Hiển thị các bài đăng có nhãn chuẩn bị mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuẩn bị mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Tư thế ngồi và nằm tốt khi mang thai

Khi mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng, thăm khám định kỳ, thì những tư thế, động tác trong sinh hoạt hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Dưới đây là những tư thế ngồi và nằm tốt khi mang thai để mẹ đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé.
Tư thế ngồi tốt khi mang thai
Ghế dành cho mẹ bầu không được quá cao hay quá thấp, ở mức khoảng 40cm là tốt nhất. Khi chuyển từ đứng sang ngồi, đầu tiên mẹ dùng tay chống đỡ vào đùi hoặc tay vịn gần đó rồi từ từ ngồi xuống. Khi vừa ngồi xuống, hơi nghiêng về phía trước một chút, hai tay đỡ phần lưng rồi tựa chầm chậm vào lưng ghế. Sau đó mới di chuyển phần mông vào trung tâm ghế, duỗi thẳng cột sống, tựa vào ghế ở tư thế dễ chịu nhất, hai chân để mở song song. Ở tư thế ngồi sâu vào bên trong ghế, lưng tựa thẳng vào thành ghế, đùi mở ngang sẽ giúp mẹ ít bị chứng đau lưng hơn.
Tốt nhất mẹ nên chọn ghế có lưng dựa. Tư thế chính xác là để phần lưng tựa sát vào lưng ghế, có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng nếu cần thiết. Nếu ngồi làm việc ở cơ quan, mẹ nên thường xuyên đứng lên đi lại một chút, bởi dù ngồi ở tư thế thoải mái thế nào thì cũng hạn chế tuần hoàn máu. Nếu phải làm việc nhiều bằng ghi chép hay dùng máy tính thì cứ cách một giờ nên thả lỏng một chút.
Đi xe trên đoạn đường dài cũng rất có hại cho cơ thể, nên mẹ đừng ngại tìm cho mình một chỗ thích hợp nhất để tránh mất cân bằng hay ngã ngào khi xe thắng gấp.
Tư thế nằm tốt khi mang thai
Trong 16 tuần đầu mang thai, mẹ hãy chọn tư thế nằm ngửa, chân có thể gác trên một chiếc gối để thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, đến giai đoạn gần sinh, cả phần bụng gần như bị tử cung chiếm hết. Nếu mẹ vẫn nằm ngửa thì tử cung sẽ đè lên động mạch chủ sau tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung sẽ giảm rõ rệt và trực tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng, cũng như sự phát dục của thai nhi.
Ngoài ra khi nằm ngửa, còn có thể tạo thành tĩnh mạch chi dưới bị co phồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Thế nên từ tuần thứ 16 trở đi, mẹ hãy chọn tư thế nằm nghiêng vì vừa có lợi cho cảm giác căng cơ, giải toải mệt mỏi, vừa tránh cho phần bụng to lớn đè lên mạch máu chính.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng khi ngủ. Ảnh minh họa: Internet
Nằm nghiêng trái hay nghiêng phải đều được, chỉ cần mẹ cảm thấy thoải mái là ổn, có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để chống đỡ phần bụng khi nằm nghiêng, hai chân cũng nên hơi co một chút. Đương nhiên còn một tư thế ngủ nữa mà các bà bầu cần hết sức tránh đó là nằm nghiêng theo kiểu co lưng (còn gọi là lưng tôm).
Tuy nói nằm nghiêng bên nào cũng được, nhưng thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể sẽ bất lợi cho sự phát dục của thai nhi và quá trình sinh nở. Nguyên nhân là do tử cung không ngừng lớn lên, các cơ quan khác trong bụng cũng bị chèn ép. Do vậy nếu mẹ hay nằm nghiêng bên phải có thể khiến niêm mạc tử cung bị căng, mạch máu bị kéo dãn và ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho thai nhi, dẫn đến thai nhi bị thiếu oxy mãn tính. Vì vậy tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu vẫn là nằm nghiêng bên trái.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Những bất thường ở nước ối

Bất thường nước ối là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Trên thực tế, bác sĩ thường dùng siêu âm để đánh giá tình trạng nhiều hay ít ối.
Thiểu ối
Thai phụ rơi vào tình trạng thiếu ối khi xoang ối bất kỳ có đường kính < 2cm. Thiếu ối là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Thiếu ối sẽ làm cho phổi kém phát triển, giới hạn sự vận động và phát triển chi, gây ra tình trạng tay chân khoèo, kém phát triển vùng cơ mặt. Thiếu ối khi chuyển dạ gây sinh khó, dây rốn dễ bị chèn ép, thai suy trong chuyển dạ.
Thiếu ối thường gặp khi:
- Thai nhi có những bất thường về thận, thai suy dinh dưỡng, khi thai gần ngày hoặc thai già tháng, rỉ hay vỡ nước ối.
- Cơ thể mẹ thiếu nước tạm thời cũng gây ra giảm ối. Trong trường hợp này, mẹ sẽ được khuyên uống nhiều nước và theo dõi lượng nước ối trong vài ngày sau đó.
Khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm tra tình trạng nước ối
Khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm tra tình trạng nước ối . Ảnh: Getty Images
Đa ối
Đa ối là khi xoang ối bất kỳ có đường kính >8cm.
Sản phụ sẽ thấy bụng to hơn bình thường, nhất là đối với đa ối cấp. Sản phụ sẽ thấy bụng to hơn tuổi thai, sờ vào các phần thai, nghe tim thai khó khăn. Đa ối thường gặp ở thai non tháng, đa thai, bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh.
Đa ối dẫn đến những nguy cơ cho thai nhi như sa dây rốn khi chuyển dạ, tử vong hay bệnh tật sau sanh non. Đối với bà mẹ đa ối cấp có thể gây chuyển dạ sanh non, khó thở; đa ối mạn gây băng huyết sau sanh và nhau bong non. Bác sĩ chuyên khoa có thể kéo dài tình trạng này bằng cách dẫn lưu ối để cứu cả mẹ lẫn con.
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Trong thai kỳ, thai phụ cũng có thể tự cảm nhận về những thay đổi: bụng to nhanh thậm chí căng to và khó thở, thấy tăng cân quá mức (ối nhiều, đa ối), hay bụng to không tương xứng với tuổi thai (thiếu ối). Với những thai thường cử động, rất ít khi có bất thường về nước ối.
Khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm tra tình trạng nước ối cũng như phát hiện sớm những bệnh lý của thai phụ hoặc thai có khả năng dẫn đến bất thường của nước ối.

Nguồn:http://www.ebe.vn/mang-thai/sinh-no/danh-cho-me/nhung-bat-thuong-o-nuoc-oi-1741

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai để dễ sinh con trai

Dù nói hay không nói ra, tâm lý của các ông chồng luôn muốn có một đứa con trai để “làm vốn”. Dù con cái là của trời cho, song các chị em cũng rỉ tai nhau nhiều cách để có thể mang bầu con trai. Với những gia đình đã có con gái một bề, việc “canh” con trai càng trở nên ráo riết.
Dựa trên nghiên cứu về nhiễm sắc thể (NST) tinh trùng X và Y, các ông bố bà mẹ muốn đẻ con trai cần thực hiện chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai như sau.
Ăn ngọt
Khi chuẩn bị mang thai, người mẹ nên thường xuyên ăn ngọt, không ăn chua hoặc thực phẩm lên men. Trước khi thụ thai 3 tháng nên ăn chế độ nhiều muối mặn hơn bình thường. Ăn thịt, cá, khoai tây, chuối và thực phẩm khô ướp muối; kiêng sữa, trứng, nước khoáng, cà chua, cà rốt… Sau khi thụ thai ăn trở lại bình thường.
Chuối là một trong những thực phẩm nên ăn nếu muốn đẻ con trai. Ảnh minh họa: Internet
Trước khi thụ thai 3 tháng nên ăn chế độ nhiều muối mặn hơn bình thường. Ảnh minh họa: Internet
Giao hợp trong ngày rụng trứng
Kiêng giao hợp nhiều ngày trước khi rụng trứng. Giao hợp 1 lần trong ngày rụng trứng. Tinh trùng X (nữ) nặng nề và chậm chạp, sẽ tới sau tinh trùng đực và không thụ tinh được.
Trong ngày dự định quan hệ, phụ nữ nên súc rửa âm đạo với môi trường kềm. Pha 9 gr muối trong một lít nước hoặc 9 gr bicarbonate trong một lít nước.
Trước giờ “lâm trận”, người chồng nên uống một ly… cà phê sữa đá hoặc một ly rượu hải sâm để làm “hăng sức” các tinh trùng đực.
Bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể quý ông càng mát mẻ thì càng dễ sanh con trai. Ăn mặc chật chội, tắm hơi quá nhiều sẽ làm giảm tinh trùng, nhất là giảm số tinh trùng Y (sinh con trai).
Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai tốt cho tinh trùng
Một chế độ ăn “tốt cho tinh trùng” nên đầy đủ ngũ cốc ít chế biến như gạo lức, bắp, khoai đủ loại… ; đậu hạt, đậu nành, rau trái cây đậm màu sắc tự nhiên xanh – đỏ - vàng (carotene, các carotenoid, lycopen… ), giàu chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E. Các thức ăn từ động vật như cá, thủy hải sản và chất béo ở mức độc vừa phải dưới 30% tổng số calo, cân đối giữa các chất acid béo no và kh ông no.
Rượu không chỉ làm cho các ông xỉn mà tinh trùng cũng “xỉn” luôn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng tác hại của rượu đối với tinh trùng có thể phục hồi 1 phần sau khi ngưng rượu một thời gian. Do đó, các đức ông chồng nên tạm chia tay với rượu để con yêu sau này được khỏe mạnh và thông minh nhé.
Nồng độ kẽm trong tinh dịch có liên quan trực tiếp đến độ di động của tinh trùng và nếu chế độ ăn thiếu kẽm có thể làm giảm cả về số lượng tinh trùng lẫn thể tích tinh dịch.
Lượng L-arginine đầy đủ cũng có vai trò quan trọng đối với độ di động của tinh trùng vì nó là tiền chất của tiến trình tổng hợp đa vitamin và cũng là tiền chất của oxyt-nitric. Oxyt-nitric hiện diện trong tinh dịch có vai trò quan trọng đối với sự di chuyển của tinh trùng. Sử dụng Arginine, liều 9g/ngày, có thể có đáp ứng tốt với một số trường hợp tinh trùng di động kém.
Để tăng cơ hội sinh con trai, chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai là tăng cường Natri và Kali. Nét chính của chế độ ăn này là tha hồ ăn mặn, được quyền ăn nhiều trái cây, bánh ngọt, sôcôla… để có dồi dào Natri và Kali.
Lưu ý: Chế độ ăn này cần thực hiện ít nhất một tháng trước khi thụ thai dù thói quen ăn uống tự nhiên của bà mẹ tương lai có khác xa. Dù sao cũng xin nhắc chế độ ăn quá mặn để lựa chọn con trai là thiếu cân đối, người mẹ (tương lai) nên cân nhắc trước khi thực hiện. Nên mau trở lại một chế độ ăn bình thường và hợp với khẩu vị hơn, nhất là khi biết mình đã đậu thai (dù chưa biết là trai hay gái).

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Những điều nên làm trong tuần đầu tiên - Chuẩn bị sức khỏe tốt nhất

Chuẩn bị sức khỏe tốt nhất
Điều quan trọng nhất bạn nên làm trong giai đoạn này là đảm bảo sức khỏe của bạn. Một sức khỏe tốt khi bắt đầu sẽ có ảnh hưởng lớn đến phần còn lại của thai kỳ. Bạn sẽ có thể kiểm soát những căng thẳng về cảm xúc và thể chất tốt hơn khi mang thai, em bé của bạn sẽ có cơ hội phát triển tốt, và thậm chí bạn sẽ có một cuộc sinh nở tốt đẹp và dễ dàng hơn. Nói một cách khác, chuẩn bị sức khỏe và thể chất là cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Trọng lượng cơ thể lý tưởng đóng một vai trò quan trọng, nếu mẹ thừa cân hoặc thiếu cân sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Cần tập thể dục và duy trì một chế độ ăn uống để có thể trọng lý tưởng. Ngưng sử dụng cà phê, rượu, thuốc lá và ma túy vì sẽ có hại cho em bé của bạn.
Chuẩn bị sức khỏe đón bé chào đời - Ảnh: sxc. hu
Các chú ý về y tế
Cần cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu bạn đang phải uống một loại thuốc nào đó, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ xem có được tiếp tục uống hay không. Bổ sung thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu chứa acid folic (lý tưởng nhất là nên uống trước khi bạn định có thai 3 tháng) để giảm các nguy cơ dị tật bẩm sinh cho con bạn.
Nếu bạn đang có ý định mang thai, bạn nên có kế hoạch kiểm tra sức khỏe tổng quát. Đảm bảo bạn đã miễn dịch với Rubella và thủy đậu, nếu chưa bác sĩ của bạn sẽ đưa ra lịch tiêm chủng và các xét nghiệm cần thiết, để bạn chuẩn bị một sức khỏe thật tốt sẵn sàng cho việc mang thai.
Bạn cũng nên đi khám răng, lấy cao răng để hạn chế viêm lợi, sâu răng và những bệnh liên quan khác đến răng miệng, vì khi mang thai, bạn rất dễ mắc phải chứng bệnh này.
Dành cho ba của bé
Mặc dù bạn sẽ không mang thai trong 9 tháng tới, nhưng chắc chắn bạn đóng một vai trò quan trọng. Thời gian chuẩn bị này có vẻ khó khăn, nhưng có thể bạn dành thêm thời gian để cùng nhau đi bộ trong công viên, chia sẻ về những kế hoạch sắp tới. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy cố gắng từ bỏ ngay từ bây giờ vì lý do an toàn sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Nguồn: ebe.vn