<<tuần thứ 18
Bạn chẳng còn có thể ngủ sấp với cái bụng đã “lùm lùm”? Và ngay khi bạn vừa mới đặt lưng xuống giường thì dường như bé yêu trong bụng vừa tỉnh dậy! Có người bảo đó là các bà mẹ được “huấn luyện” trước để có thể thức dậy nhiều lần trong đêm khi bé ra đời. Biết thế, nhưng làm sao có thể làm lơ cái cảm giác “lùng bùng” trong bụng mình nhỉ? Nếu cảm thấy không thể ngủ được, bạn cũng đừng cố dỗ giấc ngủ nữa, mà hãy đi uống một ly sữa, ăn món gì nhẹ nhàng, tìm một quyển sách để đọc hoặc xem ti vi. Như thế bạn có thể thấy đỡ hơn.
Làm thế nào để bớt cảm thấy nóng bức?
Nếu cảm thấy quá nóng bức và không thoải mái với ga trải giường, bạn hãy sử dụng quạt hoặc máy điều hòa, bất kể đang là mùa nào trong năm. Bạn cũng có thể cởi bỏ bớt quần áo ngủ quá chật để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu ông xã tưởng như vậy là bạn “gợi ý”, thì bạn cứ nói thật là để bạn bớt nóng! Bạn có thể chườm khăn ướt trên trán, cổ và ngực. Đừng lo bị cảm lạnh, bởi vì cơ thể bạn sẽ tự biết khi nào là đến “ngưỡng” lạnh, trừ phi vùng điều khiển trên não bộ của bạn không chịu hoạt động.
Làm sao để cảm thấy yêu đời hơn khi mang thai
Hãy cố gắng dành thời gian thư giãn và tận hưởng thời kỳ mang thai của mình. Vào thời gian này, hy vọng các hiện tượng gây khó chịu cho cơ thể bạn đã chấm dứt, và bé yêu trong bụng cũng chưa quá lớn để gây ra những khó chịu khác. Bạn có thể cảm thấy rất hạnh phúc và yêu đời. Nhưng lúc khác, bạn lại cảm thấy mình bị mập và hơi chán. Cũng có thể bạn dễ nổi cáu trong chốc lát vì không hài lòng với ai đó hoặc vì những điều nhỏ nhặt. Hãy dành thời gian tập thể dục để giúp cơ thể bạn sản sinh endorphin, nội tiết tố giúp cảm thấy thư giãn. Bạn có thể đi bơi, đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hay yoga. Bạn cũng có thể dành thời gian ở một mình để cảm nhận và trò chuyện với bé yêu của mình, mà không nhất thiết phải có người nào khác bên cạnh.
Những thay đổi cơ thể trong tuần này
- Phần da ở chân và cánh tay bạn có thể xuất hiện các đốm nhỏ. Ở ba tháng giữa thai kỳ này, các bà bầu thường có vẻ xanh xao. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng bởi vì đây chỉ là một biểu hiện mức oestrogen cao trong cơ thể bạn chứ không phải những vùng này của bạn bị thiếu máu. Sau khi sinh, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
- Lúc này bạn đừng cố tìm rốn của mình rồi lại cúi thấp quá nhé! Nếu rốn của bạn trước khi mang thai hơi lõm thì đến lúc này nó đã bắt đầu hơi nhô ra. Ở tuần thứ 19, rốn sẽ phẳng ra bằng với vùng da chung quanh. Bé càng lớn lên trong bụng mẹ thì rốn mẹ càng nhô ra rõ hơn. Điều thú vị là, rốn của mẹ là một trong những bộ phận cơ thể sẽ thay đổi hẳn sau sinh bé. Do đó bạn đừng ngạc nhiên hay lo lắng nếu nó có vẻ hơi khác so với trước đây nhé.
- Đến giai đoạn này, bộ ngực của bạn có thể đã tạm dừng thay đổi và bạn cũng đã làm quen với dáng vẻ mới của ngực mình. Càng về sau, các núm vú sẽ to hơn và quầng vú có màu thẫm hơn. Bạn nên chọn loại áo ngực phù hợp để tạo sự thoải mái. Cỡ áo ngực của các bà bầu thường có thể tăng gấp hai, ba lần so với trước khi mang thai. Đây là những thay đổi tự nhiên để giúp cơ thể bạn chuẩn bị tạo sữa cho bé yêu sau khi sinh.
- Bạn sẽ nhận ra mình bắt đầu tăng cân nhiều hơn những tuần trước đó. Trong 10 tuần tiếp theo, số cân tăng thêm của bạn có thể sẽ gần bằng một nửa tổng số cân tăng thêm trong toàn bộ thời gian mang thai. Một trong những lý do là cơ thể bé yêu bên trong bạn đang phát triển các lớp mỡ và các cơ.
- Tự nhiên bạn thèm ăn những thức ăn kỳ lạ? Nếu bạn bắt đầu thấy thèm thuồng muốn nếm cát, than trong lò sưởi hay lò nướng, hoặc thậm chí một viên phấn, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đây là hiện tượng mà y học gọi là “Pica”, và tuy có vẻ kỳ quặc nhưng lại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân tiềm ẩn hơn, ví dụ những thứ đó chứa các chất mà cơ thể bạn đòi hỏi vì lý do nào đó. Tuy vậy, hãy chống lại sự cám dỗ đó, đừng ăn những thứ này nhé. Thay vào đó, bạn hãy đảm bảo một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về mùi vị lẫn thành phần.
- Ở giai đoạn này bạn có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Mặc dù đây chưa phải là những ngày cuối của thai kỳ, các bà bầu, đặc biệt là những người đang đi làm, cần chuẩn bị trước cho ngày bé yêu chào đời. Chẳng ai có thể dự đoán được thời khắc của sự kiện trọng đại đó, trừ bé yêu của bạn. Nhiều ông bố bà mẹ tương lai cứ nghĩ mình còn nhiều thời gian, hóa ra không phải. Vì thế, các bà mẹ cần lên kế hoạch sớm, tránh lâm vào cảnh bị động ở những giây phút cuối.
- Một số bà mẹ đã có con có thể cảm thấy khó chia sẻ tình cảm với bé thứ hai sắp ra đời. Đây là một tâm lý rất tự nhiên và có thể được giải tỏa giữa các mẹ thông qua tâm sự, chuyện trò với nhau. Bạn hãy yên tâm, bởi vì các bé có một khả năng tuyệt vời là làm cho bố mẹ yêu mình. Đừng tự làm khổ vì trí tưởng tượng của mình nhé!
- Theo bảng so sánh theo kích thước các loại trái cây, ở tuần thứ 19 này, bé sẽ có kích thước bằng quả chuối. Không phải như chuối tiêu đâu, mà quả chuối lớn đấy nhé! Trọng lượng của bé vào khoảng 240 gram, khá nhỏ nhưng sẽ còn tăng lên khá nhiều nữa đấy. Một gợi ý nho nhỏ đối với các bà mẹ muốn ghi nhớ về quá trình tăng trưởng của bé trong bụng mẹ, các số đo của bé khi chào đời là: trọng lượng 3,5kg, vòng đầu 35cm và chiều dài cơ thể 53cm, đều là sự kết hợp của các con số 3 và 5.
- Tuần này, não bộ và các cơ của bé đã phối hợp với nhau, có nghĩa là các cử động của bé trở nên ít ngẫu nhiên và bất chừng hơn bởi bé đã có thể điều khiển một phần hoạt động của cơ thể. Ví dụ như khi bạn nằm ở một tư thế đặc biệt mà bé không thích, bạn sẽ cảm thấy bé vặn vẹo để tìm không gian phù hợp. Các bé đúng là biết chọn lựa thật đấy nhỉ?
- Trong bụng mẹ, bé liên tục uống và nuốt nước ối. Chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và sau đó thải ra nước tiểu của bé sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai. Các chất thải bắt đầu hình thành trong ruột bé và sẽ được thải ra ở lần đi tiêu đầu tiên của bé.
- Bắt đầu từ tuần này, các mầm răng của bé được hình thành. Nước sinh hoạt ở khu vực các bà mẹ sinh sống nếu có bổ sung fluoride sẽ giúp ích cho quá trình này của bé. Nhau thai với nhiệm vụ lọc các chất sẽ chấp nhận fluoride nếu lượng hấp thu ở mức an toàn.
- Nếu bạn cảm thấy chân nhức mỏi, hãy xem xét cẩn thận giày dép bạn đang mang. Đôi chân của bạn sẽ thoải mái hơn nếu bạn đi giày đế thấp, dùng miếng lót hỗ trợ phần gót, hoặc đi giày lớn hơn kích cỡ thường mang trước đây.
- Nên tránh tiếp xúc với mèo hay dọn vệ sinh cho mèo bởi vì phân mèo có thể khiến bạn mắc bệnh truyền nhiễm toxoplasma nếu mèo nhiễm bệnh. Hãy mang găng và rửa tay cẩn thận sau khi đào bới ở những chỗ bẩn hay chỗ mèo từng đến. Bạn nên tránh ăn thịt tái, cần rửa sạch trái cây và rau, và uống sữa tiệt trùng để tránh nguy cơ nhiễm toxoplasma nhé.
- Hãy đem ra xem lại tập ảnh hồi bé xíu của bạn và của chồng nhé. Bạn thử hỏi bố mẹ mình xem hồi nhỏ bạn trông như thế nào, tính tình ra sao. Hãy chuẩn bị để bé yêu của bạn chào đời trong một gia đình gắn bó và đầy sẻ chia
Xem tiếp tuần thứ 20>>
0 nhận xét:
Đăng nhận xét