Hiển thị các bài đăng có nhãn mang thai tuần thứ 2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mang thai tuần thứ 2. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Mang thai tuần thứ 2

Cho tới thời điểm này bạn vẫn chưa thật sự mang thai, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc mang thai trong 2 tuần đầu tiên. Tuần thứ hai của thai kỳ cũng tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối hơn là ngày chính xác của thời điểm thụ tinh. Vì vậy tuần thứ hai của thai kỳ đánh dấu việc bạn chuyển vào thời kỳ mang thai, chứ không phải là tuần thứ hai của cuộc sống em bé trong bụng bạn.
Trong thực tế, vào tuần thứ 2, nàng trứng của bạn vẫn đang chín và sẽ rụng vào cuối tuần này (hoặc vào khoảng 2 tuần trước khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo) để chờ đợi một tinh trùng thật đẹp trai và khỏe mạnh. Và một chú tinh trùng may mắn sẽ đánh bại hơn một triệu tinh trùng khác trong cuộc tranh đua cao để gặp trứng và bắt đầu một cuộc sống mới. Mặc dù bạn chưa thật sự mang thai vào thời điểm này, nhưng bác sĩ sẽ tính đây là tuần thứ hai của thai kỳ.    
Điều cần làm trong tuần này, bên cạnh việc tham khảo ý kiến bác sĩ, bạn cần chú ý quan tâm đến lối sống, chế độ dinh dưỡng và thói quen của mình. Nếu bạn hút thuốc lá và uống rượu cần phải ngưng ngay lập tức, cắt giảm caffeine và nên đưa thêm 300 calo vào chế độ ăn mỗi ngày.Có một chế độ ăn lành mạnh, bổ sung thêm trái cây, rau quả, sữa, ngũ cốc mỗi ngày… nhưng cũng đừng nên có chế độ ăn quá nhiều muối và chất béo. Thêm vào đó, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn chống lại những triệu chứng ốm nghén và mệt mỏi khi mang thai.
Nguồn: ebe.vn

Bạn cần làm gì trong tuần thứ 2

Đây là thời gian để bạn giải quyết vấn đề lối sống. Bỏ thuốc lá, ngừng uống rượu, cắt giảm cafein và bắt đầu đưa thêm 300 calo vào chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Bắt đầu một thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau quả, trái cây, sữa ít béo, ngũ cốc. Một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn chống lại những triệu chứng mang thai không mong muốn như ốm nghén, chán ăn và mệt mỏi.
   
Ảnh: Getty Images
Chăm sóc sức khỏe
Lúc này bạn nên chọn trước cho mình một bệnh viện và bác sĩ mà bạn có thể tin tưởng để kiểm tra sức khỏe của mình. Bác sĩ gia đình hay nữ hộ sinh, bác sĩ nam hay nữ, quan trọng đó phải là một người bạn có thể tin cậy. Bạn muốn loại hình chăm sóc như thế nào, có muốn tham gia lớp học tiền sản không? Bạn có thể tham khảo ý kiến  bạn bè của mình, những người đã có kinh nghiệm đi sinh trước đó, từ đó có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân về một dịch vụ tốt nhất và hợp với mình. Khi chuẩn bị đầy đủ về tâm lý, yên tâm về dịch vụ, bạn sẽ sẵn sàng cho một giai đoạn mang thai và sinh nở tốt đẹp.
Nếu bạn đã có trải nghiệm về một thai kỳ có nguy cơ cao, điều cần làm là hãy tìm cho mình một bác sĩ có thể theo sát bạn suốt thai kỳ. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên về việc khám thai sớm cùng những hướng dẫn chăm sóc có lợi cho thai kỳ của bạn.
Dành cho ba của bé
Lời khuyên lúc này cho người quan trọng không kém đó là hãy sẵn sàng cho sự thay đổi. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều với sự ra đời của một em bé. Có rất nhiều thứ để học cách làm cha mẹ, và bạn cần có thời gian để học từ từ. Tuy nhiên, lúc này đây, bạn hãy cố gắng đối diện với những đang diễn ra trước mắt: những thay đổi tích cực sẽ diễn ra trong cuộc sống của bạn, một người phụ nữ đang lo lắng và cần được ôm ấp, vuốt ve, một trải nghiệm hoàn toàn mới. An ủi và trấn an là nhiệm vụ quan trọng nhất của tuần này và trong vài tuần tới. Và nếu hai bạn đang cố gắng để có thai tự nhiên, bạn sẽ có vai trò rất quan trọng trên giường ngủ nữa đấy. 
Nguồn: ebe.vn