Hiển thị các bài đăng có nhãn bà bầu ăn gì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bà bầu ăn gì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Tránh đầy bụng khi mang thai

Bà bầu ăn gì để tránh đầy bụng

Chị em khi mang thai bị đau bụng trên, đau ngực có thể đó là một trong những dấu hiệu của đầy bụng khi mang thai. Hãy tham khảo 6 cách chữa chứng đầy bụng khi mang thai dưới đây nhé!
Tìm ra nguyên nhân gây đầy bụng
Cà phê, nước hoa quả đóng hộp, nước có ga, thức ăn có quá nhiều gia vị, thức ăn nhiều chất béo … chính là những nguyên nhân chính gây ra chứng này các mẹ nhé. Hãy hạn chế đến mức tối thiểu, tốt nhất là nên tránh tuyệt đối những loại thức ăn trên, chứng đầy bụng trong thai kỳ sẽ giảm đáng kể.
Chữa đầy bụng bằng kẹo dẻo
Kẹo dẻo vị đu đủ là kinh nghiệm được nhiều mẹ bầu chia sẻ thời gian gần đây để trị chứng đầy bụng khi mang thai.
Lưu ý khi ngủ
Khi ngủ, các mẹ nhớ kê đầu cao hơn bình thường một chút, phần lưng cũng vậy, kê cao khi ngủ sẽ ít gặp chứng đầy bụng khi mang thai hơn.
Tránh xa thuốc lá
Khói thuốc lá gây đảo lộn dịch vị dạ dày làm mẹ bầu có cảm giác đầy bụng ngay khi gặp mùi này.
Nên chia nhỏ bữa ăn
Chia nhỏ bữa ăn để giảm chứng đầy hơi thai kỳ. Ảnh: Getty Images
Không nên dồn vào 3 bữa mỗi ngày; chia nhỏ bữa ăn để giảm chứng đầy hơi thai kỳ là lời khuyên từ các chuyên gia. Mọi thức ăn đều phải nhai thật kỹ, chậm rãi, khi ăn nên ngồi một chỗ yên tĩnh. Vừa ăn, vừa uống cũng không tốt cho dạ dày của mẹ; nên uống nước trước hoặc sau khi ăn mới khoa học.
Nên đi bộ để kích thích tiêu hóa
Sau khi ăn 1 tiếng, hãy đi bộ để kích thích tiêu hóa; chỉ đi nằm sau khi ăn được khoảng 2 tiếng. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của mẹ bầu cũng như chứng đầy bụng thai kỳ.
Nếu đã áp dụng tất cả những cách này mà không có tác dụng với chứng đầy bụng khi mang thai thì bạn nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Có bầu nên ăn gì để con phát triển tốt?

Có bầu nên ăn gì để con phát triển tốt?
Nhiều phụ nữ khi mang thai, do sợ mất thân hình thon thả nên tự ý ăn kiêng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời làm tăng nguy cơ sinh non. Nếu người mẹ ăn uống không hợp lý trong thời gian mang thai, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và thiếu sắt.
Vậy có bầu nên ăn gì để con phát triển tốt?
Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý trong thai kỳ (Ảnh minh họa: Internet)
Nguy cơ khi thai nhi thiếu dinh dưỡng
Những trẻ suy dinh dưỡng trong bụng mẹ khi sinh ra đều nhẹ cân, có chiều cao dưới trung bình và khi lớn lên có nguy cơ bị mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết như tiểu đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… Những trẻ này cũng dễ ốm ở năm đầu đời vì khả năng miễn dịch kém.
Dinh dưỡng trong quá trình mang thai
3 tháng đầu là giai đoạn hình thành thai nhi nên chị em hay có biểu hiện bị ốm nghén như: nôn nhiều, mệt mỏi, nhạt miệng, sợ mùi thức ăn… Điều này làm cho bà bầu thường không ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị. Có những người không tăng cân, có người bị tụt 1-2 kg. Tuy nhiên, thông thường hết giai đoạn này chị em sẽ ăn uống trở lại bình thường.
Trong thời gian này, bà bầu nên chú ý ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng mỗi bữa ít, chọn những loại không gây khó chịu, không kích thích gây nôn, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Sau khi ăn bị nôn thì khoảng 5-10 phút lại ăn trả lại nhưng số lượng ít hơn lần trước. Chú ý uống bổ sung axít folic, vitamin và muối khoáng, bù đủ nước.
3 tháng giữa và 3 tháng cuối là giai đoạn rất quan trọng vì thai nhi phát triển cho đến khi chào đời. Nếu người mẹ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, bà bầu cần ăn nhiều để bù lại giai đoạn trên do nghén
Thai kỳ cần tăng bao nhiêu kg là đủ?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, khi có thai cần tăng trung bình 9-12 kg là đủ. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi có thai mà sự tăng cân là khác nhau. Cụ thể, với người đã dư cân thì chỉ cần tăng 7-8 kg, người cân nặng trung bình cần tăng 11,5-16 kg, người mảnh khảnh cần tăng 12-18 kg.

Chế độ ăn cho phụ nữ mang thai
- Chị em cần tăng thêm 15 g chất đạm/ngày. Trong đó, đạm động vật gồm: sữa, thịt, trứng, thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… Chất đạm thực vật gồm: đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng, lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lượng chất béo nhiều giúp tăng nhiệt lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong chất béo.
Để đáp ứng số năng lượng và chất đạm trên bà bầu cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 30 g thịt hoặc 1 quả trứng và 3 bánh bích quy dinh dưỡng có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng hoặc một cốc sữa mỗi ngày.
- Cần ăn thêm bữa và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường thực phẩm giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, vitamin C và canxi. Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm.
Một số thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng… Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi. Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
- Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm… Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi đẻ. Trung bình ăn 6 g bột canh/ngày.
- Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
- Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.
- Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.
Ngoài việc ăn uống hợp lý, những chị em bầu có sức khỏe kém cần tạo cho mình cuộc sống vui vẻ, không bực tức, lo lắng để tránh stress. Chú ý nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhất là 3 tháng đầu. Cần phải vận động, đi lại, tránh nằm một chỗ (trừ trường hợp bác sĩ chỉ định), không thức quá khuya.