia đình và bạn bè ngỏ lời giúp đỡ thì đừng từ chối. Đây sẽ là thời gian của những mối quan hệ thực sự, và các bạn sẽ cùng nhau khiến cho việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé càng thêm phần hào hứng.

Có thể giải thích theo cơ sở sinh học cho việc những bà mẹ ở cuối thai kỳ cảm thấy họ cần phải sắp xếp lại “ổ” của mình. Bản năng tự nhiên của người mẹ là như vậy.

Những thay đổi sinh lý của bạn trong tuần này
  • Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì này. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.
  • Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.
  • Từ giờ cho đến khi sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.
  • Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.
  • Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.
  • Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.
Những thay đổi tâm lý
  • Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.
  • Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này.
  • Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.
Những thay đổi của em bé trong tuần này
  • Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.
  • Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.
  • Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.
  • Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.
mang thai tuần thứ 34

Lời khuyên cho bạn
  • Đừng quên đánh răng đấy! Viêm lợi có thể gây ra sinh non, thế nên việc đánh răng ít nhất hai lần một ngày, xỉa răng bằng chỉ nha khoa, và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Nếu suốt thai kỳ bạn vẫn chưa đi nha sỹ lần nào, thì hãy đặt hẹn ngay. Vi khuẩn gây sâu răng lây rất nhanh, và người mẹ sẽ dễ dàng truyền vi khuẩn đường miệng sang con thông qua nước bọt và hơi thở khi miệng em bé đang bị khô.
  • Bạn cần phải nghỉ trưa, nhưng chớ nên ngủ nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra chứng mất ngủ về đêm, vậy nên hãy cẩn thận với lượng thời gian bạn ngủ trưa cho dù bạn có mệt đến đâu.
  • Hãy tham khảo trang www.sidsandkids.org để có những thông tin hay, chuẩn xác, có cơ sở về việc chuẩn bị cũi em bé. Hãy làm theo hướng dẫn của họ về việc cho em bé ngủ một cách an toàn, và làm tất cả mọi thứ để giảm thiểu nguy cơ của chứng SUDI (Đột tử không thể giải thích ở trẻ nhỏ). Chuẩn bị sẵn đầy đủ thông tin luôn luôn rất quan trọng.
Nguồn: huggies
<<tuần thứ 33                                                                                                                     Tuần 35>>

Mang thai tuần thứ 33

Bạn đã ở rất gần tháng mang thai cuối cùng của mình rồi. Cũng đã sắp đến lúc bạn đếm ngược từng ngày, và có vẻ như chẳng mấy chốc mà bạn sẽ chạm đến cái đích của 40 tuần mang thai. Nếu bạn vẫn đang đi làm, thì đây là lúc bạn thu dọn để kết thúc công việc, vì thường thời gian nghỉ sinh bắt đầu từ trước khi sinh khoảng 4 đến 6 tuần.

Những ngày làm việc cuối cùng dường như trôi qua rất chậm chạp, bạn tưởng như chúng chẳng bao giờ kết thúc cả. Ngoài em bé ra, tập trung vào thứ gì bây giờ cũng quá khó khăn, và bạn thấy mình như cứ trôi dạt vào những miền mông lung tưởng tượng nào vào đúng những lúc không nên nhất. Đây là cách mà tạo hóa chuẩn bị tâm lý cho bạn để bạn bước vào một trong những sự kiện đặc biệt nhất trong đời. Vậy nên, ít nhất cũng hãy cố gắng tỏ ra mình rất quan tâm chăm chú đến cuộc họp, cho dù thực ra bạn đang bận rộn nhẩm tính từng cái quần cái bỉm trong tủ áo quần của em bé!

Ồ, bạn sắp sinh rồi à?
Những tuần cuối cùng này là lúc bạn nên dành thời gian để thư giãn và cảm thấy tự hào về những gì mà cơ thể bạn đang làm để nuôi dưỡng em bé. Cho dù đáng ra bạn phải cảm thấy rất mệt mỏi ở tuần thứ 33 này, thì vẫn có những điều dễ chịu để bạn tận hưởng. Thường thì mọi người sẽ đối xử rất tử tế với bạn, và luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu họ thấy bạn đang cần. Mọi người thường tò mò và quan tâm một cách chân thành về bạn, về em bé; và bạn sẽ thường được hỏi rằng bao giờ thì sinh, bạn có biết em bé là con trai hay con gái chưa, đây có phải là con đầu lòng của bạn hay không, v.v… Sự quan tâm, thích thú của mọi người thường dễ được lan tỏa, và điều này thường khiến bạn càng cảm nhận được rõ ràng rằng bạn sắp đón nhận một sự kiện rất trọng đại trong đời. Mọi người cũng rất dễ thông cảm với bạn, nên bạn không cần phải mất sức giải thích gì nhiều mỗi khi bạn muốn nghỉ ngơi thay vì tham gia một vụ tiệc tùng hay tụ tập nào đó. Và sự thật là bạn sẽ muốn làm như vậy, nhất là nếu bạn mang thai vào mùa hè, khi mà việc phải ì ạch mang vác một chiếc bụng bầu bự quả là một thử thách.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
  • Nếu em bé của bạn đến giờ vẫn còn đang nằm ngôi ngược, thì hy vọng tuần này bé sẽ chuyển sang ngôi thuận. Điều này sẽ khiến cho bạn thở phào nhẹ nhõm, vì cái đầu nhỏ mà cứng và đầy xương kia sẽ không còn thúc vào ngay dưới mạng sườn của bạn nữa. Nằm ngôi thuận là tư thế thuận lợi nhất để em bé ra đời.
  • Lúc này, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non. Bạn sẽ thấy sữa đóng khô lại ở trên đầu vú mỗi khi cởi áo ngực ra. Ngực bạn càng trở nên nặng nề hơn và vằn vện những đường gân máu xanh. Hãy nhớ mặc áo ngực dành cho thai phụ, và cỡ loại vừa vặn, phù hợp với mình. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực mà hai bầu ngực nặng nề đang đặt lên vai và lồng ngực của bạn.
  • Khối nước ối bao bọc em bé đang đạt khối lượng lớn nhất, và từ giờ nó sẽ chỉ giảm dần đi. Dịch ối có mùi rất đặc trưng, và không hề giống mùi nước tiểu. Ở giai đoạn này, các bà mẹ mang thai thường hay nhầm lẫn, không biết họ đang bị đái rắt hay rò nước ối. Nếu bạn nghi ngờ màng ối của bạn bị vỡ, hãy nhờ bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn kiểm tra. Họ sẽ xét nghiệm dịch này để biết nó thực chất là gì.
  • Bạn sẽ có thể cảm giác như tim mình đang đập loạn nhịp, hoặc đập nhanh hơn trong thời gian này. Bởi vì có nhiều thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ và vì cái khối lượng đang đè lên tim, việc tim đập nhanh là rất bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau ngực và khó thở, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay. 
Những thay đổi tâm lý
  • Một cảm giác nóng ruột thiếu kiên nhẫn bắt đầu len lỏi vào trong bạn. Bạn cảm thấy chờ đợi như vậy là quá đủ rồi. Bạn đã tưởng tượng hình dáng và khuôn mặt của con lâu nay, và giờ bạn chỉ muốn xem xem tưởng tượng của mình đúng đến đâu. Con mình liệu có cái mũi giống mình không? Liệu nó trông có giống bố chồng mình không? Liệu có phải là con trai (hoặc con gái) giống như mình mong muốn hay không? Có hàng triệu câu hỏi nhảy nhót trong đầu bạn. Hãy kiên nhẫn. Em bé vẫn đang lớn, và sẽ ra đời khi em bé đã sẵn sàng.
  • Bạn sẽ hơi ủy mị một chút, và dễ bị xuống tinh thần trong tuần này. Chân và lưng đau nhức cứ rút hết sức lực của bạn, và bạn giờ chẳng muốn làm gì nữa cả. Hãy chiều theo những gì mà cơ thể đang cố gắng nói với bạn: nghỉ ngơi một chút, và hãy thư giãn, đừng bắt bản thân mình phải cố gắng quá khi không cần thiết. Hãy bỏ ra hẳn mấy ngày để thư giãn nếu bạn có điều kiện làm vậy. Bạn vẫn chưa đến lúc sinh, thế nên hãy chăm sóc, nuôi dưỡng bản thân mình cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thật là khó để nhớ đến thai kỳ như một quãng thời gian khỏe mạnh bình thường trong đời. Đôi khi nó trở thành một gánh nặng, nhưng đối với phụ nữ mạnh khỏe và đầy đủ khả năng sinh sản, thì mang thai là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Hãy bình thường hóa nó, đừng nhìn nó như thể một cái gì đó bất bình thường và cần được chữa trị.
Những thay đổi của em bé trong tuần này

  • Não của em bé sẽ phát triển rất mạnh vào thời gian này. Tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển để đến khi sinh ra, em bé sẽ hoàn toàn đủ khả năng để tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Hãy nhớ ăn các thức ăn giàu Omega 3 và DHA, những thức này rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của não. Các loại dầu cá như dầu cá hồi, cá xac-đin và cá ngừ là những nguồn thực phẩm rất tốt có chứa các chất này.
  • Tuần này, em bé sẽ tăng thêm khoảng 450gr nữa. Cơ thể tiếp tục có thêm nhiều mô mỡ để bảo vệ em bé lúc sinh ra. Đa phần các em bé sẽ bị giảm cân trong khoảng một tuần đầu sau khi sinh, hệ quả của việc sử dụng nhiều năng lượng. Tuy nhiên, sau khoảng hai tuần, đa số trẻ sơ sinh sẽ lại lên cân bằng với lúc mới sinh, hoặc cũng trên đà đạt được số cân cũ.
  • Em bé đã dài được khoảng 43.7 cm trong tuần này. Năng lượng được dồn để nuôi dài cơ thể giờ đây sẽ lại được tập trung để tăng số cân nặng. Trong vài tuần trước khi sinh, chiều dài em bé sẽ không tăng đáng kể, chỉ là vài cen-ti-mét mà thôi.
  • Em bé giờ đây sẽ không mấy khi cử động kiểu xoay tròn nữa, đơn giản là bởi vì tử cung đã quá chật chội để bé có thể chuyển động kiểu này. Nếu bạn cảm thấy có sự thay đổi trong cách chuyển động của em bé. 
Lời khuyên cho bạn
  • Nếu bạn định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tham gia một lớp hướng dẫn cho con bú. Đọc sách báo về việc làm sao để áp em bé vào ngực đúng cách khi cho bú sẽ rất khác với lúc quan sát trực tiếp. Đa phần các bà mẹ cho con bú đều gặp khó khăn trong thời gian đầu khi mới bắt đầu tập bú cho bé.
  • Hãy mua một số tấm trải ni-lông để đặt lên chiếu của bạn. Nếu bạn bị vỡ ối khi đang nằm trên giường, bạn sẽ thấy nhẹ cả người vì mình đã chuẩn bị trước. Cũng nên chuẩn bị một cái khăn bông trong xe của bạn nữa, phòng khi bạn cần đến nó. Nếu nước ối bị vỡ khi đầu của em bé vẫn còn nằm cao phía mạng sườn, thì có khả năng nước ối sẽ phun ra nhiều hơn so với khi em bé đã trôi xuống phía dưới, nằm ở phần xương chậu.
  • Nếu bạn vẫn chưa đăng ký gói dịch vụ sinh nở nào, thì bây giờ hãy chuẩn bị cho việc đó. Suy nghĩ xem bạn muốn sinh cách nào, và ai là người ở bên cạnh bạn khi bạn sinh. Hãy nhớ rằng, khi nói đến chuyện sinh con thì không có gì là chắc chắn, và ưu tiên lớn nhất của bạn vẫn phải là sức khỏe và hạnh phúc của bạn và em bé.
  • Hãy nhìn vào danh sách tên mà bạn muốn đặt cho em bé, và chọn lấy những cái nào nổi bật nhất, khiến bạn thích nhất. Có thể có những cái tên vừa tháng trước bạn còn rất thích thú, thì giờ đây đã bị đẩy sang cột “chắc chắn không chọn”. Nếu bạn và bạn đời không thể đồng ý về một cái tên, thì hãy để cho cả hai có thêm thời gian. Đừng đánh giá thấp khả năng của em bé, vốn có thể khiến cho bạn nghĩ tới một cái tên mà bạn chưa từng nghĩ ra. “Trông con mình giống như một…” là câu nói mà các ông bố bà mẹ khắp nơi trên thế giới thường thốt lên.
Theo huggies
<<tuần thứ 32                                                                                                                 Tuần thứ 34>>

Mang thai tuần thứ 32

Hệ xương của bé bấy giờ sẽ cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua âm đạo trong khi sinh. Cổ tử cung của mẹ sẽ giãn ra và mỏng dần. Giấc ngủ của mẹ gặp nhiều thử thách hơn vì cơ bụng của mẹ bây giờ bị co rút nhiều hơn.
Nhật ký bé trong bụng mẹ - Tuần thứ 32

Ngày thứ 218: Bé mở miệng rộng hơn một chút và có thể ngáp lớn nữa đấy. Đó là dấu hiệu cho thấy bé biết mỏi mệt khó chịu, buồn tẻ và tất cả được biểu lộ trên cơ mặt của bé.

Mẹ làm cho bé: Hãy bổ sung thêm omega-3 vào khẩu phăn ăn mỗi ngày để giúp não bé phát triển tốt hơn. Chất này có phổ biến trong thịt bò và các loại cá.

Ngày thứ 219
: Hệ miễn dịch của bé đã được trang bị để chống lại các loại bệnh nhiễm khuẩn.

Mẹ làm cho bé: Hãy cho bé sơ sinh tránh ra chỗ công cộng ít nhất là vài tuần sau sinh, bởi vì lúc này hệ miễn dịch của bé còn rất yếu, chưa phát triển toàn diện nên bé rất dễ bị nhiễm bệnh.

Ngày thứ 220: Móng tay bé lúc bấy giờ đã sắc và cứng hơn.

Mẹ làm cho bé: Mẹ sẽ phân vân chưa biết làm gì để bảo vệ an toàn cho bé khi về nhà? Thật ra thì mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này cho đến khi nào bé có thể tự bò đi vòng quanh được. Tuy thế cũng cần một số kiến thức cơ bản trong việc bảo vệ an toàn cho bé như: Bịt các ổ cắm điện, đóng chặt cửa sổ và ngăn lối cầu thang…

Ngày thứ 221: Hệ xương của bé bấy giờ sẽ cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua các thứ khác. Độ mềm và đàn hồi của hộp sọ giúp cho bé dễ chào đời hơn. (trượt qua khe sinh dễ dàng hơn).

mang thai tuần thứ 32 (1)

Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 32 - Ảnh: Inmagine

Mẹ làm cho bé: Hầu hết các mẹ đều muốn kết nối với bé ngay khi nhìn thấy bé xuất hiện, đừng lo lắng nếu mẹ cảm thấy tình mẫu tử không xuất hiện trong phút giây đầu hoặc một vài ngày sau sinh. Sự gắn kết ấy sẽ tiếp tục trong tuần tới vì nó là một mối liên kết sâu nặng.

Ngày thứ 222: Cơ thể bé bây giờ đang nằm gọn giữa tử cung mẹ, dĩ nhiên là có vài bộ phận bị chệch ra ngoài một chút.

Mẹ làm cho bé: Bởi vì bé có đến 266 ngày để đá, quẫy đạp trong tử cung của mẹ nên chắc chắn là mẹ cảm nhận được các chuyển động liên tiếp của bé. Bé có thể sẽ đá hoặc lắc lư…và khi ra đời, mẹ cũng nên cho bé được lắc lư trong xe nôi như thế.

Ngày thứ 223: Bé không còn tự do trôi nổi trong môi trường nước ối nữa nhưng dĩ nhiên là bé vẫn rất khỏe mạnh.

Mẹ làm cho bé: Cho đến tuần này, tất cả những vị trí mà bé di chuyển trong dạ con đều được xem là bình thường, theo đó, một số em bé sẽ bị đẻ ngôi mông (đầu lên trên, mông ngược xuống) không có gì lạ. Cứ 25 bé thì có 1 bé bị đẻ ngôi mông và thai nhi này hoàn toàn đủ tháng. Nếu làm siêu âm thì sẽ thấy mông thay thế vị trí cho đầu, bác sĩ sẽ đo kích cỡ em bé, khung xương chậu, tính toán giai đoạn mang thai… trước khi đề nghị mẹ nên sinh con theo phương pháp C-section (mổ lấy bé) hay sinh thường.

Ngày thứ 224: Thai nhi có thể thích nghe nhạc cổ điển hoặc những giai điệu tương tự như là những bài hát, câu chuyện…

Mẹ làm cho bé: Không quá sớm để tìm kiếm một nhà giữ trẻ ở trong vùng, không chỉ hữu dụng cho mẹ mà còn giúp bé hưởng được những lợi ích như là được chăm sóc và học tập từ bè bạn.

Nhật ký mẹ mang thai - Tuần thứ 32

Ngày thứ 218:
Mẹ sẽ bị ghẹo là “lồi rốn”. Hầu hết các mẹ ở mốc thời gian này là giai đoạn sẵn sàng cho việc “lâm bồn”. Tuy nhiên mẹ chẳng phải ngại ngùng vì điều ấy đâu.

Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ không muốn chiếc rốn lồi lên qua lần áo trông kém thẩm mỹ, hoặc nếu làn da của mẹ quá nhạy cảm, có thể sử dụng một loại cao dán có bán ở hiệu thuốc tây.

Ngày thứ 219: Mẹ có thể sẽ phải trải nghiệm cảm giác lượng ối trong bụng tăng lên cao trong chốc lát, tuy nhiên cảm giác này sẽ thay đổi trong vài tuần sau.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cần được rèn luyện 3 giai đoạn của tiến trình chuyển dạ . Giai đoạn đầu tiên là dài nhất (trên 20 giờ). Sẽ bắt đầu khi mẹ có cảm giác co thắt và cơn co thắt cứ thế sẽ tiếp diễn cho đến lúc tử cung giãn ra khoảng 10 cm. Đây là thời kỳ dọa sinh khi những cơn co thắt cứ diễn ra 5 phút 1 lần. Giai đoạn thứ hai thường diễn ra sau đó vài giờ, khi cổ tử cung giãn ra hơn 10 cm và kết thúc cuộc sinh nở khi bé ra khỏi bụng mẹ. Đây chính là giai đoạn gần tớiỉ thành công. Giai đoạn thứ 3 kéo dài từ 5-30 phút, bao gồm việc vệ sinh sạch nhau thai và sản dịch…

Ngày thứ 220: Cổ tử cung của mẹ sẽ giãn ra và mỏng dần đi để chuẩn bị mở khi sinh bé. Một số mẹ thì lại việc co giãn chậm lại và có phần bị lu mờ ở tuần cuối.

Mẹ làm cho mẹ: Vài tuần trước đó, bác sĩ sẽ kiểm tra độ giãn nở của cổ tử cung. Trong quá trình sinh nở, định lượng tính của nó sẽ là centimet. Nếu cổ tử cung mở ra khoảng 10cm thì tức là bé có thể chào đời

Ngày thứ 221: Giấc ngủ của mẹ gặp nhiều thử thách hơn vì cơ bụng của mẹ bây giờ bị co rút nhiều hơn.

Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ cần giúp đỡ để ngủ dễ hơn thì tốt nhất là đổi vị trí nằm, đi dạo, nghe nhạc, tắm nước ấm… Mặc đồ ngủ bằng vải sa-tanh cũng là một cách giúp mẹ thoải mái hơn khi ngủ.

mang thai tuần thứ 32 (2)
Giấc ngủ khó khăn hơn nhưng mẹ hãy cố gắng chợp mắt để giữ sức khỏe cho ngày lâm bồn sắp đến. Ảnh: Inmagine.

Ngày thứ 222: Bé lớn rõ nên bàng quang của mẹ phải chịu áp lực rất lớn do đó mẹ đi tiểu nhiều hơn.

Mẹ làm cho mẹ: Đừng từ bỏ thói quen tắm táp bởi vì việc tắm gội cũng là một cách để thư giãn và trong môi trường nước, mẹ có thể cảm nhận được sự quẫy đạp của bé rất rõ. Tránh thức uống chứa cafeein vì nó cũng làm mẹ buồn đi tiểu nhiều hơn.

Ngày thứ 223: Mẹ có thể phân vân khi hình dáng và kích cỡ của chiếc bụng mẹ không giống những bà mẹ khác.

Mẹ làm cho mẹ: Khi mang thai, cơ bụng sẽ khỏe hơn để mẹ có thể mang chiếc bụng chứa bé, lần mang thai đầu tiên có thể sẽ làm giãn cơ bụng đó chính là nguyên nhân mà lần mang thai sau cơ bụng bị yếu hơn. Sự khác biệt giữa các chiếc bụng bầu phụ thuộc vào vị trí của dạ con. Nếu bé quay mặt về phía mẹ, bụng của mẹ sẽ nhô ra nhiều hơn còn nếu bé xoay mặt về trước hoặc nằm nghiêng thì bụng của mẹ có vẻ bè hơn.

Ngày thứ 224: Bây giờ mẹ có thể vui sướng khi nghĩ đến hình ảnh dễ thương của thành viên nhí sắp ra đời. Đừng quá ngạc nhiên vì chỉ một lúc sau mẹ lại rơi vào tâm trạng mất tinh thần tự chủ hoặc kiệt quệ, giảm hormone và mất ngủ, đây là hiện tượng mà 7 trong 10 bà mẹ mắc phải trước và sau sinh.

Mẹ làm cho mẹ: Não và thân thể của mẹ cần có thời gian để hồi phục, mẹ cần có thời gian hòa nhập, thích nghi dần với cuộc sống mới. Hãy nhận hầu hết mọi sự giúp đỡ của mọi người trong một vài tuần đầu tiên và không quên chăm sóc chính mình lẫn em bé. Ăn tốt, nghỉ ngơi khi có thể, không nên ở một mình vì sẽ dễ rơi vào trầm cảm nặng. Hãy thổ lộ cùng bác sĩ và dĩ nhiên là mẹ sẽ được giúp đỡ ngay.

Nguồn: webtretho
<<tuần thứ 31                                                                                                   Xem tiếp tuần thứ 33>>                       

Mang thai tuần thứ 31

Bây giờ thì có muốn thì bạn cũng không tránh được sự thật rằng bạn đang mang thai. Cảm giác đau nhức chỗ này chỗ kia trên cơ thể, những cú hích đạp trong bụng luôn kéo bạn về với thực tại rằng mình đang mang em bé trong người.. Mọi người thường có xu hướng vẽ vời hình ảnh một người phụ nữ mang thai thật dễ thương và nữ tính, nhưng sự thật thì khác xa nhiều lắm. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng nếu bạn thấy mình không thật sự cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ. Đây là điều thường gặp ở các phụ nữ mang thai, nhưng lại không được nói đến nhiều.
Hít vào thở ra
Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, bạn sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi, chăm sóc khá chu đáo. Nhưng nếu bạn còn có những đứa con khác cần chăm sóc, cơ hội được nghỉ ngơi này sẽ bị hạn chế nhiều lắm. Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra vài phút yên tĩnh để thư giãn, chỉ tập trung “sống trong hiện tại” và ngừng lo lắng về tương lai. Mỗi khi có cơ hội làm điều này, hãy ngồi xuống, hít thở, thư giãn, và ngồ yên như thế. Chỉ đơn giản vậy thôi mà tốt cho cả bạn lẫn em bé đấy.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
  • Có thể bạn sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn này. Với những người đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Kể cả khi bạn cười to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, bạn cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Một số phụ nữ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống dở khóc dở cười. Bài tập xương chậu-sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của bạn khỏe hơn.
  • Nếu bạn đang mang kính áp tròng, thì giờ đây bạn sẽ cảm giác rất khó chịu. Sự ứ dịch và hình dáng mắt thay đổi sẽ dẫn đến việc tròng kính không còn vừa vặn với tròng mắt nữa. Nhiều phụ nữ đổi sang mang kính có gọng, đợi cho đến khi sinh con xong và mắt trở lại bình thường. Bạn hãy tránh việc lại có một đơn thuốc cho kính áp tròng mới vào giai đoạn này. Mắt bạn đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, và khám thị lực vào thời điểm này sẽ không chính xác.
  • Một người bạn cũ sẽ quay trở lại với bạn – chứng ợ nóng. Em bé đang đẩy dạ dày và ruột bạn lên cao, ra khỏi vị trí bình thường. Nghĩa là bạn không thể tiêu hóa bình thường nữa. Một số thức ăn có thể khiến chứng khó tiêu và ợ nóng càng nặng, và thậm chí có thể làm muối mặt bạn lúc nào không hay. Những thủ phạm nguy hiểm nhất là đồ ăn cay, nóng, hay một bữa ăn thật no. Hãy hỏi bác sĩ hay dược sỹ của bạn về những loại thuốc làm giảm độ axit an toàn cho bạn, có thể sử dụng được khi đang mang thai. Sữa, da-ua, bánh sữa trứng và pho mát đều có thể sẽ giúp giảm chứng ợ nóng này.
  • Tuần này, những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho bạn để chuẩn bị cho lúc đưa em bé ra đời. Trừ phi bạn cảm thấy đau nhiều, hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhạ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn quặn thắt này.
Những thay đổi về cảm xúc
  • Giai đoạn này, tâm trạng của bạn thay đổi liên tục. Có thể bạn sẽ chán ngấy lên với hình dạng của mình, với việc mang thai. Hãy tìm những gì có thể làm cho bạn của vui, và nói cho bạn đời biết bạn cảm giác như thế nào. Các chị em phụ nữ khác cũng có thể là những nguồn hỗ trợ tinh thần to lớn. Hãy gọi điện hoặc gửi thư điện tử cho người nào đó quan tâm đến bạn và có thể lắng nghe bạn mà không hề phán xét. Bạn cũng có thể nói chuyện với các bà mẹ khác ở câu lạc bộ Huggies nữa.
  • Nếu bạn bị mất ngủ thì rõ ràng là tâm trạng thất thường của bạn sẽ lại càng tệ. Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định, và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi ngày để cơ thể bạn biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, và tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Nếu bạn đang đi làm, cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản thân mình quá cao.
Những thay đổi của thai nhi trong tuần này
  • Đến tuần 31 này, phổi của em bé càng hoàn thiện hơn nữa. Giả sử em bé của bạn ra đời ngay vào lúc này, thì bé có thể cần phải có các thiết bị hỗ trợ thở, mà cũng có thể không cần. Cơ thể em bé đang sản xuất ra một chất có hoạt tính bề mặt có thể giữ cho các đường dẫn khí mở ra và không bị vỡ. Nếu bạn vào bệnh viện với nguy cơ phải sinh non, thì thường người ta sẽ tiêm cho bạn một liều cóoc-ti-zôn để giúp cho phổi em bé hoàn thiện hơn nữa.
  • Bây giờ là lúc lượng dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất. Bào thai có chừng môt lít nước ối, tạo nên một chiếc bồn tắm ấm áp vô trùng cho em bé của bạn bơi trong đó. Lượng nước ối cho thấy thận của em bé đang hoạt động tốt ra sao. Nếu thận hoạt động bình thường, chúng sẽ sản xuất chừng 500ml/ngày vào thời điểm này.

Lời khuyên cho tuần này
  • Hãy tiết kiệm một số tiền mỗi tuần để giúp cân bằng ngân sách gia đình sau khi bạn sinh em bé. Trở nên phụ thuộc về tài chính sẽ là một thay đổi lớn đối với nhiều phụ nữ, nhất là những người luôn tự hào về sự đóng góp của mình vào thu nhập của gia đình.
  • Bạn thường chỉ tập trung mua sắm cho em bé mà nhiều khi quên mất chính mình. Nên chăm sóc bản thân mình, và thi thoảng có thể có một chút “quỹ đen” cũng không sao. Những chỗ tiền giấu riêng ấy lại thường là điều khiến nhiều bà mẹ vui nhất mỗi khi ngân sách gia đình bị hạn hẹp.
  • Nên nắm rõ chu trình hoạt động và nghỉ ngơi của em bé trong bụng bạn. Nếu có gì thay đổi, hơn ai hết, bạn phải là người biết rõ cái gì là bình thường, cái gì không dựa vào những cử động của con bạn. Bây giờ dạ con của bạn đang khá là chật chội, nên sẽ không còn những cú trở nhào hay lật người vốn rất thường xuyên trước đây. Bù lại, bạn sẽ được “tận hưởng” hàng ngày những cú đá từ hai bàn chân khỏe khoắn, những cú chỏ vào mạn sườn, hay những cú đạp vào bàng quang của bạn. Hãy dành thời gian thư giãn với những chuyển động của em bé. Cho dù điều này là khó hình dung với bạn ngay lúc này, nhưng sự thực là nhiều bà mẹ nói rằng, sau khi con đã ra đời, họ thấy nhớ cái cảm giác có em bé cứ cử động bên trong bụng mình.
Nguồn: huggies
<<tuần thứ 30                                                                                                                    Tuần thứ 32>>