Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Cách đặt tên cho con năm 2016 hay

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ và ngày mong mỏi ngày lâm bồn đã đến, cha mẹ cũng suy nghĩ việc đặt tên cho con trai năm 2016 thật ý nghĩa.

Đặt tên cho con sinh năm 2016 theo tính cách

Các bé sinh năm 2016 – tương đương với năm Bính Thân theo âm lịch – cầm tinh con khỉ – được cho là có tính cách vui vẻ, hoạt bát, hiếu động và thông minh. Ngoài ra, nhanh nhẹn, tinh anh, khỏe mạnh và có cái nhìn lạc quan cũng là những đặc điểm tượng trưng cho tính cách bé tuổi Thân. Do đó, khi đặt tên cho bé sinh năm 2016, cha mẹ nên cân nhắc những cái tên thuộc bộ Cân, Mịch, Sam, Y như: Ảnh, Chương, Duyên, Đồng, Hồng, Hi, Hình, Sư, Ngạn, Phàm, Ước, Tố,… để mang đến cho bé tướng mạo khôi ngô, tài đức song toàn.


Bé tuổi Thân thường hoạt bát, nhanh nhẹn, hiếu động và rất thông minh, lanh lợi. (Ảnh minh họa) 

Tham khảo thêm cách dat ten cho con gai 

Đặt tên cho con năm 2016 theo tam hợp

Theo tam hợp thì Thân tam hợp với Thìn, Tý; do đó nếu tên của bé tuổi Thân có chứa các chữ trong tam hợp đó sẽ có vận mệnh tốt đẹp, được trợ giúp. Ngoài ra, Thân thuộc hành Kim, mà Thủy tương sinh Kim nên bố mẹ có thể dùng các chữ thuộc bộ Thủy để đặt tên cho bé tuổi thân sẽ mang lại vận mệnh tốt.

Gợi ý tên theo tam hợp cho bé tuổi Thân là: Băng, Cầu, Chân, Giang, Giá, Hiếu, Học, Hải, Hồ, Hồng, Nguyên, Khánh, Lân, Tuyền, Thìn, Nông, Tự, Tôn, Tân,…
Đặt tên cho con theo quy luật tự nhiên

Khỉ thường sống trong rừng, trên cây, do đó các chữ thuộc bộ Mộc sẽ rất hợp để đặt tên cho bé tuổi Thân. Bố mẹ có thể lựa chọn những gợi ý thuộc bộ Mộc như: Bản, Bình, Cúc, Dương, Đào, Đỗ, Đông, Tùng, Liễu, Lâm, Khôi, Quỳnh, Thảo, Trúc, Bách, Phương, Quý, Hạnh, Xuân, Chi, Phúc, Phước, Lê, Mai …

Tuy nhiên, có một trở ngại là Thân thuộc hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc nên cần cẩn trọng khi dùng những tên thuộc bộ Mộc. Thay vào đó, bạn có thể chọn các chữ thuộc bộ Miên, Mịch, Khẩu như: An, Bảo, Dung, Đài, Đồng, Đường, Gia, Hòa, Hoành, Hựu, Hướng, Ninh, Nghi, Thực, Thiện, Quân, Trung, Sử, Tư, Tông, Thất,… vì những bộ này có liên quan đến “cái hang khỉ”, do đó sẽ giúp bé tuổi Thân được bình an, thảnh thơi trong cuộc sống.

Mẹ cũng nên lưu ý tránh các bộ chữ xung khắc để giữ vận mệnh tốt cho bé. (Ảnh minh họa) 

Một điều nổi bật nữa là loài khỉ rất thích bắt chước những cử chỉ, lời nói của con người, là động vật cao cấp gần với con người nhất ở nấc thang tiến hóa, do đó tên chứa các chữ thuộc bộ Nhân, Ngôn cũng thích hợp để đặt tên cho con sinh năm 2016. Các tên thuộc bộ Nhân, Ngôn bạn có thể tham khảo là: Bảo, Đại, Nhân, Giới, Hà, Huấn, Nghi, Nhiệm, Thành, Kim, Trọng, Tín, Hưu, Từ, Ngữ, Thành, Mưu, Nghị, Cảnh…

Theo kienthuc

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Dấu hiệu mang thai sau 7 ngày đầu

Hãy dành thời gian để ý một chút các mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi này. Xin mách các bạn những dấu hiệu mang thai sớm nhất chỉ sau 7 ngày.


Sự thay đổi ở vòng một

Sự thay đổi vòng một là một trong những dấu hiệu mang thai dễ thấy. Khi cảm thấy vòng 1 của mình tăng lên, bầu ngực to ra và có phần đau tức hơn bình thường, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch… thì lúc đó bạn có thể đã có thai.

Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại

Khi có thai, sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận ra đó là chất nhầy ở cổ tử cung. Chất nhầy sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Vì vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và dín hơn.

Mệt mỏi

Sau khi thụ thai, sự tiết ra hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho buồng trứng. Vì thế, vào những tuần đầu tiên khi mang thai, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể phải làm việc liên tục để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Ngoài ra, do phôi thai cần thêm oxy để phát triển thêm nên bạn sẽ cảm thấy khó thở.

Đi tiểu thường xuyên

Một hiện tượng sớm báo hiệu có thai sau khi quan hệ 7 ngày nữa đó là bạn có cảm giác hay buồn đi tiểu và viếng thăm 'tolet' nhiều hơn so với bình thường vì thời gian mang thai, cơ thể sẽ sản sinh thêm nhiều chất lỏng khiến thận làm việc vất vả và bạn phải đi tiểu nhiều hơn. Đây cũng là một trong những hiện tượng bạn cần quan tâm khi đang phân vân liệu mình đã có bầu hay chưa.

Buồn nôn

Sau khi chị em mang thai từ khoảng 4 đến 8 tuần sẽ có hiện tượng cảm thấy buồn nôn, những món hay ăn khi đưa vào miệng sẽ không muốn ăn nữa chỉ muốn nôn ra ngoài, và ngược lại là muốn ăn những món ăn có thể từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ dùng qua một lần nhưng ăn rất ngon lành và thèm thuồng.

Thay đổi tâm trạng

Quá trình mang thai làm thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của chị em trở nên thay đổi thất thường. Biểu hiện ở việc khó kiểm soát trạng thái, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.

Ngoài ra, chị em còn cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường, thậm chí không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn cảm thấy thích và ngược lại. Sở thích ăn uống của người mẹ đột nhiên thay đổi 180 độ. Bạn đột nhiên thấy sợ các món vốn rất thích ăn.

Mẫn cảm đặc biệt với mùi

Khi có thai, xúc giác và vị giác của phụ nữ vô cùng nhạy cảm. Chị em có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Chị em có thể cảm thấy buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng lúc ngủ dậy.

Theo Eva

Những loại thức ăn giúp bà bầu sinh đẻ dễ dàng

Với 6 loại thực phẩm giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn trên đây chắc hẳn đã cho các mẹ bầu một số kiinh nghiệm phòng than để trải qua kỳ sinh đẻ một cách dễ dàng và nhẹ nhàng rồi phải không nào. Tuy nhiên, những thực phẩm này bạn chỉ được sử dụng ở những tuần cuối của thai kỳ thôi nhé, nếu không nó sẽ gây ra những tác dụng ngược trở lại đấy. Thêm vào đó, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nếu nhà bạn trồng được càng tốt nhé, để phòng tránh nguy cơ thực phẩm có thuốc trừ sâu và chất bảo quản thì không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chúc bạn áp dụng thành công và vượt cạn nhanh chóng, an toàn, thuận lợi nhé.

1. Chè vừng đen nấu với bột sắn dây

– Ngay từ tuần thứ 33, 34 các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh chóng vì trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn;

– Không những thế, chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt nữa đấy nhé.

2. Rau lang


– Rau lang là thực phẩm có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai đồng thời lại rất linh động trong cách chế biến, bạn có thể nấu canh, luộc, xào tùy theo sở thích;

– Trong thời kỳ bầu bí, bạn nên thường xuyên ăn rau lang, khoảng 3-4 bữa/1 tuần để thanh nhiệt cơ thể, hạn chế táo bón và nhuận trường hiệu quả;

– Đến gần thời gian dự sinh, bạn nên ăn nhiều hơn, tốt nhất là ăn rau lang luộc hoặc nấu canh để việc sinh để theo phương pháp thường được diễn ra dễ dàng, thời gian đau đẻ ngắn hơn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

3. Lá tía tô

– Tía tô là thực phẩm có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng rộng rãi như một bài thuốc có tác dụng an thai và tiêu trừ những cơn ốm ngén của mẹ bầu hiệu quả. Không dừng lại ở đó, tía tô còn biết đến với công dụng giúp mẹ bầu thuận lợi trong quá trình sinh đẻ nữa nhé;

– Đến gần ngày dự sinh, để cơn đau đẻ nhanh chóng trôi qua và việc sinh đẻ được diễn ra dễ dàng, bạn nên vò nát một nắm lớn lá tía tô tươi sắc với 2 lít nước lấy lại 1 lít và cho mẹ bầu uống liên tục nhé. Bạn nên uống ngay khi còn ấm để phát huy hiệu quả một cách tối ưu, đảm bảo ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ mà uống nước lá tía tô bạn sẽ nhanh chóng “mở cửa mình” để sinh em bé trong thời gian rất ngắn (từ 1-2 tiếng) và quá trình sinh cũng rất suôn sẻ.

4. Ăn và uống nước ép dứa (thơm)

– Bạn muốn sinh thường dễ thì nên ăn nhiều dứa ở tháng cuối thai kỳ vì trong dứa có chứa enzyme bromelain sẽ giúp làm mềm cổ tử cung để chị em đẻ dễ hơn.

– Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên ăn nhiều dứa ở những tuần cuối thai kỳ (từ tuần 38 trở đi) thôi nhé. Trong thời gian đầu mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, nếu mẹ bầu ăn dứa sẽ rất nguy hiểm vì nó làm tử cung co bóp mạnh dễ gây ra tình trạng sảy thai đấy.

5. Rau húng quế

Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu nên sử dụng 1 nắm rau húng quế, xay lấy 1 cốc nước khoảng 300ml, thêm vào một ít đường phèn cho dễ uống, mỗi tháng mẹ bầu chỉ nên uống từ 1-2 cốc, bắt đầu từ tháng thứ 7 sẽ giúp mẹ bầu sinh thường nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều.

6. Nước hoa hướng dương

Khi thấy xuất hiện cơn đau chuyển dạ, bạn sử dụng 200g hoa hướng dương khô (mua ở tiệm thuốc bắc nhé) rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước lây lại khoảng 500ml và uống khi còn ấm nhé. Đảm bảo các mẹ bầu sẽ nhanh chóng vượt qua cơn đau đẻ và sinh thường rất dễ dàng, trôi chảy thậm chí không phải khâu một mũi nào đâu đấy.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Những loại thức ăn phụ nữ mang thai nên tránh

Khi mang thai, người phụ nữ cần tránh ăn uống, sử dụng các sản phẩm do Nhật ký mang bầu giới thiệu dưới đây. Bởi vì, sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.



1. Thuốc lá hoặc khói thuốc lá.

2. Các loại rượu bia và thức uống có hàm lượng caffeine cao (cà phê, trà đặc).

3. Các loại cá biển có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá thu, cá ngừ, cá kình, cá mập.

4. Các loại thức ăn có khả năng chứa vi khuẩn cao. Vì những vi khuẩn đó có thể xâm nhập trực tiếp qua đường dây rốn để gây hại thai nhi. Những loại thức ăn đó bao gồm:

- Thịt cá chưa được nấu chín như thịt bò tái, tôm tái, sushi, nem chua, hàu sống, gỏi cá, các loại thịt sống treo khô.

- Rau sống, đặc biệt là các loại rau mầm như giá sống, cải mầm.

- Các loại phô mai chưa qua tiệt trùng.

- Những thức ăn làm sẵn nhưng đã để lâu trong các siêu thị và các thức ăn có dấu hiệu thiu hư.

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 4 to bằng cái gì?

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 4 to bằng cái gì? Ở tuần thứ 4, phôi thai đang tăng trưởng rất mãnh liệt. Tim và hệ tuần hoàn của bé đã bắt đầu được hình thành. Tuy vậy, bé chỉ lớn bằng hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Hãy cùng http://nhatkymangbau.blogspot.com/ khám phá hành trình diệu kỳ này.

Bé phát triển như thế nào?

Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

Ống thần kinh, từ đó não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống sẽ hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho bé.

Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở tầng giữa, hay còn gọi là trung bì. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của bé bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập và bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương, và mô dưới da.

Lớp thứ ba, hay nội bì, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Mẹ có thể nhận thấy một số khó chịu khi mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai bắt đầu bị đau ngực, mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên trong những tuần đầu. Mẹ cũng có thể buồn nôn ở tuần này, mặc dù thông thường triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vài tuần tới.
Những người xung quanh sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự phát triển đang diễn ra bên trong bạn. Nhưng mẹ cũng phải kiêng những thứ có hại cho sự phát triển của bé như rượu, bia…


Mẹ có thể tiếp tục hoặc bắt đầu tập thể dục. Vận động sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng vì số cân nặng của bạn sẽ tăng. Thể dục cũng giúp ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ. Trong vài tháng tới, nhiều phụ nữ thấy rằng đó là một cách giảm stress tuyệt vời. Việc này cũng có thể giúp mẹ sinh nở dễ dàng và ít đau đớn hơn.

Ngoài ra, mẹ sẽ phục hồi dễ dàng hơn sau khi sinh con nếu tiếp tục một số bài tập thể dục phù hợp trong suốt thai kỳ. Nên chọn những hoạt động an toàn và vừa phải, bạn có thể cân nhắc môn đi bộ và bơi lội, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Giảm đau ngực: Nếu bạn cảm thấy đau ngực trong giai đoạn này, bạn nên xếp gọn những áo ngực hiện tại lại, tìm mua các loại áo ngực mềm mại, không có gọng sắt hoặc áo ngực thể thao để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc.

Nên làm trong tuần này:

Chọn một bác sĩ sản khoa uy tín và đặt lịch hẹn khám. Ghi lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ có thể xác định ngày sinh dự kiến và viết ra danh sách các câu hỏi cần biết.
Bạn nên tìm hiểu về bệnh lý của gia đình hai bên. Bác sĩ sẽ hỏi để biết về các bệnh mãn tính hoặc những bất thường di truyền trong gia đình.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất

Sau khi quan hệ bạn lo lắng mình có dính bầu hay không, hãy cùng xem qua những dấu hiệu có thai thường gặp dưới đây nhé.

Mất kinh

Đây là dấu hiệu có thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
Dấu hiệu mang thai cần biết. Ảnh minh họa

Sự thay đổi của ngực

Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. Hai tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.

Mệt mỏi

Hầu hết phụ nữ mới có thai đều cảm thấy mỏi mệt. Đó là do sự gia tăng hormon Progesterone trong cơ thể. Ngoài ra do cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, gây ra cảm giác mệt. Tuy nhiên, có một số ít người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.

Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động

Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá...và thèm ăn đồ chua, ngọt,...

Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.

Khi bạn thấy mình chậm kinh hoặc mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu có thai khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,... thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.

Theo BS Thu Lan - Sức khỏe & Đời sống

Thai nhi 1 tuần tuổi to bằng cái gì?

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, 1 tuần tuổi, thai nhi có kích thước như thế nào, nhỏ bằng cái gì, Đây là câu hỏi vui trên mạng mà mọi người thường hay gặp.

Khi thai nhi 1 tuần tuổi thì lượng estrogen và progesterone trong máu gia tăng, báo hiệu cho niêm mạc mô êm ái bắt đầu lót đầy tử cung để chuẩn bị cho trứng đã được thụ tinh làm tổ.


Bé phát triển như thế nào?

Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.

Tuy thai đã được 1 tuần tuổi nhưng chưa hình thành. Trong cơ thể người mẹ đang diễn ra quá trình rụng trứng

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu từ 12 đến 16 ngày trước, vì vậy lúc này bạn đang hoặc sắp đến thời gian rụng trứng. Bác sĩ sẽ tính toán ngày sinh của bạn (và tuổi thai của bé) theo ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Thai kỳ kéo dài khoảng 38 tuần từ lúc thụ thai, nhưng thường rất khó để xác định chính xác khi trứng và tinh trùng kết hợp nên các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ tính là 40 tuần mang thai từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.


Rất nhiều thứ diễn ra trôi chảy để việc thụ thai xảy ra. Để tăng khả năng từ dau hieu mang thai, cần có sự giao hợp trong khoảng 72 giờ trước và 24 giờ sau khi trứng rụng, vì tinh trùng chỉ tồn tại không quá 72 giờ và trứng chỉ sống trong 24 giờ sau khi rụng.

Trước khi “gần gũi”, hãy nghiên cứu về sự rụng trứng để xác định cơ hội, tìm hiểu về tư thế giao hợp có thể giúp bạn thụ thai nhanh hơn và giảm những lo lắng không cần thiết cho bạn và người bạn đời. Bạn hãy tìm hiểu xem cần bao lâu để thụ thai vì hầu hết các cặp vợ chồng phải cố gắng trong một thời gian trước khi thành công.

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, nếu bạn đang cố gắng để có thai, cần phải dừng ngay các thức uống có cồn, không hút thuốc và uống bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả loại không cần kê toa, để cơ thể mình ở điều kiện tốt nhất chuẩn bị mang thai. Nếu đang uống thuốc theo toa, bạn hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. Đừng quên uống vitamin tổng hợp có ít nhất 400 mg axít folic (tốt nhất nên bắt đầu uống ít nhất 3 tháng trước khi muốn mang thai) để giảm những nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé.


Tạo không khí lãng mạn: Khi muốn có em bé, bạn nên tạo không khí lãng mạn bằng một bữa tối thắp nến và rải hoa xung quanh giường ngủ để vợ chồng cảm thấy gần gũi nhau. Sau vài tháng nỗ lực, bạn sẽ sẵn sàng chờ đón bé ra đời.