Hiển thị các bài đăng có nhãn tuần thứ 14. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuần thứ 14. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Mang thai tuần thứ 14

Tuần này, nhiễm sắc thể và mã gen di truyền đã hình thành rõ rệt. Qua hình ảnh siêu âm, có thể nhận biết giới tính của bé và tầm soát một số bệnh nguy hiểm. Lượng máu tăng lên khiến da dẻ mẹ hồng hào hơn nhưng cũng tăng lượng dầu nhiều hơn.

Nhật ký bé trong bụng mẹ - Tuần thứ 14

Ngày thứ 92: Hầu hết các bé con sẽ được bao bọc trong một túi ối ấm áp. Trong chiếc “tổ”ấy, có thể xác định được tính dị thường của gen (đặc điểm di truyền) và sự bất thường của các nhiễm sắc thể.

Mẹ làm cho bé: Nếu thai kỳ của mẹ được xem xét là có nguy cơ rủi ro cao, bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối trong khoảng thời gian này. Thủ tục khá đơn giản, họ sẽ lấy một ít dung dịch ối từ túi thai của mẹ để đem đi giám định. Phương pháp này đưa lại kết quả chuẩn xác trong việc đo độ mờ da gáy để tầm soát hội chứng Down, phát hiện sự dư thừa của nhiễm sắc thể thứ 21, khuyết tật ống thần kinh và xơ hóa gai cột sống.

Ngày thứ 93:
Hệ thống nhiễm sắc thể của bé đã đi vào hoạt động, dù vậy bé vẫn cần những kháng thể để bảo vệ bé chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.

Mẹ làm cho bé: Tránh xa các loại động vật, súc vật nuôi trong nhà để tránh một số bệnh truyền nhiễm.

Ngày thứ 94: Mẹ đã có thể thấy tất cả sự chuyển động và những cú đá, huých, thúc của bé…Mẹ thấy đó, bé đã biết phối hợp cơ thể nhiều hơn rồi.

Mẹ làm cho bé: Hãy bổ sung cho cơ thể những thức ăn hoàn hảo như là: quả hạnh, hạt hướng dương, hạt bí và trái cây khô. Những chất béo này không chứa cholesterol và giúp bé con trong bụng có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Ngày thứ 95: Tay, chân của bé dài hơn, các ngón bắt đầu mảnh hơn và chiếc bụng nhỏ của bé cũng tròn lên rõ rệt.

Mẹ làm cho bé: Đi du lịch bằng máy bay ở thời điểm này sẽ an toàn cho cả mẹ và bé. Bởi vì máy bay vốn là phương tiện bay trên áp suất không khí cao nên nguồn oxy của bé bị hạn chế hẳn. Trong khi đó hầu hết các hãng hàng không đều quy định thai phụ dưới 36 tuần thì có thể bay. Những chuyến du lịch hay những chuyến công tác nên được thực hiện trước tam cá nguyệt thứ 2 thì sẽ thích hợp hơn. Nếu mẹ buộc phải bay, hãy đứng lên đi vòng quanh vài giờ trước khi máy bay cất cánh để gia tăng việc lưu thông máu.

mang thai tuần thứ 14 (1)

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 14 - Ảnh: Babycenter

Ngày thứ 96: Bé đã có thể nuốt và đi “tè” cũng như nấc cụt trong bụng mẹ rồi.

Mẹ làm cho bé: Bây giờ bé cần rất nhiều chất đạm và sắt để phát triển. Hai chất này có nhiều trong trứng gà và cải bó xôi. Một nguồn khác cũng rất dồi dào chính là thịt, cá và ngũ cốc. Tăng cường thêm vitamin C với các loại trái cây vì chúng giúp hấp thu sắt cho cơ thể bé và mẹ.

Ngày thứ 97: Cần gia tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn để giúp xương bé chắc khỏe hơn.

Mẹ làm cho bé: Mẹ sẽ muốn tìm hiểu về những vật dụng cho bé sau khi bé ra đời như giường cũi, xe tập đ, đồ chơi…điều này là hoàn toàn có thể.

Ngày thứ 98: Giới tính của bé sẽ được khám phá nhờ kỹ thuật siêu âm.

Mẹ làm cho bé: Đừng đợi đến lúc biết được giới tính mới mua áo quần cho bé. Hãy chuẩn bị cho bé một tủ đồ rực rỡ màu sắc nhé.

Nhật ký mẹ mang thai - Tuần thứ 14

Ngày thứ 92: Bởi có quá nhiều các triệu chứng thai kỳ dồn dập, nó khiến mẹ cảm thấy hoang mang để đi đến quyết định làm những xét nghiệm nào là đúng và phù hợp với mình.

Mẹ làm cho mẹ: Trình bày với bác sĩ về những rủi ro (nếu có), kết hợp với kết quả xét nghiệm trước đó. Điều này có thể giúp định hướng được phương cách thông minh hơn và tốt nhất cho bé. Mẹ cũng có thể bàn bạc với ông xã mua bảo hiểm để bảo vệ cho các kế hoạch xét nghiệm thai kỳ của mình.

Ngày thứ 93: Mẹ đã có thể cảm nhận được những cơn đau rõ rệt ở dưới bụng và chân nếu xoay người, cười lớn hoặc ngừng hoạt động đột ngột. Điều này được biết là triệu chứng giãn dây chằng thai kỳ.

Mẹ làm cho mẹ: Tử cung lớn lên là nguyên nhân đẩy dạ dày co thắt và trải dài ra theo một lối khác. Nếu mẹ từng trải nghiệm triệu chứng đau dây chằng, tốt nhất hãy tìm kiếm một vị trí nằm thư giãn nghỉ ngơi thích hợp cho đến khi cơn đau lắng dịu. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, hãy tắm nước ấm. Nếu cơn đau dai dẳng, không dứt, nên gọi cho bác sĩ sản khoa.

Ngày thứ 94: Bởi vì chiếc bụng của mẹ lớn lên mỗi ngày nên trọng lượng liên tục thay đổi và mất cân bằng, hơn nữa mẹ cũng sẽ bị đau lưng nhiều ở thời điểm này.

Mẹ làm cho mẹ: Tránh đứng và ngồi lâu một chỗ, nếu ngồi trước máy tính quá lâu, hãy giúp cơ thể thoải mái hơn bằng cách đi dạo vòng quanh phòng. Tham gia những lớp học tiền sản với các bài tập yoga và thể dục nhẹ, nó giúp mẹ chống chọi với những cơn co thắt và những cơn đau nhức thai kỳ rất hiệu quả.

Ngày thứ 95: Thực tế hiển nhiên là cơ thể mẹ vẫn có thể thèm một vài thứ nữa cho đến khi bé chào đời. Giờ là dịp để ăn mừng có bé rồi đây.

mang thai tuần thứ 14 (2)

Mẹ có thể uống một chút rượu ở tuần này. Ảnh: Inmagine.


Mẹ làm cho mẹ: Mẹ có thể uống một chút rượu, bia nhưng tốt nhất là nên dùng nước ngọt nước trái cây hoặc xiro, hạn chế dùng thức uống có cồn.

Ngày thứ 96: Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, bải hoải, đầy bụng và khó tiêu sau mỗi bữa ăn bởi vì thức ăn nạp vào tiêu hóa rất chậm.

Mẹ làm cho mẹ: Với cảm giác lạ trên, tốt nhất mẹ đừng uống bất kỳ thứ gì sau bữa ăn mà nên uống xen giữa bữa để hạn chế chứng ợ nóng và khó tiêu đáng ghét này nhé.

Ngày thứ 97: Sự phấn khởi với cảm xúc làm mẹ khiến hầu hết gương mặt các thai phụ đều trở nên hồng hào và rạng rỡ hơn, đặc biệt là ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 bởi lượng máu được gia tăng hơn. Tuy nhiên đi kèm với điều ấy là lượng dầu trên mặt cũng tăng theo.

Mẹ làm cho mẹ: Tận hưởng những lời chúc mừng và sự quan tâm săn sóc của người thân bởi mang thai là một việc không hề dễ dàng.

Ngày thứ 98: Nhờ siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy các chuyển động bên trọng cơ thể của mình, háo hức nhìn ngắm bé yêu của mình và khám phá giới tính của con xem đó là một hoàng tử hay một nàng công chúa.

Mẹ làm cho mẹ: Cũng có khi kỹ thuật viên đọc sai kết quả giới tính của bé do chân bé khép lại khiến qua lớp cắt siêu âm, giới tính bé hiển thị không được rõ ràng lắm.

Nguồn: webtretho.com