Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

6 món ăn khuya nhưng không mập

Một số bạn nữ vì công việc phải thức khuya, dẫn đến việc bạn phải ăn khuya nhưng rất sợ mập. Hãy lưu vào sổ tay của bạn 6 món sau đây nếu bạn "đói về đêm" nhé.
1. Trứng luộc
Trứng giàu protein, chất béo có lợi, hàm lượng calo thấp, mang lại cảm giác no lâu mà vẫn không gây tăng cân. Trứng luộc là món ăn được rất nhiều người lựa chọn cho “công cuộc” giảm cân. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn trứng 2-3 lần/tuần và mỗi lần chỉ ăn 1 quả.
Trứng luộc là món ăn được rất nhiều người lựa chọn cho “công cuộc” giảm cân. Ảnh: Internet
2. Sữa chua không đường
Các mẹ có thể yên tâm khi ăn sữa chua ban đêm bởi nó làm giảm cơn đói nhanh chóng. Nên chọn loại sữa chua không đường, ít béo. Sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 120 calo nhưng có tới 8 – 13g protein, vì thế rất có lợi cho cơ thể.
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là những loại ngũ cốc như lúa, lúa mì sau khi được chà xát lấy đi lớp vỏ trấu bên ngoài, hạt vẵn còn giữ màng cám, mầm, và phần chính của hạt gọi là phôi nhũ. Ngũ cốc nguyên hạt có thể làm no nhanh hơn là lúa mì hay gạo nên có thể ổn định được cơn đói. Ngũ cốc nguyên hạt còn giảm tốc nhiều bệnh như tai biến mạch máu não, hen suyễn và ung thư ruột kết.
4. Nước khoáng
Uống nước khoáng vào buổi đêm sẽ giúp kích thích hệ thần kinh, làm tăng cường thị lực và giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Mẹo nhỏ cho chúng ta khi uống nước khoáng vào ban đêm là đun nóng nước trong khoảng 3 – 5 phút. Cách làm này sẽ giúp tiêu diệt và giảm thiểu tác hại của các chất như clorua, nitrit… trong nước khoáng.
5. Hạnh nhân
Hạnh nhân có hàm lượng lớn chất xơ, protein và các chất béo chưa bão hòa. Hạnh nhân giúp giảm cơn thèm ăn nhanh chóng. Hạnh nhân còn có khả năng giảm mỡ bụng hiệu quả nhờ vào hàm lượng axit alpha-linolenic, có khả năng kích thích quá trình chuyển hóa mỡ thừa.
Hạnh nhân giúp giảm cơn thèm ăn nhanh chóng. Ảnh: Internet
6. Quả việt quất
Loại quả này có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi ăn một lượng lớn quả việt quất, sẽ làm giảm tới 73% số tế bào làm hình thành mô mỡ. Nếu chỉ dùng một lượng nhỏ, sẽ làm giảm 27% tế bào gây bệnh béo phì. Vì thế, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng việt quất làm thực phẩm chống đói cho bữa ăn đêm.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

6 mối nguy rình rập khi cho bé bú mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinhvà trẻ nhỏ, đặc biệt với những bé dưới 6 tháng, khi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Tuy nhiên, cũng chính vì trẻ dưới 6 tháng còn quá nhỏ, phụ thuộc vào sữa mẹ trong khi hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, vì thế nếu cho con bú không đúng cách cũng sẽ gây ra những mối nguy đe dọa sức khỏe của bé. Các mẹ đang cho con bú nên tránh những điều này.
Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinhvà trẻ nhỏ. Ảnh: Internet
1. Mặc quần áo bẩn cho con bú
Khi các mẹ nội trợ cơm nước cả ngày hoặc vừa đi làm về con đã đói khóc đòi ăn, nhiều mẹ không ngần ngại… vạch áo ôm con cho bú ngay. Hành động này đã khiến một loạt các vi khuẩn, vi trùng đe dọa sức khỏe sẽ tiếp xúc với da, mũi của bé. Bé đòi ti mẹ không phải cấp bách đến mức không thể chờ được vài phút. Vì vậy, trước khi cho con bú tốt nhất mẹ nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con.
2. Cho con bú khi tâm trạng xấu
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tâm trạng không tốt của mẹ sẽ khiến cơ thể tiết ra kích thích tố có hại. Điều đáng quan tâm ở đây là lúc này, sữa lại là kênh liên kết chính giữa mẹ và con nên những kích thích tố này sẽ qua sữa truyền vào bé. Chúng không chỉ tấn công hệ miễn dịch của con mà còn dẫn đến các vấn đề về phát triển. Chính vì vậy, nếu đang trong thời gian cho con bú, mẹ hãy cố gắng giữ cho cảm xúc của mình luôn là những niềm vui.
3. Cho bú nằm dễ bị viêm tai giữa
Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng, ngắn nên khi cho con bú nằm, nếu trẻ bị sặc, sữa rất có thể sẽ chui vào trong ống tai, gây viêm tai giữa. Mặt khác, cho con bú nằm cũng dễ khiến bé bị nghẹt thở, nguy hiểm cho con.
4. Vận động nặng khiến sữa mẹ bị chua
Khi cơ thể mẹ vận động sẽ sản sinh ra axit lactic, loại axit này sẽ khiến cho sữa mẹ bị chua. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà còn không tốt cho sức khỏe của em bé. Chính vì vậy, mẹ cho con bú không nên tập thể dục quá nặng và ngay sau khi lao động nặng cũng không nên cho bé bú ngay.
5. Nụ cười cũng là một… điềm xấu
Trẻ nở nụ cười sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái, tốt lành. Tuy nhiên nếu trong quá trình bú, tiếng cười của con có thể trở thành một “vũ khí” chết người. Khi bé cười to, thanh quản của bé mở, sữa có thể tràn vào gây sặc, nghẹt thở, thậm chí tử vong. Vì vậy mẹ không nên trêu đùa con khi đang cho bé bú. Hãy lặng lẽ để con ăn và chỉ chơi đùa sau khi bé đã ợ hơi.
6. Dùng áo lót, khăn xô có chứa sợi bông
Áo lót có chứa sợi bông hoặc những chiếc khăn lau ngực có sợi bông hóa học có thể còn vương lại trên đầu ti mẹ. Khi cho bé bú, những sợi nhỏ này sẽ theo sữa lọt vào cơ thể trẻ, gây hại niêm mạc dạ dày con. Chính vì vậy, lựa chọn áo lót cho con bú và khăn lau ngực cũng rất quan trọng mẹ cần chú ý.

Mẹ ăn gì để sinh con đẹp tựa thiên thần.

Đã làm mẹ ắt hẳn rằng ai cũng mong muốn con mình sinh ra được toàn vẹn, khỏe mạnh. Và còn hơn thế nữa, bé phải xinh phải không các mẹ? Vì thế, mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng theo từng thời kỳ để đảm bảo con sinh ra được khỏe mạnh, thông minh và xinh đẹp nhé.
Ăn để giúp con có làn da đẹp.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng, chế độ ăn uống có thể giúp “can thiệp” và làm bé xinh đẹp hơn ngay từ trong bụng mẹ. Ví dụ, nếu bạn muốn bé có một làn da trắng, hãy ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, nho, cam, súp lơ, dưa, hành tây, tỏi, táo.
Giúp bé có đôi mắt sáng.
Phụ nữ mang thai có thể ăn những loại thực phẩm giàu vitamin Anhư gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá tuyết, cà rốt, táo, cà chua, các loại rau xanh và trái cây khô. Những loại thực phẩm này có tác dụng thúc đẩy sự gia tăng hemoglobin và giúp trẻ có được đôi mắt sáng ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên cần bổ sung bao nhiêu vitamin A cho phù hợp với từng giai đoạn của thai kì thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.
Mẹ nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh, xinh xắn (Ảnh: Internet)
Để trẻ có mái tóc đen bóng.
Nếu bạn muốn con mình sau này sẽ có một mái tóc đen bóng thì hãy ăn thực phẩm có chứa vitamin B như thịt nạc, đậu, trứng, rong biển, quả óc chó, hạt mè, ngô. Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng những loại thực phẩm này có tác dụng giúp tóc của trẻ sẽ đen và bóng hơn.
Giúp đầu của trẻ phát triển cân đối.
Nếu khi mang bầu, bạn ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin D và canxi như tôm, lòng đỏ trứng, gan và các loại rau có màu xanh đậm thì sau này khi trẻ được sinh ra sẽ có đầu cân đối với cơ thể.
Giúp răng bé sau này chắc khỏe.
Vitamin D và canxi trong các thực phẩm kể trên cũng giúp bé mọc răng sớm và răng luôn chắc, khỏe. Nếu để cơ thể thiếu hụt canxi sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển hệ xương và tất nhiên, sau này răng bé sẽ kém "xinh" hơn.
Để bé có chiều cao lý tưởng.
Nếu bạn muốn baby của mình sẽ sở hữu chiều cao lý tưởng hơn hẳn bố mẹ, hãy bổ sung đầy đủ vitamin D trong khi đang mang bầu. Vitamin D có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển xương, giúp bé cao lớn nhanh hơn. Việc bổ sung loại vitamin này cũng rất cần thiết đối trong những năm đầu sau sinh. Bé ăn nhiều dưỡng chất có chứa vitamin D sẽ phát triển chiều cao nhanh hơn những bé khác.
Để bé thông minh.
Điều này có lẽ được nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhất bởi ai chẳng muốn con mình sẽ thông minh và giỏi hơn người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung các loại siêu dưỡng chất như protein, acid béo, canxi, sắt, folate, colin rất có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ và tăng sức đề kháng cho trẻ sau khi ra đời. Tiến sĩ Kate Di Prima cho biết, 70% sự phát triển não trẻ xảy ra khi em bé còn trong bụng mẹ. Vì vậy những gì bạn ăn trong quá trình mang thai là rất quan trọng.
Muốn con đẹp, trước hết con phải khỏe.
Vì vậy, 3 tháng đầu của thai kỳ là thời kỳ vô cùng nhạy cảm cho sự phát triển của thai nhi. Ở giai đoạn này, các bà bầu nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều protein, acid folic và các loại vitamin. Những loại thực phẩm này sẽ rất có ích cho sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.
Mật ong là một loại thực phẩm giúp chăm sóc sức khỏe tuyệt vời. Chính vì thế mà khi mang thai, phụ nữ nên ăn nhiều mật ong một chút. Các chuyên gia sức khỏe cũng cho biết rằng mật ong không chỉ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ mà nó còn mang lại cảm giác phấn chấn khiến thai phụ luôn vui vẻ, hạnh phúc và điều này cũng có lợi cho quá trình tiêu hóa.

6 món không nên ăn nhiều khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, với mong muốn cho thai nhi khỏe mạnh các mẹ thường bổ sung nhiều thực phẩm đa dạng. Điều này rất tốt. Tuy vậy, cũng cần phải chú ý đôi chút mẹ nhé, bởi có những món tưởng rằng bổ nhưng khi ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ và bé đâu.
1. Nội tạng
Các món ăn từ nội tạng được biết đến là những thực phẩm ngon, bổ, rẻ. Gan lợn có chứa nhiều chất sắt, protein và vitamin có tác dụng bổ máu, bảo vệ gan.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần hạn chế ăn nội tạng nhé. Nguyên nhân là do chúng có chứa hàm lượng lớn vitamin A, khi mẹ sử dụng quá nhiều vitamin có thể khiến thai nhi bị dị dạng.
2. Long nhãn
Long nhãn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng cho việc bồi bổ khí huyết, an thần nhưng lại có thuộc tính nóng.
Bà bầu thường nóng trong với các triệu chứng táo bón, khô miệng nên được các chuyên gia y khoa khuyên nên ăn đồ mát. Vì vậy các bầu sử dụng long nhãn có thể dẫn tới hiện tượng người đã nóng lại thêm nóng, triệu chứng đi kèm có thể âm đạo ra máu bất thường, đau bụng dưới, rối loạn khí huyết, thậm chí dễ sinh non, sẩy thai.
Mang thai ở những tháng đầu và cuối nên tránh ăn long nhãn.
Tuy vậy, nếu sau sinh sức khỏe mẹ quá yếu thì vẫn nên uống chút nước long nhãn để tăng cường sức lực, giảm hoa mắt chóng mặt, đổ mồ hôi.
Mang thai ở những tháng đầu và cuối nên tránh ăn long nhãn. Ảnh: Internet
3. Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là vị thuốc Đông y có tác dụng trợ khí, bổ máu thường được hầm cùng thịt gà là món ăn “đại bổ” hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên chính vì quá bổ nên mẹ bầu đến gần ngày sinh ăn hoàng kỳ hầm gà sẽ làm rối loạn quy luật sinh lý bình thường của thai nhi, xuất hiện tình trạng bị quá ngày dự sinh hoặc thai quá to nên khó sinh, thường phải sinh mổ.
4. Táo mèo
Vị chua chua, ngọt mát của táo mèo có thể rất thích hợp làm món ăn nhâm nhi của mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng bà mẹ mang thai không nên ăn táo mèo vì tác dụng phụ nguy hiểm của nó.
Táo mèo có khả năng thúc đẩy tử cung co bóp mạnh dễ gây sinh non, sẩy thai.
Bà mẹ mang thai không nên ăn táo mèo. Ảnh: Internet
5. Rau chân vịt
Rau chân vịt giúp bổ sung acid folic trong thời kỳ chuẩn bị mang thai. Tuy vậy, khi đang có thai lại không nên ăn loại rau này nhiều vì trong một nghiên cứu tại Nhật Bản vừa công bố kết quả cho thấy, tác dụng ngược lại của rau chân vịt. Loại rau này có chứa nhiều axit khiến chất sắt không được hấp thụ, đồng thời còn bị đẩy ra khỏi cơ thể.Việc ăn nhiều rau chân vịt chỉ khiến tình trạng thiếu máu thêm trầm trọng hơn thôi.
6. Trái cây tươi
Ai cũng biết mẹ bầu cần ăn trái cây tươi trong thai kỳ để cung cấp vitamin C và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên trong trái cây ngoài 90% lượng nước thì trong trái cây tươi còn chứa hàm lượng đường rất cao. Đường có trong trái cây tươi là loại đường dễ hấp thu, khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng, dễ dẫn đến việc mỡ trong máu tăng cao.
Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu không nên ăn quá 300 gram trái cây tươi mỗi ngày nhé.

Tránh những loại rau quả gây sẩy thai

Ăn uống trong thời kỳ mang thai là vấn đề được hầu hết các mẹ quan tâm. Ăn những gì? Ăn như thế nào? Ăn bao nhiêu? … là những câu hỏi luôn xoay quanh trong đầu các mẹ.
Việc ăn uống đủ chất và khoa học giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên trong quá trình ăn uống các mẹ cũng nên lưu ý một số loại rau quả có thể gây ảnh hưởng xấu. Những loại rau quả dưới đây có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai mà mẹ nên tránh.
Mướp đắng
Chất tạo nên vị đắng của quả này có thể khiến dạ dày và tử cung co bóp nhiều, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non.
Mướp đắng (Khổ qua) dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non
Ảnh: Getty Images
Rau sam
Trong rau sam chứa chất kích thích làm tăng số lần và cường độ co bóp tử cung, gây sẩy thai và sinh non.
Ngải cứu
Tăng nguy cơ ra máu, co bóp tử cung dẫn đến dễ sảy thai hoặc sinh non.
Rau ngót
Nếu ăn hơn 30g rau ngót tươi bạn có nguy cơ sảy thai rất cao. Đó là vì rau ngót chứ papaverin gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, dễ dẫn đến sảy thai, tiêu chảy.
Rau răm
Vài lá rau răm ăn cùng trứng vịt lộn thì không nguy hiểm nhưng nếu ăn nhiều, rau răm gây mất máu, co bóp tử cung.

8 món mẹ bầu đừng ăn nếu không muốn con dị tật

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy để sinh ra được những em bé khỏe mạnh, thông minh thì các mẹ bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và tránh xa những món ăn dễ gây dị tật cho thai nhi như dưới đây nhé.
1. Món ăn chiên rán
Trong đồ chiên rán có chứa một lượng nhất định phèn chua. Trong phèn chua chứa nhôm là một chất vô cơ. Nhôm có thể xâm nhập vào não của thai nhi thông qua nhau thai. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.
2. Món uống chứa caffeine
Một số đồ uống có chứa 2,4% - 2,6% caffeine và hàm lượng các chất kích thích khác. Một số bà bầu sau khi uống đồ uống này bị buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh và các triệu chứng ngộ độc khác… Các phản ứng này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trái tim, não, gan và các cơ quan quan trọng khác của thai nhi. Kết quả là em bé sinh ra dễ bị các dị tật bẩm sinh.
Mẹ bầu nên tránh đồ uống chứa caffeine. Ảnh minh họa: Internet
3. Trà
Mẹ bầu không nên uống quá nhiều trà. Chất theophylline trong trà có thể kích thích đến chuyển động của thai nhi, thậm chí gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai.
4. Món ăn có chứa gan động vật
Mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gan động vật trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Nguyên nhân là nếu mẹ ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt khi đang dùng các viên thuốc bổ sung vitamin thì lượng vitamin A đưa vào cơ thể trở nên dư thừa gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai.
Ngoài ra, gan là bộ máy giải độc, là một “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Khi tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và em bé.
5. Món ăn dễ dị ứng
Khi mang thai mẹ cần chú ý đến những gì mình đang ăn, nhất là với những món dễ gây dị ứng. Với những món lạ mẹ chỉ nên ăn một chút để thử phản ứng của cơ thể. Với những món mà trước đó mẹ đã từng bị dị ứng thì tuyệt đối không nên thử bởi khi cơ thể dị ứng sẽ sản xuất ra một loạt các chất có hại cho bào thai. Khi cơ thể bị ngứa, phát ban, đau bụng, tiêu chảy… mẹ cần dừng ngay việc sử dụng thực phẩm đó và tham khảo ý kiến của bác sĩ
6. Món ăn chứa giấm và thực phẩm có chứa tính acid
Quá nhiều giấm và thức ăn có tính acid là một trong những thủ phạm gây ra dị tật, đặc biệt là trong 2 tuần đầu của thai kỳ, thực phẩm có tính acid có thể gây mệt mỏi, sức khỏe kém.
Dùng thực phẩm có tính acid trong thời gian dài không chỉ khiến người mẹ bị mắc những căn bệnh nhất định mà điều quan trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến dị tật thai nhi.
7. Thức ăn xông khói, nướng
Các thức ăn loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.
8. Món ngọt
Mặc dù đồ ngọt rất hấp dẫn với mẹ bầu nhưng trong ba tháng đầu và cả thai kỳ, chúng ta nên “nhịn miệng” để có sức khỏe tốt nhất. Mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến tăng cân nhiều, dễ gây tiểu đường thai kỳ và thậm chí lượng đường dư thừa sẽ tiêu thụ canxi khiến mẹ bị thiếu canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của bé yêu đấy.

Bầu biết gì về nhau bám thấp?

Khi mang thai, nghe đến cụm từ “nhau bám thấp” các mẹ bầu thường rất hoảng sợ, bởi nghe đồn là nguy hiểm lắm. Trong thực tế, có không ít trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối của thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.
Dù vậy, nhau bám thấp gây ảnh hưởng đến khoảng 5% mẹ bầu vào tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ và cũng được cảnh báo là một trong những tình trạng nguy hiểm của thai kỳ.
1. Nhau bám thấp là gì?
Nhau bám thấp là tình trạng bánh nhau bám vào gần lỗ trong cổ tử cung. Khi chuyển dạ hoặc có cơn gò tử cung, phần cơ tử cung ở đoạn dưới (gần cổ tử cung) sẽ giãn ra. Trong khi đó, bánh nhau không giãn đồng bộ, vì thế sẽ xuất hiện tình trạng bóc tách bánh nhau ra khỏi niêm mạc tử cung, gây chảy máu.
Nếu máu chảy nhiều, mẹ bầu có thể mất máu nặng dẫn đến trụy mạch, choáng và không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Thai nhi có nguy cơ sinh non tháng sẽ gặp khó khăn trong việc nuôi dưỡng.
Nhau bám thấp thường gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, ngôi thai không thuận (ngôi mông hoặc ngôi ngang).
Tình trạng ở những bà bầu dưới 20 tuần do đoạn tử cung phía dưới chưa hình thành nên bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung có thể nhìn thấy qua siêu âm. Khi thai nhi lớn dần, đoạn dưới thành lập, kéo dài phần cơ tử cung ở gần cổ tử cung ra, bánh nhau “di chuyển” lên cao. Vì thế, có nhiều trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối kỳ bánh nhau ở xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.
Mẹ bầu nên khám định kỳ để theo dõi. Ảnh minh họa: Internet
2. Những yếu tố nguy cơ nhau bám thấp
Nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định, bình thường nhau bám ở vùng đáy tử cung. Y học cho rằng khi sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc đáy tử cung bị giảm sút, nhau sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt này, vì vậy bánh nhau sẽ tràn xuống đoạn dưới gần cổ tử cung.
Một số yếu tố khác như: mẹ lớn tuổi, sinh dày, mổ lấy thai nhiêu lần… cũng sẽ có nguy cơ nhau bám thấp cao hơn.
Để hạn chế nhiều nguy cơ cho mẹ được chẩn đoán là nhau bám thấp, mẹ cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, ăn uống bồi dưỡng, kiêng quan hệ tình dục. Nên khám định kỳ để theo dõi xem nhau thai có di chuyển lên phía trên hay không. Đồng thời bầu cũng cần thăm khám thường để bác sĩ có thể chỉ định việc sinh thường hay sinh mổ nhằm tránh việc xuất huyết quá mức, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.