Hiển thị các bài đăng có nhãn 3 tháng đầu thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 3 tháng đầu thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 4 to bằng cái gì?

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 4 to bằng cái gì? Ở tuần thứ 4, phôi thai đang tăng trưởng rất mãnh liệt. Tim và hệ tuần hoàn của bé đã bắt đầu được hình thành. Tuy vậy, bé chỉ lớn bằng hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Hãy cùng http://nhatkymangbau.blogspot.com/ khám phá hành trình diệu kỳ này.

Bé phát triển như thế nào?

Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

Ống thần kinh, từ đó não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống sẽ hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho bé.

Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở tầng giữa, hay còn gọi là trung bì. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của bé bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập và bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương, và mô dưới da.

Lớp thứ ba, hay nội bì, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Mẹ có thể nhận thấy một số khó chịu khi mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai bắt đầu bị đau ngực, mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên trong những tuần đầu. Mẹ cũng có thể buồn nôn ở tuần này, mặc dù thông thường triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vài tuần tới.
Những người xung quanh sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự phát triển đang diễn ra bên trong bạn. Nhưng mẹ cũng phải kiêng những thứ có hại cho sự phát triển của bé như rượu, bia…


Mẹ có thể tiếp tục hoặc bắt đầu tập thể dục. Vận động sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng vì số cân nặng của bạn sẽ tăng. Thể dục cũng giúp ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ. Trong vài tháng tới, nhiều phụ nữ thấy rằng đó là một cách giảm stress tuyệt vời. Việc này cũng có thể giúp mẹ sinh nở dễ dàng và ít đau đớn hơn.

Ngoài ra, mẹ sẽ phục hồi dễ dàng hơn sau khi sinh con nếu tiếp tục một số bài tập thể dục phù hợp trong suốt thai kỳ. Nên chọn những hoạt động an toàn và vừa phải, bạn có thể cân nhắc môn đi bộ và bơi lội, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Giảm đau ngực: Nếu bạn cảm thấy đau ngực trong giai đoạn này, bạn nên xếp gọn những áo ngực hiện tại lại, tìm mua các loại áo ngực mềm mại, không có gọng sắt hoặc áo ngực thể thao để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc.

Nên làm trong tuần này:

Chọn một bác sĩ sản khoa uy tín và đặt lịch hẹn khám. Ghi lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ có thể xác định ngày sinh dự kiến và viết ra danh sách các câu hỏi cần biết.
Bạn nên tìm hiểu về bệnh lý của gia đình hai bên. Bác sĩ sẽ hỏi để biết về các bệnh mãn tính hoặc những bất thường di truyền trong gia đình.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Thai nhi 1 tuần tuổi to bằng cái gì?

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, 1 tuần tuổi, thai nhi có kích thước như thế nào, nhỏ bằng cái gì, Đây là câu hỏi vui trên mạng mà mọi người thường hay gặp.

Khi thai nhi 1 tuần tuổi thì lượng estrogen và progesterone trong máu gia tăng, báo hiệu cho niêm mạc mô êm ái bắt đầu lót đầy tử cung để chuẩn bị cho trứng đã được thụ tinh làm tổ.


Bé phát triển như thế nào?

Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.

Tuy thai đã được 1 tuần tuổi nhưng chưa hình thành. Trong cơ thể người mẹ đang diễn ra quá trình rụng trứng

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu từ 12 đến 16 ngày trước, vì vậy lúc này bạn đang hoặc sắp đến thời gian rụng trứng. Bác sĩ sẽ tính toán ngày sinh của bạn (và tuổi thai của bé) theo ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Thai kỳ kéo dài khoảng 38 tuần từ lúc thụ thai, nhưng thường rất khó để xác định chính xác khi trứng và tinh trùng kết hợp nên các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ tính là 40 tuần mang thai từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.


Rất nhiều thứ diễn ra trôi chảy để việc thụ thai xảy ra. Để tăng khả năng từ dau hieu mang thai, cần có sự giao hợp trong khoảng 72 giờ trước và 24 giờ sau khi trứng rụng, vì tinh trùng chỉ tồn tại không quá 72 giờ và trứng chỉ sống trong 24 giờ sau khi rụng.

Trước khi “gần gũi”, hãy nghiên cứu về sự rụng trứng để xác định cơ hội, tìm hiểu về tư thế giao hợp có thể giúp bạn thụ thai nhanh hơn và giảm những lo lắng không cần thiết cho bạn và người bạn đời. Bạn hãy tìm hiểu xem cần bao lâu để thụ thai vì hầu hết các cặp vợ chồng phải cố gắng trong một thời gian trước khi thành công.

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, nếu bạn đang cố gắng để có thai, cần phải dừng ngay các thức uống có cồn, không hút thuốc và uống bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả loại không cần kê toa, để cơ thể mình ở điều kiện tốt nhất chuẩn bị mang thai. Nếu đang uống thuốc theo toa, bạn hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. Đừng quên uống vitamin tổng hợp có ít nhất 400 mg axít folic (tốt nhất nên bắt đầu uống ít nhất 3 tháng trước khi muốn mang thai) để giảm những nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé.


Tạo không khí lãng mạn: Khi muốn có em bé, bạn nên tạo không khí lãng mạn bằng một bữa tối thắp nến và rải hoa xung quanh giường ngủ để vợ chồng cảm thấy gần gũi nhau. Sau vài tháng nỗ lực, bạn sẽ sẵn sàng chờ đón bé ra đời.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Dấu hiệu có thai sau 1 tuần mẹ bầu cần biết

Để biết mình có tin vui hay không, các chị em cần biết dấu hiệu có thai sau 1 tuần dưới đây.

- Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt

Nhiều thai phụ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, nếu thường xuyên chóng mặt, hoa mắt thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý, vì đây là 1 trong những dấu hiệu có thai sau 1 tuần, đây là biểu hiện của bệnh huyết áp thấp thai kì. Cũng nguy hiểm như huyết áp cao, thai phụ bị huyết áp thấp dễ bị mất nước khiến cho quá trình lưu thông máu vào bào thai bị chậm, đe dọa tính mạng thai nhi.

Nếu thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.


- Ra máu bất thường

Trong 3 tháng đầu, bào thai ở giai đoạn làm tổ và chưa bám chắc, vì vậy, nếu thấy có hiện tượng ra máu bất thường, mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Nếu lượng máu ra rất ít thì mẹ bầu có thể nghỉ ngơi để theo dõi tiếp. Còn trong trường hợp ra máu ướt băng vệ sinh, kèm theo đau bụng, chóng mặt, buồn nôn... thì phải đến bệnh viện để được xử trí. Những triệu chứng này nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

- "Vùng kín" ngứa và ra dịch hôi

Thấy ẩm ướt ở "vùng kín" là cảm giác chung của hầu hết các mẹ bầu. Hiện tượng này là dấu hiệu có thai sau 1 tuần hay gặp phải do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ gây ra.

Tuy nhiên, khi "vùng kín" bị ngứa và ra dịch hôi thì có khả năng mẹ bầu đang bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo khi mang thai không những khiến người mẹ cảm thấy khó chịu mà còn có thể kéo dài suốt thời gian thai kì, tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai...

Nếu không may bị viêm âm đạo trong thời gian này, mẹ bầu không tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế khám để có hướng điều trị phù hợp.

- Sốt cao

Sốt cao trong thời gian mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu mắc phải, đe dọa tính mạng và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Đặc biệt, nếu mẹ bầu có triệu chứng sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, đau khớp... thì cần đi khám ngay. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… và có thể dẫn đến điếc bẩm sinh ở thai nhi.

- Đau đầu dữ dội

Mặc dù dấu hiệu này không phổ biến nhưng không có nghĩa là chị em bầu bì có thể bỏ qua. Đau đầu dữ dội trong 3 tháng đầu thai kì là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm nguy cơ tiền sản giật - hiện tượng xảy ra khi huyết áp quá cao.

Tiền sản giật là bệnh thai kì rất nguy hiểm. Người mẹ bị tiền sản giật dễ bị co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật cũng có nguy cơ chậm phát triển hơn so với những bé khác.

Hãy đi khám và mô tả chi tiết với bác sĩ nếu bạn bị đau đầu, nhất là trong trường hợp thấy thị lực giảm đi nhanh chóng.

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu có thai sau 1 tuần thì nên chú ý và theo sự chăm sóc tư vấn của bác sỹ trong suốt thời gian thai kỳ.

Theo dantri

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Tránh đầy bụng khi mang thai

Bà bầu ăn gì để tránh đầy bụng

Chị em khi mang thai bị đau bụng trên, đau ngực có thể đó là một trong những dấu hiệu của đầy bụng khi mang thai. Hãy tham khảo 6 cách chữa chứng đầy bụng khi mang thai dưới đây nhé!
Tìm ra nguyên nhân gây đầy bụng
Cà phê, nước hoa quả đóng hộp, nước có ga, thức ăn có quá nhiều gia vị, thức ăn nhiều chất béo … chính là những nguyên nhân chính gây ra chứng này các mẹ nhé. Hãy hạn chế đến mức tối thiểu, tốt nhất là nên tránh tuyệt đối những loại thức ăn trên, chứng đầy bụng trong thai kỳ sẽ giảm đáng kể.
Chữa đầy bụng bằng kẹo dẻo
Kẹo dẻo vị đu đủ là kinh nghiệm được nhiều mẹ bầu chia sẻ thời gian gần đây để trị chứng đầy bụng khi mang thai.
Lưu ý khi ngủ
Khi ngủ, các mẹ nhớ kê đầu cao hơn bình thường một chút, phần lưng cũng vậy, kê cao khi ngủ sẽ ít gặp chứng đầy bụng khi mang thai hơn.
Tránh xa thuốc lá
Khói thuốc lá gây đảo lộn dịch vị dạ dày làm mẹ bầu có cảm giác đầy bụng ngay khi gặp mùi này.
Nên chia nhỏ bữa ăn
Chia nhỏ bữa ăn để giảm chứng đầy hơi thai kỳ. Ảnh: Getty Images
Không nên dồn vào 3 bữa mỗi ngày; chia nhỏ bữa ăn để giảm chứng đầy hơi thai kỳ là lời khuyên từ các chuyên gia. Mọi thức ăn đều phải nhai thật kỹ, chậm rãi, khi ăn nên ngồi một chỗ yên tĩnh. Vừa ăn, vừa uống cũng không tốt cho dạ dày của mẹ; nên uống nước trước hoặc sau khi ăn mới khoa học.
Nên đi bộ để kích thích tiêu hóa
Sau khi ăn 1 tiếng, hãy đi bộ để kích thích tiêu hóa; chỉ đi nằm sau khi ăn được khoảng 2 tiếng. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của mẹ bầu cũng như chứng đầy bụng thai kỳ.
Nếu đã áp dụng tất cả những cách này mà không có tác dụng với chứng đầy bụng khi mang thai thì bạn nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

3 tháng đầu thai kỳ: Những dấu hiệu nguy hiểm

Nếu bạn đang mang thai đứa con đầu lòng, bạn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và đôi khi nếu không đủ kiến thức cần thiết, bạn sẽ không biết khi nào thai kỳ đang gặp trục trặc. Hầu hết các mẹ bầu sẽ trải qua 3 tháng đầu hoàn toàn khoẻ mạnh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bạn sẽ gặp những bất trắc.
Dưới đây là những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng đầumangthai, nếu gặp phải bạn cần phải gặp bác sĩ ngay.
3 tháng đầu thai kỳ: Những dấu hiệu nguy hiểm
Nếu bạn đang mang thai đứa con đầu lòng, bạn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Ảnh: Getty Images
Buồn nôn, nôn ói quá nhiều
Dấu hiệu: Đó là dấu hiệu bình thường nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói một chút trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị nôn ói quá nhiều. Theo các chuyên gia, buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Khi bị nôn ói quá nhiều, mẹ bầu nên nhập viện để điều trị tình trạng mất nước và kiểm soát các cơn buồn nôn. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng, buồn nôn và nôn ói là dấu hiệu phổ biến 3 tháng đầu mang thai. Thông trường, triệu chứng này sẽ biến mất vào quý thứ 2. Và hầu như các mẹ bầu đã bị ốm nghén vẫn có thai kỳ phát triển bình thường.
Chảy máu âm đạo
Dấu hiệu: Mẹ bầu có thể phát hiện thấy một vài đốm máu nhỏ ở quần chíp, đó là hiện tượng bình thường trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều hoặc ra liên tục trong 2 giờ liền thì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Trong trường hợp này, máu thường có màu đỏ tươi.
Nếu mẹ bầu bị chảy máu và đau bụng kèm hiện tượng chuột rút – đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Trong trường hợp chảy máu âm đạo kèm đau bụng dưới dữ dội có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Tất cả những trường hợp này đều vô cùng nguy hiểm.
Khi phát hiện những triệu chứng trên, mẹ bầu cần gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ làm siêu âm, xét nghiệm để phát hiện nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp chỉ thấy xuất hiện đốm máu nhỏ thì không có vấn đề gì đáng ngại. Mẹ bầu chỉ cần quan tâm khi thấy hiện tượng này đi kèm chứng chuột rút, đau bụng.
Ngứa “vùng kín”
Dấu hiệu: Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.
Mẹ bầu đừng e ngại mà hãy nói ngay với bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Điều trị bệnh nhiễm trùng vùng kín khi bầu bí càng sớm càng tốt các mẹ nhé!
Sốt cao
Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang thai ba thang dau
Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời.
Ảnh: Getty Images
Dấu hiệu: Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng - ảnh hưởng xấu đến em bé.
Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.
Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn đang gặp phải như cúm, phát ban, đau khớp… để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.
Hoa mắt, chóng mặt
Dấu hiệu: Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, đó là dấu hiệu cần cẩn trọng.
Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên mẹ bầu nhé!
Đau đầu dữ dội, xuất hiện nhiều vết sưng
Dấu hiệu: Nếu bạn thấy đầu mình đau nhẹ trong những tháng đầu mang bầu. Hoặc bạn vẫn có những cơn đau nửa đầu thì hiện tượng này không có gì đáng lo. Bàn chân và mắt cá chân mẹ bầu bị sưng vì phù nề, giữ nước cũng vẫn là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đau đầu triền miên, ăn không ngon, ngủ không yên. Đồng thời bàn tay, mặt của bạn cũng sưng húp lên thì có thể bạn mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra khi mang thai do huyết áp quá cao).
Bạn nên yêu cầu bác sĩ thăm khám cẩn thận, đặc biệt khi bạn nhận thấy có dấu hiệu tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ, thị lực bị giảm đi kèm.
Đau buốt khi đi tiểu
Dấu hiệu: Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và gây sinh non.
Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.