Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

4 bài tập đơn giản Kegel tốt cho mẹ bầu

Các bài tập Kegel rất cần cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, giúp tăng cường cơ xương chậu và chuyển dạ dễ dàng. 

Bài tập Kegel cũng giúp mẹ bầu khắc phục một số phiền toái thường gặp trong thai kỳ như đi tiểu mất kiếm soát, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Các bài tập Kegel rất tốt cho mẹ bầu. (Ảnh: Internet)

1. Bài tập Tailor Sit

Đây là tư thế kéo giãn thực hiện khi ngồi trên mặt phẳng.

- Ngồi trên sàn, gập đầu gối và bắt chéo chân

- Giữ lưng thẳng và thoải mái, sau đó hơi nghiêng về phía trước một chút.

- Lặp lại tư thế này bất cứ khi nào có thể.

2. Bài tập Tailor Press

Bài tập cũng được thực hiện ở tư thế ngồi.

- Ngồi trên sàn với đầu gối gập và chạm hai lòng bàn chân vào nhau.

- Giữ hai bàn chân chạm vào nhau và nhẹ nhàng nhấc hai chân lên về phía người

- Đặt tay dưới đầu gối khi nhấc chân lên.

- Hít vào trong vài giây

- Dùng lực hai tay đẩy hai đầu gối xuống, giữ nguyên trạng thái và đếm đến 5 sau đó lặp lại.

3. Bài tập cho hông và xương chậu

Đây là bài tập rất hiệu quả để làm chắc các cơ bắp, hỗ trợ cho tử cung và bàng quang.

- Nằm ngửa trên sàn, chống hai chân trên mặt sàn, bàn chân hơi chếch ra ngoài, giữ chắc cơ hông và từ từ nhấc hông lên.

- Đồng thời giữ chặt các cơ ở phần bụng.

- Khi nhấc hông lên, cảm nhận co thắt cơ âm đạo một chút.

- Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi từ từ thả ra sau đó lặp lại.

4. Kĩ thuật thở và nín tiểu

- Hít vào đồng thời giữ chặt vùng dưới hông, thực hiện co cơ âm đạo giống như khi bạn đang đi tiểu rồi nín lại.

- Giữ trong vài giây sau đó thả lỏng đồng thời thở ra.

- Kỹ thuật này đòi hỏi phải tham khảo ý kiến vì nó có khả năng gây ra các cơn co thắt khi thực hiện không đúng.

- Cách thở đồng thời giữ cơ có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

- Nên kết hợp cùng trong thói quen hàng ngày.

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tập các bài tập Kegel và mẹ bầu nên thường xuyên tập luyện trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh nở, mẹ có thể từ từ bắt đầu lại các bài tập Kegel để kích thích tuần hoàn máu, cải thiện cơ bắp và lấy lại vóc dáng.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Phụ nữ cần khám gì trước khi mang thai?

Nhằm có một thai kỳ an toàn, ổn định, bé yêu phát triển tốt trước khi mang thai, các chị em phụ nữ nên kiểm tra về sức khỏe như sau:


Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo mẹ có thai kỳ tốt nhất. (Ảnh: Internet)

1. Khám răng

Đến nha sĩ là điều bạn phải làm trước khi tính đến chuyện có thai. Các vấn đề răng miệng trong thai kỳ có thể đem đến nhiều rủi ro cho bà bầu và thai nhi vì bạn sẽ không được dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Ngoài ra, chữa răng lúc mang thai cũng không hề tốt cho sức khỏe.

2. Kiểm tra nhóm máu

Bạn cần phải biết chắc chắn nhóm máu của mình và chồng nếu muốn mang thai. Trong trường hợp bạn có nhóm RH- và chồng là RH+, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì các kháng thể từ mẹ sẽ tấn công các tế bào máu của thai nhi do không tương thích.

3. Kiểm tra tuyến giáp trạng

Bạn cần kiểm tra hoạt động của tuyến giáp trước khi mang bầu để đề phòng tình trạng nhược giáp dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao.

4. Kiểm tra tâm lý

Nếu đang bị lo âu căng thẳng, bạn hãy cố gắng thư giãn và tìm đến sự giúp đỡ của một nhà tâm lý trước khi mang thai nhí. Trong thai kỳ, stress có thể trở nên rất nguy hiểm và khi đó bạn cũng không thể sử dụng loại thuốc giảm stress nào.

5. Kiểm tra huyết sắc tố

Kiểm tra huyết sắc tố và bổ sung acid folic để phòng ngừa biến chứng trong thai kỳ là điều bạn nên nghĩ đến. Ngoài ra, vitamin B12 cũng được khuyên dùng trước và trong thời gian mang thai.

6. Theo dõi cân nặng

Thừa cân sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn. Thậm chí, kể cả khi bạn có bầu, biến chứng cũng có thể xảy ra vì lượng cholesterol và huyết áp cao. Vì vậy hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức vừa phải trước khi quyết định có thai.

7. Kiểm tra lượng dưỡng chất cần thiết

Nếu đã chắc chắn về kế hoạch có con, bạn nên dừng mọi chế độ ăn kiêng và ăn uống lành mạnh để đảm bảo cơ thể có đủ các chất cần thiết. Nếu mẹ không có thể trạng tốt trước và trong khi mang bầu, con sẽ yếu cả về cơ thể lẫn tinh thần. Tệ hơn, bạn còn có nguy cơ ngã bệnh trước khi nhận tin vui đấy.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Những việc mẹ bầu cần làm trước giờ lâm bồn 1 tháng

Với những mẹ sinh con lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ, hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ bầu chuẩn bị tốt khi sinh trước 1 tháng.

1. Phòng cho mẹ và bé sau khi sinh

Trước ngày dự sinh 1 tháng mẹ nên chuẩn bị kỹ càng phòng ở cho mẹ và bé, để sau khi con ra đời và trở về nhà đã có sẵn phòng cho bé nằm. Phòng ở của mẹ và bé cần kín gió nhưng vẫn đảm bảo độ thoáng. Không nên để quá nhiều đồ đạc trong phòng để tránh tình trạng yếm khí, gây khó khăn cho hô hấp của bé. Đồng thời, quá nhiều đồ đạc cũng là điều kiện để vi khuẩn gây hại cư trú và phát triển.

Mẹ cũng nên chú ý khi chọn nôi cho con. Bởi bé sơ sinh rất nhạy cảm nên nếu chiếc nôi không thoải mái, sẽ khiến con ngủ không ngon giấc và quấy khóc. Một vài lưu ý cho mẹ khi chọn nôi:

- Nên chọn nôi có kết cấu vững chắc và bằng phẳng để không ảnh hưởng đến cột sống của bé. Chất liệu vải bọc bền để không bị rách khi di chuyển. Nên chọn loại nôi có lớp vải lót dưới đáy dạng lưới để không bị đọng nước tiểu. Lớp màn lưới chống muối không nên quá kín sẽ làm bé nóng bức và khó thở.

- Màu sắc của nôi nên chọn những màu tươi sáng như màu hồng, màu cam, xanh lá… để có thể làm tăng khả năng linh hoạt, nhận biết sắc màu của bé. Không nên lựa chọn những màu tối như đen, nâu, xám vì bạn sẽ khó phát hiện được bụi bẩn cũng như côn trùng.

2. Sắp xếp những món đồ cho bé

Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 7 bạn nên bắt đầu mua sắm những món đồ cần thiết cho em bé, vì lúc này mẹ cảm thấy khỏe nhất và việc di chuyển vẫn còn tiện lợi. Trước ngày dự sinh 1 tháng, mẹ cần kiểm tra những thứ cần thiết và sắp xếp chúng một cách ngăn nắp, cẩn thận để khi em bé ra đời mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con.

Quần áo, tã lót, mũ, bao tay bao chân của trẻ cần được gập riêng từng loại và cất trong chiếc tủ nhỏ chỉ dành đựng đồ của bé. Sữa và các dụng cụ pha sữa cần bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị mốc, hỏng.

Tốt nhất mẹ nên để tủ đồ của bé trong phòng dành cho hai mẹ con, để có thể tiện thay cho con bất cứ lúc nào mà không cần chạy đi chạy lại. Nếu nhà bạn thường xuyên có gián, chuột và côn trùng hãy nhờ ông xã hoặc người thân, dành một ngày phun thuốc diệt côn trùng và bẫy chuột trước khi bạn sinh con. Để đảm bảo rằng sẽ không có con côn trùng hay chuột nào chui vào tủ đồ của em bé để phá hoại.


Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 7 bạn nên bắt đầu mua sắm những món đồ cần thiết cho em bé (Ảnh minh họa: Internet)

3. Chuẩn bị sẵn những đồ cần mang theo khi vào viện

Khi cơn đau đẻ ập đến, mẹ sẽ không còn đủ thời gian và sự bình tĩnh để sắp xếp đầy đủ, cần thận từng món đồ mang vào bệnh viện. Vì thế, tốt nhất hãy chuẩn bị từ trước đó 1 – 2 tuần. Điều này sẽ giúp bạn sẵn sàng nhập viện sinh con bất cứ lúc nào.

Những vật dụng cơ bản nhất mẹ cần chuẩn bị gồm:

Đồ cho mẹ:

- Chứng minh thư bản gốc và một vài bản photo

- Sổ khám thai, hồ sơ sinh, BHYT

- Băng vệ sinh cho mẹ

Đồ cho bé:

- Áo cho bé

- Tã, chăn ủ

- Bao tay, bao chân và mũ cho bé

- Sữa non để phòng khi sữa mẹ không kịp về

- Tã giấy

- Băng rốn, gạc rơ lưỡi và nước muối sinh lý

Xem thêm Danh sách đồ mẹ cần mua trước khi sinh

4. Khám thai thường xuyên

Ở tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ nên đi khám thai thường xuyên, khoảng 1 tuần 1 lần. Điều này rất cần thiết, để bác sĩ theo sát tình hình sức khỏe của mẹ và có những chẩn đoán tốt nhất về thai nhi như ngôi thai, trọng lượng và kích thước thai nhi, độ nở của xương chậu… Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cho bạn về việc nên sinh thường hay sinh mổ.

Trong những lần khám thai cuối cùng này, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để có thể sinh con thuận lợi nhất. Nếu bác sĩ có kết luận những vấn đề không thuận lợi về việc sinh nở như ngôi thai ngược, thai nhi bị tràng hoa quấn cổ… thì cũng không nên quá hoảng loạn. Bởi sự sợ hãi và hoảng loạn càng khiến tình hình tồi tệ hơn. Mẹ phải cố gắng bình tĩnh và nghe theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ cho đến ngày sinh con.

5. Cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi

Giai đoạn càng gần ngày dự sinh, nhiều mẹ bầu tỏ ra rất lo lắng và sợ hãi. Điều này không hề tốt, bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến em bé và khiến quá trình sinh con của mẹ trở nên khó khăn hơn. Hãy cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi thật nhiều nhé.

Tốt nhất, mẹ nên xin nghỉ làm muộn nhất là 2 tuần trước khi sinh, để có thời gian nghỉ ngơi. Khoảng thời gian này, bạn nên hạn chế làm việc nặng, tốt nhất hãy nhờ ông xã hoặc người thân giúp đỡnhé.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên nằm suốt cả ngày, bởi nằm quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề dẫn đến khó sinh. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng quanh sân, hoặc một đoạn đường ngắn gần nhà. Điều này vừa giúp tinh thần được thư giãn, vừa tốt cho việc sinh con. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập trước cách hít thở để không bỡ ngỡ khi vào phòng sinh nhé.

6. Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ

Trong kỳ thai cuối, mẹ bầu thường bị rò rỉ nước tiểu hoặc nước ối, đôi lúc cảm thấy sa bụng, hơi đau, dây chằng ở xương chậu và tử cung căng ra. Những người mang thai lần đầu thường dễ nhầm lần biểu hiện này với sự chuyển dạ. Mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời, tránh nhầm lẫn dẫn đến việc mất công tới bệnh viện rồi lại phải đi về. Khi có những dấu hiệu chuyển dạ bạn cần gọi ngay cho người thân, sắp xếp đồ đạc và đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con.

Chúc các bạn mẹ tròn con vuông.

Theo http://www.ebe.vn/mang-thai/sinh-no/danh-cho-me/6-viec-me-bau-nen-lam-truoc-khi-sinh-1-thang-4133

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Không đặt tên hay cho bé trai bị đâm chết

Một chuyện hi hữu ở Mỹ khi người vợ bị sát ài vì không đặt tên hay cho bé trai và theo họ của mình.
Việc đặt tên hay cho bé trai  là một điều thú vị

Cesar Mazza (25 tuổi) hiện đang phải đối mặt với hai cáo buộc về tội giết người và một cáo buộc về tội bắt cóc.

Cảnh sát cho biết, hôm 6-5, Mazza đã mang cậu con trai 3 tháng tuổi từ cơ sở bảo trợ tạm thời về nhà mẹ đẻ của anh ta. Trên người đứa trẻ khi đó có vết máu, Mazza nói rằng anh ta bị bạn gái cũ là Tionna Banks (19 tuổi) tấn công.

Tuy nhiên, sau đó cảnh sát phát hiện ra chính Mazza đã đâm Banks 15 nhát và giết chết bà của cô là Valorie Crumpton (72 tuổi).

Thi thể của Banks và bà Crumpton được tìm thấy hôm 7-5. Lời khai ban đầu của nghi can cho thấy nguyên nhân vụ việc do Banks không chịu đặt tên hay cho bé trai và theo họ của Cesar Mazza.

Theo xaluan

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Dấu hiệu có thai sau 1 tuần mẹ bầu cần biết

Để biết mình có tin vui hay không, các chị em cần biết dấu hiệu có thai sau 1 tuần dưới đây.

- Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt

Nhiều thai phụ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, nếu thường xuyên chóng mặt, hoa mắt thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý, vì đây là 1 trong những dấu hiệu có thai sau 1 tuần, đây là biểu hiện của bệnh huyết áp thấp thai kì. Cũng nguy hiểm như huyết áp cao, thai phụ bị huyết áp thấp dễ bị mất nước khiến cho quá trình lưu thông máu vào bào thai bị chậm, đe dọa tính mạng thai nhi.

Nếu thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.


- Ra máu bất thường

Trong 3 tháng đầu, bào thai ở giai đoạn làm tổ và chưa bám chắc, vì vậy, nếu thấy có hiện tượng ra máu bất thường, mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Nếu lượng máu ra rất ít thì mẹ bầu có thể nghỉ ngơi để theo dõi tiếp. Còn trong trường hợp ra máu ướt băng vệ sinh, kèm theo đau bụng, chóng mặt, buồn nôn... thì phải đến bệnh viện để được xử trí. Những triệu chứng này nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

- "Vùng kín" ngứa và ra dịch hôi

Thấy ẩm ướt ở "vùng kín" là cảm giác chung của hầu hết các mẹ bầu. Hiện tượng này là dấu hiệu có thai sau 1 tuần hay gặp phải do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ gây ra.

Tuy nhiên, khi "vùng kín" bị ngứa và ra dịch hôi thì có khả năng mẹ bầu đang bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo khi mang thai không những khiến người mẹ cảm thấy khó chịu mà còn có thể kéo dài suốt thời gian thai kì, tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai...

Nếu không may bị viêm âm đạo trong thời gian này, mẹ bầu không tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế khám để có hướng điều trị phù hợp.

- Sốt cao

Sốt cao trong thời gian mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu mắc phải, đe dọa tính mạng và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Đặc biệt, nếu mẹ bầu có triệu chứng sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, đau khớp... thì cần đi khám ngay. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… và có thể dẫn đến điếc bẩm sinh ở thai nhi.

- Đau đầu dữ dội

Mặc dù dấu hiệu này không phổ biến nhưng không có nghĩa là chị em bầu bì có thể bỏ qua. Đau đầu dữ dội trong 3 tháng đầu thai kì là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm nguy cơ tiền sản giật - hiện tượng xảy ra khi huyết áp quá cao.

Tiền sản giật là bệnh thai kì rất nguy hiểm. Người mẹ bị tiền sản giật dễ bị co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật cũng có nguy cơ chậm phát triển hơn so với những bé khác.

Hãy đi khám và mô tả chi tiết với bác sĩ nếu bạn bị đau đầu, nhất là trong trường hợp thấy thị lực giảm đi nhanh chóng.

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu có thai sau 1 tuần thì nên chú ý và theo sự chăm sóc tư vấn của bác sỹ trong suốt thời gian thai kỳ.

Theo dantri

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Vì sao bầu bị cấm ăn khoai tây chiên?

bầu có nên ăn khoai tây chiên?
Khoai tây chiên nói riêng và thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, có chứa arcylamide – hóa chất gây nguy cơ ung thư cũng như bệnh thần kinh.
Khoai tây chiên không tốt cho sức khỏe cho mẹ bầu. (Ảnh: Internet)
Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Mỗi 100g khoai tây có khoảng 2 - 2,5g protein chất lượng ngang với protein động vật, 8 loại acid amin và nhiều vitamin (hàm lượng vitamin C tương đối cao). Cũng giống như bột mì, khoai tây chứa nhiều đường phức hợp (tinh đường) và chất xơ, giúp hạn chế đường huyết trong quá trình luyện tập. Khi được nấu chín bằng hơi, khoai tây giàu thành phần kẽm và magie, calci, phốt pho. Loại củ này cũng chứa một chất nhầy có tác dụng nhuận tràng và chuyển hóa lipid, cholesterol. Đây được xem là thực phẩm dành cho trẻ nhỏ và các bà mẹ trong quá trình bầu bí và sau sinh. Khoai tây hấp, nghiền cung cấp tinh bột, vitamin và giúp trẻ làm quen với việc ăn rau. Đối với mẹ, ăn khoai tây vừa đủ năng lượng nhưng không gây béo phì.
Một số cách nhỏ để hạn chế chất arcylamide trong khi chế biến món khoai tây chiên nói riêng và các thực phẩm chiên rán nói chung được đưa ra như sau:
* Cắt nhỏ khoai tây: Cách làm này giúp bổ sung enzyme asparaginase, giảm asparagine trong nguyên liệu trước khi sử dụng. Asparaginase tạo thành arcylamide gây độc, còn enzyme asparaginase không bị phân hủy và không độc.
* Ngâm khoai trong dung dịch nước: Có thể là nước sạch pha muối hoặc nước cốt chanh, ngâm từ 30 phút trở lên. Cách này giúp thực phẩm trắng và giảm đáng kể chất carcinogen acrylamide - hóa chất sinh ra khi đun ở nhiệt độ cao có tiềm năng gây ung thư.
* Luộc trước khi chiên: Cách này vừa tạo độ giòn khi chiên, vừa giảm thời gian chiên (đồng nghĩa với việc giảm chất arcylamide do chiên lâu).
* Chỉ chiên vàng nhẹ: Nếu chiên quá chín kỹ, chuyển sang màu nâu, dễ tạo ra các chất gây độc.
- Lưu ý: Tránh bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp trong thời gian lâu. Vì như vậy, sẽ làm tăng lượng đường fructose, khiến tăng arcylamide sau khi chế biến.

Những cách bổ sung sắt trước khi mang thai

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy do tình trạng mất máu theo các kỳ kinh nguyệt. Trong thai kỳ, thiếu sắt gây thiếu máu và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi: Thai nhẹ cân; các kỹ năng ngôn ngữ và vận động ở tuổi đi học kém… Để đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần dự trữ ít nhất 300mg.
Có 2 cách để các chị em bổ sung sắt trước khi mang thai là qua dinh dưỡng và qua viên (dung dịch) uống bổ sung.
Có thể bổ sung sắt qua viên uống. Ảnh minh họa: Getty Images
Bổ sung sắt bằng dinh dưỡng
Nếu bạn muốn thụ thai, dưới đây là các món ăn giàu sắt bạn không nên bỏ lỡ.
Thịt bò
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, bạn nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
Ngũ cốc tăng cường sắt
Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ giàu sắt, đừng bỏ qua những loại ngũ cốc được bổ sung sắt. Lượng sắt trong ngũ cốc khác nhau tùy nhãn hiệu nhưng một phần ngũ cốc chứa tới 21mg sắt. Ngoài ra, ngũ cốc bổ sung sắt thường có thêm canxi, axit folic, rất thích hợp ngay cả với những người chuẩn bị mang thai.
Khoai tây
Khoai tây không chứa chất béo, cholesterol; nhưng giàu kali, vitamin C và vitamin B6 - rất tốt cho người ăn kiêng. Một củ khoai tây cỡ vừa chứa 2,7mg sắt.
Mận sấy khô
100g mận sấy khô chứa 1,2mg sắt. Ngoài ra, mận khô (hay nước ép mận) còn giàu chất xơ, giúp phòng tránh táo bón – một chứng phiền toái khá phổ biến trong thai kỳ.
Súp nghêu
100g súp nghêu có tới 23mg sắt. Do đó, soup ngao được nấu chín kỹ là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.
Đỗ trắng
Đỗ đỏ, đỗ đen… đều rất giàu sắt nhưng đỗ trắng dồi dào sắt hơn cả. Nửa bát đỗ trắng chứa khoảng 4mg sắt. Ngoài ra, đỗ trắng còn giàu kali, giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Rau chân bịt (bina)
Một nửa bát rau bina nấu chín có 3,2mg sắt. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho thai kỳ như axit folic, canxi, vitamin C, beta-carotene.
Hạt bí ngô
Nhân bên trong của hạt bí ngô rất dồi dào chất sắt (khoảng 4,2mg sắt trong một túi nhỏ hạt bí).
Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước cam để cơ thể dễ hấp thu sắt.

Protein có trong động vật cũng khiến cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt. Do đó, bạn nên ăn thịt, cá trong các bữa cơm hàng ngày.

Trà, cafe, coca và các loại đồ uống có gas có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc kiêng những loại đồ uống này.
Viên (hoặc dung dịch) bổ sung sắt
Trước khi muốn bổ sung sắt theo dạng viên hay dạng nước, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ.

Có 2 phương pháp chính: Sử dụng một tuần liên tục (trong nhiều tháng) hoặc bổ sung hàng ngày (mỗi đợt từ 2 đến 4 tháng). Việc dùng viên sắt (60mg) kết hợp thêm với axit folic (250mg) theo cách thứ nhất giúp phụ nữ cải thiện dự trữ sắt trong cơ thể, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sẳt trong thời kỳ mang thai, đồng thời giảm tỷ lệ tác dụng phụ gây ra do các chế phẩm sắt, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Thông thường, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt, và sau 7 tháng, dự trữ sắt được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp thứ nhất (tức là bổ sung sắt mỗi tuần một lần) thì tác dụng phụ của sắt cũng chỉ xảy ra mỗi tuần một lần. Nếu sử dụng phương pháp thứ hai (bổ sung hàng ngày) sẽ giúp giảm nguy cơ gây thừa sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu. Thông thường, phương pháp thứ nhất được sử dụng với mục đích dự phòng thiếu sắt, còn phương pháp thứ hai mang tính điều trị là chủ yếu.
Sử dụng viên sắt sao cho đúng
Uống viên sắt có thể gây táo bón. Do đó, bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao
đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.
Với những phụ nữ có lượng hồng cầu cao thì việc bổ sung sắt cần được bác sĩ chỉ định nghiêm ngặt.
Không bổ sung sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên uống sắt trước khoảng một giờ đồng hồ mới nên uống sữa.
Bạn có thể uống viên sắt khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Vi chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng; tuy nhiên, bạn không nên đợi đến khi bị đói thì mới uống sắt vì sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống cách quãng: Sau bữa sáng, bạn uống canxi; sau bữa trưa, bạn nên uống sắt. Hoặc bạn có thể uống sắt sau bữa sáng; sau đó khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn mới uống tiếp canxi.

Bạn nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ; bởi vì, chúng có thể gây nóng người khiến bạn khó ngủ ngon.