Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Những điều cần tránh khi mang thai

Ngoài niềm hạnh phúc vô bờ, mang thai còn mang đến nhiều lo lắng cho các bà bầu khi không biết việc gì nên tránh để bảo vệ sức khỏe thai nhi trong bụng. Đặc biệt các bà mẹ mang thai lần đầu có thể thấy hoang mang với danh sách những thứ cần kiêng cữ. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn phần nào!
Thống kê cho thấy, cứ 100 thai nhi thì sẽ có từ 3 đến 5 em bé gặp các vấn đề về phát triển. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện mình có thai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những kiêng cữ khi mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình, bạn bè hay những người xung quanh về việc nên làm gì và nên kiêng cữ những gì; đôi khi những lời khuyên này càng làm bạn bối rối và lo lắng hơn. Hãy làm một bà bầu thông minh bằng cách tìm hiểu và chọn lọc các thông tin trước khi vội vàng thực hiện hết tất cả nhé. Bạn có thểm tham khảo những thông tin sau đây của chúng tôi để hiểu phần nào những việc cần làm khi mang thai.

Những điều cần tránh khi mang thai 1

Ăn gì khi mang thai
Thai phụ cần một chế độ dinh dưỡng giàu axit folic, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu dưỡng chất này có thể ảnh hưởng đến ống thần kinh, dẫn đến thai nhi có khả năng bị nứt đốt sống. Ngay từ khi muốn có thai, hãy cung cấp đủ 0.5mg axit folic hàng ngày. Chất này có nhiều trong lá rau xanh, ngũ cốc, gan và bưởi

Cẩn thận với các thức ăn chứa vi khuẩn
Một vài loại thứ ăn bạn nên tránh vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nguyên nhân là do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn có thể làm thai nhi gặp nguy hiểm hoặc thậm chí chết non. Pho mát, pate, các loại đồ sống như sushi, thịt tái là những loại thực phẩm bạn không nên ăn khi có thai. Một điều cần lưu ý nữa là bạn nếu đồ ăn trữ trong tủ lạnh không đúng cách hoặc chưa đủ lạnh như kem, sữa chưa tiệt trùng hoặc các sản phẩm làm từ sữa này cũng cần phải tránh.

Những điều cần tránh khi mang thai 2

Kiêng một số loại cá
Có một vài loại cá mà bạn không nên ăn khi đang mang thai, vì những loại cá này có thể chứa thủy ngân và có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai nhi. Cá mập, cá ngừ xanh, cá kiếm là một vài loại cá gặp vấn đề trên mà bạn nên kiêng.

Không sử dụng các đồ uống chứa cồn

Khi bạn uống các thức uống có cồn, một lượng nhất định sẽ thông qua nhau thai mà chuyển đến bào thai. Vì vậy, các thai phụ được khuyên không nên uống các đồ uống chứa cồn. Hiện nay vẫn chưa có số liệu cụ thể chứng minh nồng độ cồn an toàn cho thai phụ và em bé là ở mức nào, nên bạn hãy nhớ kiêng rượu bia trong suốt quá trình mang thai nhé!

Những điều cần tránh khi mang thai 3

Cẩn thận khi sử dụng thuốc
Trong trường hợp bạn bị bệnh, hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ.

Nếu phải sử dụng thuốc, bạn hãy nhớ:

Hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc. Đặc biệt không nên tự “kê đơn” cho bản thân khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
Có nhiều loại thuốc có thể an toàn cho bạn nhưng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể non nớt của thai nhi.
Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định như liều lượng, thời gian và cách thức dùng thuốc. Ví dụ có thuốc cần uống khi bụng đói và ngược lại

Những điều cần tránh khi mang thai 4

Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bổ
Các bà bầu nên cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc bổ, đặc biệt là ở ba tháng đầu của thai kỳ. Các loại thuốc được làm từ các nguyên liệu tự nhiên không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Có nhiều loại thuốc bổ chưa được kiểm định an toàn triệt để và cũng không chứng minh được tác dụng như đã đưa ra. Vì vậy, hãy cẩn thận trước khi dùng bất kì loại thuốc nào, và kiểm tra với bác sĩ trước khi uống.

Bà bầu có nên uống trà hay cà phê?

Khi mang thai, các bà bầu được khuyên nên hạn chế dùng các loại đồ uống chứa chất caffeine như trà hay cà phê. Nồng độ an toàn dành cho các bà bầu là 200mgs một ngày. Một ly cà phê phin thông thường chứa khoảng 130mgs. Nhưng cho dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên tránh dùng các loại thức uống này. Các loại thức uống có ga hay nước tăng lực cũng là thứ đồ uống bà bầu nên tiết chế. Nếu thèm, bạn có thể uống loại không đường.

Những điều cần tránh khi mang thai 5

Cẩn thận với những độc tố thải ra từ môi trường
Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu, v.v vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác

Tránh hút thuốc

Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Phụ nữ hút thuốc khi đang mang thai có thể làm em bé sinh ra nhỏ hơn thông thường, cũng như có khả năng sinh non, gặp nhiều bệnh tật như hen suyễn hay các bệnh về hô hấp. Hút thuốc còn làm giảm lượng sữa mẹ và có thể làm thai nhi có mùi thuốc lá. Các phương pháp thay thế chất nicotine cũng được khuyên không nên áp dụng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi quyết định mang thai!

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích

Những bà bầu sử dụng các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thai nhi. Sẩy thai, thai chết lưu, sinh non là các hậu quả của việc dùng chất kích thích. Các bé sinh ra cũng nhẹ cân và gặp nhiều vấn đề hơn bình thường. Hãy nói chuyện với bác sĩ của mình về việc cai nghiện các chất kích thích trước khi quyết định mang thai nhé!

Cần làm gì nếu bị bệnh khi đang mang thai

Mang thai không có nghĩa là bạn được “miễn trừ” khỏi mọi bệnh tật. Các vi khuẩn và vi trùng có mặt ở khắp mọi nơi, và có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào. Thực tế, hệ miễn dịch ở phụ nữ có thai còn yếu hơn người bình thường. Vì vậy, bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe của mình hơn, để bảo đảm mẹ và bé đều khỏe mạnh!

Bạn hãy lưu ý tập thói quen rửa tay thường xuyên. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang hắt hơi hay ho vì có thể bị truyền vi-rút gây bệnh. Trong trường hợp bạn đang ở cùng người đang nôn mửa, hãy nhịn thở một khoảng ngắn để ngăn vi khuẩn theo đường hô hấp tiến vào cơ thể.

Cúm rubella và thủy đậu là hai bệnh thường gặp có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Ở Việt Nam, nhiều phụ nữ trước khi quyết đinh mang thai thường chích ngừa hai bệnh này.

Tắm bồn, xông hơi và spa

Trong những tháng đầu của thai kỳ, bào thai trong bụng bạn sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Vì vậy những hoạt động như tắm bồn hay xông hơi có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và kéo dài một khoảng thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,1 đến 37,3 độ và thai phụ được khuyên không nên ở trong những môi trường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39 độ.

Những điều cần tránh khi mang thai 6

Không nên tiếp xúc với mèo khi mang thai?
Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai thì không được tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là mèo. Thực tế, thứ bạn cần tránh là phân mèo vì phân mèo mang khuẩn toxoplasmoxis có thể truyền qua tay và miệng rồi truyền vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Một việc nữa bạn cần chú ý là hãy mang găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau đó. Bạn cũng nên rửa rau củ và các loại trái cây thật kỹ và không nên ăn các thức ăn không rõ nguồn gốc.

Những mối quan hệ không lành mạnh

Ngày nay có rất nhiều mối quan hệ của các cặp đôi xuất hiện dấu hiệu bạo lực. Và phát hiện có thai đôi khi làm mối quan hệ trở nên tệ hơn, đặc biệt là với các cặp đôi trẻ và không có ý định có thai. Khi các cặp đôi gặp nhiều vấn đề như thất nghiệp, nợ nần hay mối quan hệ đang trong giai đoạn bấp bênh, thì mang thai có thể làm cho mọi thứ căng thẳng hơn. Có một vài trường hợp còn gây ra bạo lực trong gia đình.

Những điều cần tránh khi mang thai 7

Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, hãy tìm đến sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết. Hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ thêm về tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Sau đó bạn có thể nhờ gia đình hoặc người thân hỗ trợ giúp đỡ mình trong giai đoạn này.

Cài dây an toàn có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nhiều phụ nữ cho rằng cài dây an toàn khi di chuyển bằng xe hơi hay máy bay có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, dù không thoải mái nhưng đây là việc cần thiết để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé trong trường hợp có chuyện gì xảy ra.

Theo huggies

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Chăm sóc mẹ sau sinh thường cần chú ý điều gì?

Ngày nay, việc chăm sóc sản phụ sau sinh thường có những quan điểm mới đã đem lại cho những bà mẹ nhiều lợi ích vô cùng quý báu. Để hiểu sâu hơn về vần đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sản Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội)

Theo bác sĩ để chăm sóc mẹ sau sinh thường cần chú ý điều gì?


Giờ đầu tiên sau khi sinh, các bà mẹ được theo dõi dấu hiệu sau sinh. Nguyên tắc sau sinh các mẹ không được nằm gối cao trong vòng 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6-8 giờ đầu (vì sau khi vượt cạn cơ thể chúng ta vừa mất một sức lực cũng như lượng máu lớn nên nếu nằm gối quá cao máu sẽ không lưu thông lên não). Trường hợp sản phụ có dùng biện pháp đẻ không đau trong lúc sinh thì có thể đứng dậy đi lại sau 1 ngày; những sản phụ không gây tê ngoài màng cứng thì có thể vận động 6 giờ sau đó.

Sang ngày hôm sau, sản phụ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh, không quá 20 phút, nhằm giúp cơ thể vệ sinh tốt, tạo thông thoáng cho các lỗ chân lông, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra lúc chuyển dạ.


Sau sinh, sản phụ sẽ có hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, bà mẹ cần thay băng vệ sinh thường xuyên, không nên để quá 6 giờ vì có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, sản phụ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều. Khi về ở nhà các mẹ phải vệ sinh vùng kín hàng ngày như ở trong viện.
Theo bác sĩ sau khi đẻ thì có cần ăn kiêng cữ gì không?
Thực sự chúng ta không nên kiêng khem quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2-4 giờ sinh thường, các món ăn cần nấu chín và ăn nóng. Sản phụ cần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bữa ăn nên đủ cả 3 nhóm chất cơ bản. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây có tính lành như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… Các mẹ nên tránh ăn các đồ ăn lạnh, đồ chưa chín kỹ…

Những trường hợp mẹ ít sữa hay không có sữa, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước, thì cần phải ngủ đủ giấc, trung bình 8 – 9 giờ/ngày, chính trong giấc ngủ sẽ giúp bài tiết sữa nhiều hơn.

Nhiều sản phụ hay bó bụng, điều này có tốt không thưa bác sĩ?

Sau khi sinh sản phụ cần quấn bụng vừa phải để sản dịch nhanh ra hết sẽ tránh được những trường hợp viêm nhiễm.

Ảnh minh họa

Có những trường hợp sản phụ quấn chặt từ hông đến bụng hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa. Điều này là không tốt vì gây khó chịu cho cơ thể mỗi khi hoạt động, làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản. Việc làm này khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phần phụ, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Sau khi sinh sản phụ có nên kiêng xem ti vi, máy vi tính không thưa bác sĩ?


Thông thường sau qua trình vượt cạn cơ thể của mỗi sản phụ rất mệt mỏi, chính vì thế cần được tuyệt đối được nghỉ ngơi, không nên xem ti vi hay nghe nhạc, đọc báo, nghe điện thoại quá sớm…

Một khi cơ thể chưa được phục hồi thì việc xem tivi hay đọc báo quá sớm có thể gây hại cho thị giác, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ trong lúc này.

Thưa bác sĩ, ngày xưa thường có quan niệm sản phụ đẻ xong tránh nói to để sau này không phải nói nhịu. Điều này có đúng không?

Sau khi sinh nở, rất nhiều chị em mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Hầu hết các mẹ đổ tại không kiêng cữ. Bởi các cụ vẫn thường dặn gái đẻ phải ở trong phòng kín, nói ít, nói nhỏ, ai gọi cũng không được thưa để phòng tật nói nhịu. Đây là quan điểm sai lầm vì nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc. Không riêng gì chị em phụ nữ mà ngay cả người không sinh nở hay cả phái mạnh đôi lúc cũng bị. Đơn giản những chị em sau sinh tránh nói to, nói nhiều để không bị mất sức mà thôi.

Nhiều sản phụ sau khi đẻ đã dùng rượu nghệ để bôi lên da, việc làm này có tác dụng gì không?

Hiện nay có rất nhiều chị em sau sinh dùng rượu nghệ để bôi lên da hay dùng xông mặt với mong muốn mình có làn da đẹp sau này. Nghệ là bài thuốc chống viêm, liền sẹo, dưỡng da rất hiệu quả. Vì thế, đối với phụ nữ sau sinh, việc sử dụng nghệ để bôi lên da cũng phải rất cẩn thận vì rượu nghệ cũng rất nóng, nếu chúng ta bôi quá dày hay dùng nhiều lần trong ngày có thể gây tổn thương da.

Vì vậy muốn được an toàn thì chị em trước khi quyết định dưỡng ra bằng phương pháp nào nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Nên chọn sinh mổ hay sinh thường?

Nên sinh mổ hay sinh thường, đó là câu hỏi băn khoăn của nhiều chị em. Ngày nay rất nhiều chị em chọn phương pháp đẻ mổ thay vì đẻ thường theo tự nhiên. Một phần lý do là sợ đau và liên quan đến vấn đề thẩm mỹ.

Trong sản khoa việc sinh mổ hay sinh thường đều có ưu điểm và bất lợi mà cả bác sĩ và bà mẹ mang thai phải cân nhắc. Cần có sự lựa chọn chính xác trong từng trường hợp cụ thể để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Không nên quá cứng nhắc, nhất định chọn sinh thường trong trường hợp thai nhi quá to, cần lấy ra gấp, hay người mẹ không đủ sức chịu đựng cuộc chuyển dạ. Tuy nhiên, sinh mổ không phải là lựa chọn đúng đắn khi có đủ bằng chứng cho thấy người mẹ có thể sinh thường dễ dàng.

Nên chọn sinh mổ hay sinh thường? 1
Cần có sự lựa chọn chính xác trong từng trường hợp cụ thể để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Ảnh: Getty Images

Ưu điểm của sinh thường

  • Những đứa trẻ được sinh ra bằng đường mổ dễ phát sinh hội chứng ngạt thở hơn so với những đứa trẻ được đẻ bằng cách thông thường. Nguyên nhân là do việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của thai nhi sau khi sinh ra.
  • Khi đẻ thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp đẻ làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.
  • Khi đẻ thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này.
  • Đẻ thường làm cho âm đạo nở rộng ra tự nhiên, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ.
Khi nào thì cần chọn phương pháp đẻ mổ
Sản phụ khi thấy có những triệu chứng sau thì không nên sinh thường mà nên mổ lấy thai để đảm bảo an toàn:

Về phía sản phụ:
  • Khung chậu hẹp, khung chậu méo, hoặc khung chậu giới hạn và ước lượng cân thai không nhỏ, nứt hoặc vỡ xương chậu trước đó.
  • Bị bệnh lý không thể sinh thường được: herpes sinh dục đang tiến triển, sùi mào gà, bệnh tim nặng.
  • Tiền sản giật nặng hoặc sản giật nhưng cổ tử cung không thuận tiện để sinh ngả âm đạo.
  • Có vết mổ cũ trên thân tử cung: mổ bóc nhân xơ, mổ tạo hình tử cung, mổ lấy thai từ 2 lần trở lên.
  • Có những khối u cản đường ra của thai nhi (được gọi là u tiền đạo) như u xơ tử cung nằm thấp, u nang buồng trứng nằm thấp.
  • Thai phụ trên 35 tuổi.
  • Thai phụ mắc hội chứng cao huyết áp nặng và vừa, từng chữa trị mà không khỏi.
  • Tử cung có dấu hiệu vỡ, cơn co thắt tử cung yếu, khiến quá trình sinh sản kéo dài, mặc dù dùng nhiều biện pháp xử lí vẫn không có hiệu quả.
Về phía thai, nhau, ối:
  • Thai suy.
  • Con quý, hiếm (thụ tinh ống nghiệm, lâu ngày mới có con, mẹ trên 40 tuổi mới có con đầu lòng).
  • Thai suy dinh dưỡng.
  • Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông.
  • Thai to (4 kg trở lên)
  • Nhau tiền đạo, nhau bong non.
  • Ối vỡ lâu nhưng cổ tử cung không mở.
  • Thiểu ối nặng hoặc vô ối.

Nên chọn sinh mổ hay sinh thường? 2
Ảnh minh họa

Ngày nay bằng nhiều phương tiện khác nhau như: khám lâm sàng, siêu âm, monitor sản khoa theo dõi tim thai cơn gò, chụp X-quang khung chậu, xét nghiệm máu… bác sĩ có thể đánh giá và tiên lượng cuộc sinh. Những tuần cuối từ tuần thứ 35 trở đi các mẹ nên đi khám thường xuyên để các bác sỹ theo dõi và sẽ hướng dẫn bạn nên đẻ mổ hay đẻ thường để bạn chuẩn bị tinh thần.

Để giảm thiểu rủi ro, ngay từ giai đoạn trước khi mang thai, chị em cần phải chuẩn bị đầy đủ về sức khỏe nói chung, tiêm ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Khi mang thai cần khám thai định kỳ, làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định bác sĩ.

Trong quá trình theo dõi sự phát triển thai nhi, các bác sĩ sẽ đánh giá và tiên lượng cuộc sinh: Nên sinh thường hay sinh mổ, nên sinh ở bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hay tuyến trung ương. Nhìn chung dù là trường hợp thai của bạn là sinh mổ hay sinh thường thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì sinh đẻ là một hiện tượng rất tự nhiên mà rất nhiều phụ nữ đã làm được, chuẩn bị thật tốt tâm lý cho quá trình sinh đẻ của mình.

Theo ebe.vn

Giải quyết 8 thắc mắc của mẹ sinh mổ

Vì một số lý do mà nhiều bà mẹ phải lựa chọn cách sinh mổ. Họ thường lo lắng không biết mình phải kiêng cữ những gì sau cuộc phẫu thuật đón bé yêu chào đời.

1. Có nên nằm ngửa?

Sau cuộc phẫu thuật, thuốc gây mê và thuốc giảm đau hết tác dụng. Những cơn đau ở vết mổ sẽ tiếp tục “hành hạ” bạn, lúc này nếu bạn nằm ngửa sẽ thấy đau đớn hơn. Bạn có thể chọn tư thế nằm nghiêng và kê một chiếc gối mềm sau lưng sẽ thấy thoải mái và giảm được cơn đau.

2. Ăn như thế nào?


Khi sinh xong, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá no vì khi sinh mổ, ruột của bạn sẽ bị kích, dạ dày bị ức chế. Vì vậy, sau sinh mổ, nếu ăn quá nhiều dẫn đến tiêu hóa chậm, có thể làm cho các bà mẹ bị táo bón. Đặc biệt, sau khi sinh mổ, sản phụ phải thực hiện một chế độ ăn kiêng đúng để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Sản phụ nên tránh ăn những thức ăn sau: thức ăn tanh (cá, ốc), thức ăn có vị hàn (rau đay), thức ăn có tính kích thích (ớt, tỏi, hành, bia rượu,… ) Sản phụ nên ăn những thức ăn giàu vitamin, bổ sung nhiều đạm và chất sắt để giúp nhanh lành vết thương như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng…

Giải quyết 8 thắc mắc của mẹ sinh mổ 1
Sản phụ nên bổ sung nhiều nước cam, chanh… Ảnh: Getty Images

3. Uống những gì?

Sau khi mổ, sản phụ thường cảm thấy thiếu nước. Vì vậy, nên bổ sung nhiều nước hàng ngày như nước sôi, nước canh, nước hoa quả chứa nhiều vitamin C như: cam, chanh, nho, đu đủ,…

4. Vận động ra sao?

Sau khi sinh mổ, sản phụ nên nghỉ ngơi nhưng không nên ngủ nhiều. Nếu ngủ nhiều nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Ngủ nhiều có thể làm cho sản phụ bị dính ruột và tắc các mạch máu. Các bà mẹ sinh mổ có thể vận động nhẹ nhàng. Ngày thứ 2 sau mổ có thể ngồi dậy khởi động chân tay, ngày thứ 3, thứ 4 có thể tập đi lại nhẹ nhàng. Khi về nhà, sản phụ nên tránh các hoạt động mạnh, không nên dọn dẹp nhà của vì lúc này sức khỏe chưa tốt. Các bà mẹ cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.

5. Có nên kiêng lạnh?

Những sản phụ sinh mổ xong thận khí kém, suy nhược nên dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, sản phụ phải mặc quần áo đủ ấm và tuyệt đối không được tiếp xúc tới nước lạnh như: không tắm nước lạnh, giặt bằng nước lạnh, không uống đá lạnh. Khi tắm hoặc vệ sinh, sản phụ nên dùng nước ấm.

6. Có kiêng quan hệ không?
Những bà mẹ sinh mổ nên kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần để tử cung hồi phục. Mặt khác sức khỏe chưa tốt, lại phải chăm sóc em bé cả ngày nếu sản phụ cứ “miễn cưỡng” chiều chồng thì sẽ không tốt cho sức khỏe của mình. Thời gian sau sinh, các bà mẹ cũng nên tránh những xúc động mạnh có thể làm tinh thần bị stress dẫn đến thiếu sữa.

7. Vệ sinh thế nào?

Vệ sinh sạch sẽ đó là yêu cầu của các bà mẹ sau sinh, đặc biệt là những bà mẹ sinh mổ. Sản phụ nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Nên pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hằng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa khử mùi hôi. Sản phụ có thể dùng túi chườm để chườm vào lưng, bụng để chống đau lưng, mỏi gối. Sản phụ không phải kiêng tắm gội nhiều, sau khi sinh khoảng 4 ngày là có thể tắm gội bình thường.

8. Có nên cho con bú vì dùng kháng sinh?


Giải quyết 8 thắc mắc của mẹ sinh mổ 2

Nhiều bà mẹ lo lắng việc sinh mổ phải sử dụng thuốc kháng sinh nên không dám cho con bú. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên nên cho con bú ngay khi có sữa, không nên để cho bầu vú căng lên, chảy sữa ra áo.

Sinh mổ phải kiêng cữ nhiều hơn so với sinh thường. Các bà mẹ nên tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ để có sức khỏe tốt nhất

Nguồn: ebe.vn

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Phụ nữ nhỏ người sẽ khó đẻ con?

Theo quan niệm xưa của các cụ ta, phụ nữ có vóc người thấp bé sẽ gặp khó khăn trong sinh nở. Đó là lý do mà khi con trai đưa bạn gái về nhà ra mắt, các bậc mẹ chồng thường để ý kỹ vóc dáng con dâu tương lai mà đo lường độ… mắn đẻ.

Theo đó, cô gái nào có vóc dáng đầy đặn, cao lớn, đặc biệt là phần hông nở tròn sẽ được cho là dễ sinh con. Còn cô gái nào nhỏ bé, gầy gò thì được cho là sẽ khó đẻ về sau. Quan niệm này khiến không ít cô gái nhỏ nhắn gặp rào cản trong mắt mẹ chồng tương lai khi cả hai có quyết định tiến tới hôn nhân.


Phụ nữ nhỏ người sẽ khó đẻ con1
Quan trọng là hai người yêu nhau và có ý thức giữ gìn sức khỏe - Ảnh: Getty Images

Song kỳ thực, quan niệm này không phải là luôn luôn đúng. Việc đẻ dễ hay khó còn tùy thuộc vào xương chậu lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào thai nhi lớn hay nhỏ và khả năng sinh đẻ mạnh hay yếu. Trong ba yếu tố trên, bất kỳ yếu tố nào hay từ một yếu tố trở lên có hiện tượng khác thường đều ảnh hưởng tới tiến trình sinh đẻ, chứ không phải phụ thuộc vào vóc người nhỏ bé hay cao lớn.

Xương chậu là một bộ phận thuộc đường sinh sản, nó đóng vai trò quan trọng đối với sự ra đời của thai nhi có thuận lợi hay không. Xương chậu lớn hay nhỏ, kết cấu, hình dạng khác thường hoặc kính tuyến khác thường đều sẽ gây nên khó đẻ.

Đường kính trong của xương chậu lớn hay nhỏ ở từng người khác nhau. Hình thái xương chậu bình thường mà đường kính trong nhỏ, thì vẫn có khả năng khó đẻ. Hình thái xương chậu chỉ hơi khác thường, nhưng chỉ cần đường kính trong bình thường khi đẻ chưa chắc đã khó. Bởi vậy, đường kính trong của xương chậu còn quan trọng hơn hình thái xương chậu.

Do đó, nếu chị em phụ nữ có thân hình thấp bé, nhưng đường kính trong xương chậu chưa chắc đã nhỏ. Rất nhiều chị em phụ nữ chỉ cao 1m50, nhưng xương chậu hình thùng, rộng mà nông, chất xương mỏng, đường kính trong lớn, khi sinh đẻ, thai nhi rất dễ lọt qua. Nếu phụ nữ có thân hình thấp bé, hình thái xương chậu bình thường, nhưng cửa vào xương chậu, xương chậu giữa và cửa ra đều nhỏ hơn người bình thường, thì khi đẻ có thể khó hơn.

Phụ nữ nhỏ người sẽ khó đẻ con 2

Ngoài ra, cho dù hình thái hay cỡ xương chậu đều bình thường, nhưng thai nhi quá lớn, nặng tới 4kg, thai nhi và xương chậu không cân xứng với nhau, khi sinh đẻ cũng sẽ rất khó. Điều này thì không phụ thuộc vào vóc người mẹ cao lớn hay thấp bé.

Hơn nữa hiện nay, y học ngày càng tiến bộ, sẽ giúp chị em phụ nữ dễ dàng hơn trong việc sinh nở. Bởi vậy các chị em có thân hình nhỏ bé cũng không cần phải lo lắng việc sinh con khó hay dễ. Quan trọng là hai bạn yêu nhau, và khi có ý định lập gia đình và mang thai, bạn cứ tích cực giữ gìn sức khỏe, ăn uống hợp lý, vận động vừa phải và khám thai đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, đó mới là điều kiện cần cho một thai kỳ và sinh đẻ được thuận lợi.

Trần Thị Mỹ Phượng - ebe.vn

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối

Tháng thứ 7
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?
Cô ấy đang cảm thấy những chuyển động của bào thai ngày càng mạnh và thường xuyên hơn. Áp lực đè lên khung xương chậu có thể khiến cô ấy cảm thấy đau. Cô ấy có thể thở gấp do em bé trồi lên trên. Lúc này, vợ bạn khó ngủ hơn về đêm. Nếu cô ấy bị ợ nóng suốt thai kỳ thì đến giai đoạn này, tình trạng còn trở nên tệ hơn do tử cung đang lớn lên đè vào dạ dày. Nhiều phụ nữ cho biết họ gặp phải những giấc mơ sống động vào giai đoạn cuối này.

Bạn có thể làm gì?

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 1
Đây là lúc bố mẹ rốt ráo chuẩn bị cho bé rồi đây. Ảnh: Inmagine.

Đừng để vợ mang vác vật nặng. Hãy nói chuyện với nhau về vai trò mà bạn muốn tham gia trong quá trình sinh nở của vợ. Hãy cùng vợ đóng gói đồ đạc vào túi đem đi sinh và bảo đảm rằng phòng của con đã được sơn phết và trang hoàng. Hãy thảo luận với nhau về việc em bé sẽ ngủ ở đâu trong suốt những tháng đầu. Nhiều bậc phụ huynh cho con nằm trong cũi ở cạnh giường mình trong những tháng đầu tiên. Việc này giúp cho việc cho bé ăn buổi đêm dễ dàng. Có thể cả hai bạn cùng thích ý tưởng cho con ở phòng riêng. Lựa chọn là do bạn, và không có lựa chọn nào là sai cả. Đây là lúc bắt đầu tham dự vào lớp học về sinh nở, nếu bạn cho đến giờ vẫn chưa tham gia vào một lớp nào.

Sự phát triển của con
Xương của bé đang cứng dần lên. Phổi bé cũng vẫn đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Vào cuối tháng này, lông mi của bé sẽ phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn có thể sẽ bắt đầu chuyển vào bìu. Những sóng não cho thấy bé ngủ trong trạng thái ngủ động, có nghĩa là bé đang mơ. Những cái nấc của con cũng có thể cảm nhận được.

Tháng thứ 8
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 2
Mất ngủ và đau lưng, vợ bạn sẽ cần được chăm sóc và quan tâm rất nhiều. Ảnh: Inmagine.

Mọi chuyện đã gần như xong, nhưng những tháng cuối này có thể rất khó khăn. Vợ bạn khi này đã có thể nghỉ ở nhà để chờ sinh, và cô ấy cần được nghỉ ngơi. Áp lực lên vùng chậu tăng lên và vợ bạn có thể bắt đầu lặc lè và phải ngửa người về sau khi đi. Những cơn co bóp Braxton Hicks trở nên căng thẳng và thường xuyên hơn. Việc ngủ nghê khi này cũng càng trở nên khó hơn.

Bạn có thể làm gì?
Khuyến khích tư thế nằm tốt và bảo đảm vợ bạn được hỗ trợ bởi nhiều gối trên giường vào ban đêm. Phòng cho bé bây giờ cũng nên hoàn thiện sẵn sàng. Con bạn giờ đây có thể nhận ra giọng nói của bạn nên hãy nói chuyện với bé. Bạn sẽ có thể phát hiện thấy rằng, đặc biệt khi vợ chồng bạn mới làm bố mẹ lần đầu, mọi người đang đổ lên các bạn vô số những lời khuyên có ý tốt. Hãy chọn một hoặc hai ý kiến mà bạn tin tưởng, và lọc số còn lại.

Sự phát triển của con bạn
Con bạn bây giờ phản ứng lại rất mạnh mẽ trước những cơn đau, âm thanh và ánh sáng. Lượng dịch ối giảm đi do bé đã chiếm gần hết không gian trong tử cung. Nhau thai đã hoàn thiện, ngừng phát triển và bắt đầu già đi. Khi sinh ra, nó sẽ nặng bằng một phần sáu trọng lượng cơ thể bé. Ruột của bé chứa đầy những chất dính màu xanh đậm gọi là phân xu (tạo thành từ những tế bào chết, chất thải từ gan và ruột). Bé có thể thải ra trong quá trình được sinh ra nếu bị đau. Phổi đã thành hình đầy đủ nhưng vẫn cần hoàn thiện thêm.

Tháng thứ 9
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?
Con bạn đã chuẩn bị được sinh ra. Việc này khiến cho việc hít thở của vợ bạn dễ dàng hơn một chút, nhưng áp lực đè lên bàng quang vẫn nặng và nhiều phụ nữ bị đau lưng dữ dội. Cô ấy chắc chắn không ngủ được buổi đêm. Cô ấy có thể cảm thấy cần đi mua sắm và sắp xếp mọi thứ, hoặc hoàn toàn kiệt sức hoặc luân phiên thay đổi giữa hai thái cực. Nhiều phụ nữ đến giai đoạn này cảm thấy hết chịu nổi và ước con chui ra càng sớm càng tốt.

Bạn có thể làm gì?
Khuyến khích vợ thoải mái hơn. Hãy tích cực thảo luận về những nỗi sợ của bạn với người bạn hoặc người thân mà bạn tin tưởng hơn là làm vợ mình căng thẳng hơn nữa. Đừng lo lắng. Mọi chuyện sẽ ổn cả!

Sự sẵn sàng cảm xúc
Làm cha mẹ là một việc khó khăn. Hãy bảo đảm bạn hiểu những ưu tiên của mình.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 3

Hai bạn đã chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ của mình như thế nào? Ảnh: Ảnh: Gettyimages
  • Hai bạn đã chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ của mình như thế nào? 
  • Tại sao bạn lại muốn có em bé? Bạn đã tự quyết định hay có ai khác thúc ép bạn?
  • Đứa con sinh ra sẽ có ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa hai vợ chồng bạn? Cả hai đã sẵn sàng để làm bố mẹ hay chưa?
  • Nếu bạn và mẹ của con bạn không còn quan hệ với nhau, bạn có chuẩn bị giúp cô ấy nuôi con?
  • Đứa trẻ sinh ra sẽ ảnh hưởng thế nào đến các kế hoạch học hành và làm việc trong tương lai của bạn?
  • Bạn quyết định thế nào về việc chăm sóc con?
  • Bạn đã chuẩn bị để làm bố mẹ của một đứa trẻ ốm yếu và có những nhu cầu đặc biệt?
  • Bạn đã sẵn sàng từ bỏ giấc ngủ nướng cuối tuần? Bạn có sẵn sàng tìm người trông trẻ mỗi lần muốn ra ngoài mà không muốn đem con theo?
  • Bạn có thích dành thời gian cho trẻ con? Bạn có thể tưởng tượng ra mình trong vai trò làm bố mẹ?
  • Bạn thích và không thích gì về thời thơ ấu của mình? Bạn muốn làm gì cho con mình?
Chuẩn bị cho sự thay đổi
Một trong những cách để kiểm soát sự thay đổi là đối mặt với những mất mát mà thay đổi này đem lại. Tất nhiên, thay đổi cũng sẽ đem lại cả những lợi ích cho bạn nữa. Bạn đang quyết định có con bởi vì bạn thích những điều tốt mà đứa trẻ đem lại hơn những điều bạn mất đi so với cuộc sống hồi còn chưa có con. Dưới đây là một vài trong số những mất mát mà bạn phải đối diện khi trở thành cha mẹ:

Mất thời gian rảnh rỗi: Điều này sẽ xảy ra. Bạn và vợ của bạn đã từng có cả cuộc đời đi xem phim, ăn hàng, tham gia các hoạt động xã hội. Và bây giờ sắp sửa là cuộc sống làm cha mẹ toàn thời gian cho đến khi bạn thu xếp được công việc và có thể sắp đặt được cả cuộc sống gia đình và xã hội của mình.

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 4

Hạn chế tài chính:
Thỉnh thoảng bạn sẽ phải cắt giảm những thôi thúc mua sắm dữ dội. Trước đây bạn có thể tạt vào một cửa hàng và mua cho mình một đôi giày đẹp, giờ thì số tiền đó có thể cần để mua tã, quần áo hay sữa cho con. Ngoài ra bạn còn phải nghĩ đến tình hình tài chính dài hạn: tiền học phí, bảo hiểm…

Thời gian riêng tư: Thời gian biểu và thói quen của bạn phải thay đổi. Bây giờ chúng phải xoay quanh một đứa bé. Những cuộc nói chuyện với vợ về cuộc sống, công việc, tình yêu không phải không thể thực hiện được nhưng không còn được ưu tiên nữa. Kể từ bây giờ.

Nguồn: webtretho.com

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết

Sinh nở là việc vô cùng quan trọng và cần được chuẩn bị kỹ càng trong thời gian mang thai. Từ đầu tháng thứ 9 thai kỳ, mẹ đã phải chuẩn bị sẵn tài chính và đồ đạc vì từ tuần thứ 37, con yêu sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Để không bị động và bất ngờ, mẹ bầu cần có hiểu biết về các dấu hiệu sắp sinh. Nếu chị em dành một chút thời gian để ý đến những thay đổi của cơ thể, chắc chắn mẹ sẽ nhận biết được thời gian con yêu sắp chào đời đấy.
Dưới đây là những dấu hiệu báo mẹ sắp “vỡ chum”. Hãy chuẩn bị sẵn sàng hành lý để nhập viện các mẹ nhé!

Bụng bầu tụt xuống

Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh nở. (ảnh minh họa)

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Tuy nhiên với mẹ mang bầu lần hai thì có thể khác một chút. Ở lần bầu bí thứ 2 chị em sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng. Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi.


Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 1

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. (ảnh minh họa)

Bản năng làm tổ
Gần cuối thai kỳ, bạn thường thấy cơ thể cồng kềnh, uể oải và không muốn nhấc mình lên tý nào. Nhưng một buổi sáng thức dậy bạn cảm thấy khỏe mạnh lại bình thường và bắt đầu đi lại dọn dẹp, nấu ăn, rửa chén bát, như thể đang chuẩn bị dọn dẹp “tổ” đón đứa con sắp chào đời. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng với bản thân, đừng để kiệt sức vì dọn nhà trước khi đón em bé ra đời. Hãy tạm dừng những công việc hàng ngày và nghỉ ngơi khi thấy mệt.

Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chảy. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu nhé, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa đó.

Đau lưng
Rất nhiều chị em đã từng trải qua ca sinh nở chia sẻ rằng họ bị đau lưng khủng khiếp trong 1 tuần trước khi sinh nở. Nếu bạn hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Một số bà bầu cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 2

Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút. (ảnh minh họa)

Thay đổi số lần thai máy
Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút. Nhưng nếu có khi, bé rất yên lặng nhưng ngay sau đó, bé lại chuyển động mạnh mẽ hơn. Có lẽ, bé cũng đang mong chờ ngày chào đời của mình.

Xuất hiện dịch nhầy đỏ
Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này ít dính đi và nước ối dễ dàng rò rỉ hoặc vỡ hẳn. Chất nhầy này thường có màu hồng đỏ. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ.

Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần.

Cơn co thắt thường xuyên
Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể làdấu hiệu chuẩn bị lâm bồn đấy. Tuy nhiên, những cơn có thắt này có thể xuất hiện trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả (Braxton Hicks).

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây)và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu rồi. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn.

Khi các cơn co thắt xuất hiện, bụng bạn thường sẽ cứng lên và bạn dễ dàng nhận ra nếu đặt nhẹ bàn tay lên bụng. Các cơn co thắt này sẽ đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.

Thông thường, bác sĩ khoa sản sẽ khuyên bạn nên ở nhà cho đến khi các cơn co thắt kéo dài từ 30-60 giây và khoảng cách giữa các cơn co là 15-20 phút thì hãy đến bệnh viện (trong trường hợp nhà xa bệnh viện, sản phụ cần được đưa đến sớm hơn).

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 3

Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn. (ảnh minh họa)

Dễ thở hơn
Khi thai đã tụt xuống thì áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn. Thời điểm này, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất. Tuy nhiên, nếu dấu này làm bạn dễ chịu hơn thì bạn lại phải đối mặt với áp lực gia tăng ở phía bụng dưới, việc đứng và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn. Khi bé càng dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, bạn sẽ càng khó ngủ hơn, đồng thời đây cũng là thời gian bạn khá vất vả khi chọn được tư thế ngủ thích hợp.

Sút cân
Một vài thai phụ bị giảm tới ½-1kg cân nặng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể mẹ.

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 4
Bầu sẽ giảm từ 1/2 - 1kg (ảnh minh họa)
Tiêu chảy
Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau lụng + đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.

Vỡ ối
Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ.
Nguồn: eva.vn