Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Hướng dẫn cách chơi gái không có thai, bầu mới nhất

Bạn vừa mới chơi gái xong, gái ấy có dau hieu mang thai. bạn sợ điều đó xảy ra. Hôm nay, nhật ký mang thai gửi đến các bạn cách không có thai mà vẫn chơi gái ngon lành.

Năm nay em và bạn gái 17 tuổi, bọn em yêu nhau hơn 2 năm và muốn quan hệ tình dục nhưng không muốn sử dụng bao cao su. Bọn em phải làm như thế nào để quan hệ an toàn? 


Bác sĩ chương trình Cửa sổ tình yêu tư vấn:

Mỗi biện pháp tránh thai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số biện pháp thường dùng em có thể tham khảo:

Tính ngày rụng trứng: Thời gian thụ thai có thể bắt đầu 3-5 ngày trước rụng trứng (tinh trùng có thể sống trong chất nhầy cổ tử cung 3-6 ngày), thời gian thụ thai sẽ kết thúc 24 giờ sau rụng trứng, sau rụng trứng thì trứng có thể giữ được khả năng thụ thai của mình trong vòng một ngày. Với mục đích nhận biết thời điểm thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 3 giai đọan: Trước rụng trứng - giai đoạn không thụ thai, 5-7 ngày khoảng giữa chu kỳ - giai đoạn thụ thai, bao gồm vài ngày trước và ngày sau rụng trứng, sau rụng trứng - giai đoạn không thụ thai.

Xuất tinh ngoài âm đạo: Là phương pháp giao hợp ngắt quãng vì vẫn giao hợp bình thường, khi sắp xuất tinh mới rút dương vật để phóng tinh ra bên ngoài âm đạo. Phương pháp này không an toàn vì tinh trùng vẫn có trong một hai giọt đầu tiên được phóng ra. Mặt khác, nó ảnh hưởng đến khoái cảm của cả nam và nữ. 

Bao cao su: Là phương pháp hiệu quả, tiện lợi, dễ sử dụng và tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay bao cao su được sản xuất bằng cao su với chất lượng cao, dai mỏng, mềm, dễ tiếp xúc và truyền nhiệt tốt để không làm giảm khoái cảm khi giao hợp.

Thuốc tránh thai: Có nhiều loại thuốc tránh thai hàng ngày (21 viên, 28 viên), thuốc tiêm, cấy dưới da, viên thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thành phần của thuốc là các hormone sinh dục nữ oestrogen và progesteron hoặc progesteron đơn thuần. Tác dụng là 3 tháng đối với thuốc tiêm và 3-5 năm đối với que cấy tránh thai. Nhược điểm của 2 loại này là khả năng có thai lâu hồi phục sau khi dừng thuốc. Nếu chưa có con, không nên dùng loại này. Viên thuốc uống tránh thai kết hợp là loại được dùng phổ biến và an toàn, dễ có thai lại sau khi ngừng thuốc. Ngoài lợi ích tránh thai, thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, điều trị mụn trứng cá.

Tuy nhiên, bạn phải uống đều đặn hằng ngày. Viên thuốc tránh thai khẩn cấp uống sau giao hợp không bảo vệ, hiệu quả tránh thai thấp, chỉ là biện pháp tình thế, không nên dùng thường xuyên vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Trong giai đoạn có khả năng thụ thai, không nên giao hợp để tránh có thai. Nếu có quan hệ cần sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su. Thuốc diệt tinh trùng hay xuất tinh ngoài âm đạo thì kém hiệu quả hơn. Các bạn nên hạn chế không giao hợp trong thời gian được coi là có khả năng thụ thai. Tuy nhiên biện pháp này cũng không đạt hiệu quả quá cao vì trứng có thể rụng bất thường và chỉ nên áp dụng với vòng kinh đều.

Hai em chưa cưới, bạn gái còn rất nhỏ tuổi nên hãy cân nhắc việc có nên quan hệ tình dục thời điểm này không khi kiến thức hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản còn hạn chế. Còn nếu không thể "trì hoãn", các bạn hãy lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày để đảm bảo an toàn cho cả hai.


Theo Báo Giao Thông

Những thời điểm quan hệ tình dục dễ mang thai nhất

Bạn đang hiếm muộn, bạn muốn có con : bạn muốn xem tháng thụ thai biết trai hay gái hay đơn giản là quan hệ tình dục như thế nào để dễ mang thai nhất.

Đâu là thời điểm tốt nhất để quan hệ nếu muốn thụ thai?

Thời gian quan hệ là rất quan trọng trong việc thụ thai. Tinh trùng có thể sống từ hai đến ba ngày nhưng trứng chỉ sống khoảng 12 đến 24 giờ. Để tăng khả năng thụ thai, điều quan trọng là phải có quan hệ nhiều hơn một lần trong khoảng thời gian rụng trứng. Cách tốt nhất là có quan hệ tình dục từ một hay hai ngày trước khi rụng trứng và duy trì nhịp độ đó cho tới ngày trứng rụng. Bằng cách này, bạn đã có một nguồn tinh trùng khỏe mạnh chờ đợi trong ống dẫn trứng khi trứng được giải phóng.

Tuy nhiên, rất khó để xác định thời điểm rụng trứng một cách chính xác. Tất cả phụ thuộc vào độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Một phụ nữ trung bình rụng trứng vào khoảng 14 ngày trước kỳ nguyệt san tiếp theo chứ không phải giữa chu kỳ như người ta thường nghĩ. Nếu bạn có một chu kỳ 28 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào giữa chu kỳ. Tuy nhiên nếu bạn có chu kỳ 35 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào khoảng ngày thứ 21, không phải ngày thứ 17.

Làm thế nào để xác định thời điểm rụng trứng?

Một số phụ nữ nhận biết được thời điểm rụng trứng nhờ vào một số thay đổi của cơ thể nhưng một số khác thì không. Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai, cần cố gắng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trong một, hai tháng. Một số dấu hiệu của việc rụng trứng bao gồm:
  • Đau ngực
  • Cảm giác hơi khó chịu ở giữa bụng
  • Tăng tiết dịch âm đạo
Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ mà bạn có thể phát hiện bằng cách đo nhiệt độ mỗi buổi sáng trước khi ra khỏi giường, hai ngày sau khi trứng rụng. Bạn có thể có cảm nhận về chu kỳ rụng trứng của mình nếu theo dõi biểu đồ nhiệt độ cơ thể trong một vài tháng.

Quan hệ tình dục đều đặn quanh thời điểm rụng trứng là nguyên tắc cơ bản để nhanh có thai

Nếu chu kỳ thất thường sẽ khó thụ thai hơn?
Hầu hết phụ nữ có 12 chu kỳ một năm nhưng một số chị em có thể có ít hơn con số này, thậm chí không có. Căng thẳng, tập thể dục mạnh, giảm hoặc tăng cân đáng kể đều có thể gây gián đoạn chu kỳ của chị em. Chu kỳ càng thất thường càng khó dự đoán thời điểm rụng trứng. Có thể tìm ra những ngày có khả năng thụ thai bằng cách theo dõi thời điểm rụng trứng mỗi tháng.


Nếu chu kỳ của bạn trong 3 tháng liên tiếp là 28 ngày một tháng, 21 ngày của tháng tiếp theo, và 32 ngày của tháng tiếp sau đó. Ghi chú lại chu kỳ kinh nguyệt trong vài tháng, sau đó trừ đi 17 ngày từ chu kỳ ngắn nhất và 11 ngày từ chu kỳ dài nhất. Những ngày ở giữa hai ngày này là những ngày bạn có khả năng thụ thai cao.

Nếu chu kỳ của bạn không đều và hơn 35 ngày, bạn nên xem xét việc đi khám sản khoa để kiểm tra các nguyên nhân chu kỳ thất thường, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn chức năng buồng trứng, rối loạn tuyến giáp, giảm cân quá mức hoặc chỉ số prolactin (một loại kích thích nội tiết tố) cao.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Dấu hiệu mang thai liệu có chính xác tuyệt đối

Thỉnh thoảng có một số biểu hiện cảnh báo tình hình sức khỏe của bạn khiến nhiều phụ nữ vẫn lầm tưỡng là dấu hiệu mang thai.

Ảnh minh họa: Internet

1. Khi bạn thấy rỉ một chút máu

Rỉ một chút máu là một trong những dấu hiệu sớm nhất chứng tỏ bạn mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, phôi thai di chuyển xuống tử cung. Một vài mẹ sẽ trải qua cảm giác như bị chuột rút nơi âm đạo.

Nhưng nếu bạn đang trong thời gian kế hoạch, bạn tự dưng bị rò rỉ máu ở âm đạo, ngoài việc có thể nghĩ bạn có thai, thì bạn cũng nên nghĩ tới các trường hợp như: bạn có kinh nguyệt sớm hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, âm đạo bị nhiễm độc, hoặc do bạn giao hợp quá mạnh.

2. Khi bạn chậm hoặc mất kinh

Đây là một trong những triệu chứng chung và là dấu hiệu mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai thì chu kỳ tới, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn bình thường.

Ở một điều kiện khác, chậm kinh nguyệt có thể là do bạn đang tăng cân, mệt mỏi, thay đổi hormone, bị áp lực, stress.

3. Khi bạn cảm thấy ngực căng, nhạy cảm

Hiện tượng này bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Ngực trở nên nhạy cảm, đau và căng khi chạm vào.

Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra có thể do mất cân bằng hormone. Bạn sắp có kinh nguyệt, ngực bạn cũng căng như thế.

4. Bạn cảm thấy mệt mỏi và thường cáu kỉnh

Tuần đầu tiên sau khi thụ thai, bạn thường có cảm giác mệt mỏi, hay cáu gắt. Tuy nhiên, nếu bạn mệt mỏi vì công việc, áp lực căng thẳng, cảm lạnh hoặc cúm cũng khiến bạn như vậy.

5. Buồn nôn vào mỗi sáng thức dậy


Triệu chứng này thường xuất hiện từ 2-8 tuần sau khi bạn thụ thai. Một vài mẹ bầu thường ốm nghén vào buổi sáng và đa phần thấy buồn nôn.

Mặt khác, bạn có triệu chứng này có thể vì bạn ăn thức ăn nhiễm độc, mệt mỏi, hoặc do rối loạn tiêu hóa.

6. Bạn cảm thấy đau lưng

Đau vùng lưng gần hông là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã có em bé.

Nhưng cũng có thể là một nguyên nhân khác chẳng hạn như bạn đang sắp đến ngày đèn đỏ, hoặc đó là dấu hiệu cho thấy lưng bạn đang có vấn đề.

7. Bạn hay bị đau đầu

Sự tăng nhanh hormone trong cơ thể khi có thai khiến bạn sẽ có triệu chứng đau đầu.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị thiếu nước, do tác động của những chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, rượu hoặc cũng có thể do bạn bị đau đầu kinh niên.

8. Khi bạn đi tiểu thường xuyên

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn cảm thấy cơ thể của mình cần thải ra nhiều chất và thường xuyên phải đi tiểu.

Nhưng cũng có một cách lý giải thích khác là do bạn hấp thụ quá nhiều nước, hoặc do ăn quá nhiều chất lợi tiểu.

9. Khi bạn thấy núm vú có quầng tối

Những vùng da xung quanh núm vú trở nên sậm màu hơn bình thường trong thời gian bạn mang thai.

Nhưng chưa hẳn bạn đã có thai khi chỉ dựa vào dấu hiệu này, có thể bạn bị mất cân bằng hormone cơ thể.

10. Bỗng dưng bạn thèm ăn

Tự dưng bạn thèm những đồ ăn mà bạn dường như không có hứng thú. Đó cũng là cảm giác mà bạn có khi mang thai.

Nhưng điều đó cũng có nghĩa là do bạn ăn thiếu cân bằng các chất hoặc do bạn cảm thấy bị áp lực vì công việc, mệt mỏi nên sinh ra thèm ăn.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ

Với những dấu hiệu có thai dưới đây, các chị em phụ nữ hãy tham khảo xem mình có bầu sau 7 ngày quan hệ nhé.

Ảnh minh họa: Internet

1. Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại

Sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận ra đó là chất nhầy ở cổ tử cung. Đây là một trong các dấu hiệu có thai mà bạn dễ dàng nhận thấy. Chúng sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Vì vậy các bạn sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và bở hơn.

2. Mệt mỏi và khó thở

Vào những tuần đầu tiên khi mang thai, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể phải làm việc liên tục 24/7 để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Sự tiết ra hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng.

Ngoài ra do phôi thai cần thêm oxy để phát triển thêm nên bạn sẽ cảm thấy khó thở. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.

3. Rối loạn tiêu hóa

Phụ nữ khi mang thai thường có xúc giác và vị giác vô cùng nhạy cảm. Bạn có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào, có thể cảm thấy buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng lúc ngủ dậy. Ngoài ra hiện tượng táo bón có thể xảy ra do do tăng hormone trong thời kỳ mang thai, làm chùng các cơ ở đường ruột và khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, hoặc do sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột khiến bạn bị táo bón.

Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên bị ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.

4. Rối loạn thần kinh – nội tiết

Do quá trình mang thai làm thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của bạn trở nên thay đổi thất thường. Bạn sẽ cảm thấy khó kiểm soát trạng thái của mình, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.

Có thể bạn sẽ cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường, thậm chí không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn cảm thấy thích và ngược lại. Đôi khi bạn cảm thấy có những cơn thèm không lý giải được về một món ăn nào đó.

5. Rối loạn tiểu tiện

Nếu bạn cảm thấy mình đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên khiến bạn phải tiểu nhiều lần.

6. Sự thay đổi ở vòng 1

Nếu bạn cảm thấy vòng 1 của mình thấy tăng lên và có phần đau tức hơn bình thường. Bầu ngực to ra, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch … là những dấu hiệu tố cáo bạn có thể đã mang bầu rồi đấy.

7. Đau lưng

Một trong những dấu hiệu có thai sớm là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng trở nên lỏng lẻo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại do đó bạn sẽ bị đau lưng.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

4 bài tập đơn giản Kegel tốt cho mẹ bầu

Các bài tập Kegel rất cần cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, giúp tăng cường cơ xương chậu và chuyển dạ dễ dàng. 

Bài tập Kegel cũng giúp mẹ bầu khắc phục một số phiền toái thường gặp trong thai kỳ như đi tiểu mất kiếm soát, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Các bài tập Kegel rất tốt cho mẹ bầu. (Ảnh: Internet)

1. Bài tập Tailor Sit

Đây là tư thế kéo giãn thực hiện khi ngồi trên mặt phẳng.

- Ngồi trên sàn, gập đầu gối và bắt chéo chân

- Giữ lưng thẳng và thoải mái, sau đó hơi nghiêng về phía trước một chút.

- Lặp lại tư thế này bất cứ khi nào có thể.

2. Bài tập Tailor Press

Bài tập cũng được thực hiện ở tư thế ngồi.

- Ngồi trên sàn với đầu gối gập và chạm hai lòng bàn chân vào nhau.

- Giữ hai bàn chân chạm vào nhau và nhẹ nhàng nhấc hai chân lên về phía người

- Đặt tay dưới đầu gối khi nhấc chân lên.

- Hít vào trong vài giây

- Dùng lực hai tay đẩy hai đầu gối xuống, giữ nguyên trạng thái và đếm đến 5 sau đó lặp lại.

3. Bài tập cho hông và xương chậu

Đây là bài tập rất hiệu quả để làm chắc các cơ bắp, hỗ trợ cho tử cung và bàng quang.

- Nằm ngửa trên sàn, chống hai chân trên mặt sàn, bàn chân hơi chếch ra ngoài, giữ chắc cơ hông và từ từ nhấc hông lên.

- Đồng thời giữ chặt các cơ ở phần bụng.

- Khi nhấc hông lên, cảm nhận co thắt cơ âm đạo một chút.

- Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi từ từ thả ra sau đó lặp lại.

4. Kĩ thuật thở và nín tiểu

- Hít vào đồng thời giữ chặt vùng dưới hông, thực hiện co cơ âm đạo giống như khi bạn đang đi tiểu rồi nín lại.

- Giữ trong vài giây sau đó thả lỏng đồng thời thở ra.

- Kỹ thuật này đòi hỏi phải tham khảo ý kiến vì nó có khả năng gây ra các cơn co thắt khi thực hiện không đúng.

- Cách thở đồng thời giữ cơ có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

- Nên kết hợp cùng trong thói quen hàng ngày.

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tập các bài tập Kegel và mẹ bầu nên thường xuyên tập luyện trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh nở, mẹ có thể từ từ bắt đầu lại các bài tập Kegel để kích thích tuần hoàn máu, cải thiện cơ bắp và lấy lại vóc dáng.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Phụ nữ cần khám gì trước khi mang thai?

Nhằm có một thai kỳ an toàn, ổn định, bé yêu phát triển tốt trước khi mang thai, các chị em phụ nữ nên kiểm tra về sức khỏe như sau:


Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo mẹ có thai kỳ tốt nhất. (Ảnh: Internet)

1. Khám răng

Đến nha sĩ là điều bạn phải làm trước khi tính đến chuyện có thai. Các vấn đề răng miệng trong thai kỳ có thể đem đến nhiều rủi ro cho bà bầu và thai nhi vì bạn sẽ không được dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Ngoài ra, chữa răng lúc mang thai cũng không hề tốt cho sức khỏe.

2. Kiểm tra nhóm máu

Bạn cần phải biết chắc chắn nhóm máu của mình và chồng nếu muốn mang thai. Trong trường hợp bạn có nhóm RH- và chồng là RH+, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì các kháng thể từ mẹ sẽ tấn công các tế bào máu của thai nhi do không tương thích.

3. Kiểm tra tuyến giáp trạng

Bạn cần kiểm tra hoạt động của tuyến giáp trước khi mang bầu để đề phòng tình trạng nhược giáp dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao.

4. Kiểm tra tâm lý

Nếu đang bị lo âu căng thẳng, bạn hãy cố gắng thư giãn và tìm đến sự giúp đỡ của một nhà tâm lý trước khi mang thai nhí. Trong thai kỳ, stress có thể trở nên rất nguy hiểm và khi đó bạn cũng không thể sử dụng loại thuốc giảm stress nào.

5. Kiểm tra huyết sắc tố

Kiểm tra huyết sắc tố và bổ sung acid folic để phòng ngừa biến chứng trong thai kỳ là điều bạn nên nghĩ đến. Ngoài ra, vitamin B12 cũng được khuyên dùng trước và trong thời gian mang thai.

6. Theo dõi cân nặng

Thừa cân sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn. Thậm chí, kể cả khi bạn có bầu, biến chứng cũng có thể xảy ra vì lượng cholesterol và huyết áp cao. Vì vậy hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức vừa phải trước khi quyết định có thai.

7. Kiểm tra lượng dưỡng chất cần thiết

Nếu đã chắc chắn về kế hoạch có con, bạn nên dừng mọi chế độ ăn kiêng và ăn uống lành mạnh để đảm bảo cơ thể có đủ các chất cần thiết. Nếu mẹ không có thể trạng tốt trước và trong khi mang bầu, con sẽ yếu cả về cơ thể lẫn tinh thần. Tệ hơn, bạn còn có nguy cơ ngã bệnh trước khi nhận tin vui đấy.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Những việc mẹ bầu cần làm trước giờ lâm bồn 1 tháng

Với những mẹ sinh con lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ, hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ bầu chuẩn bị tốt khi sinh trước 1 tháng.

1. Phòng cho mẹ và bé sau khi sinh

Trước ngày dự sinh 1 tháng mẹ nên chuẩn bị kỹ càng phòng ở cho mẹ và bé, để sau khi con ra đời và trở về nhà đã có sẵn phòng cho bé nằm. Phòng ở của mẹ và bé cần kín gió nhưng vẫn đảm bảo độ thoáng. Không nên để quá nhiều đồ đạc trong phòng để tránh tình trạng yếm khí, gây khó khăn cho hô hấp của bé. Đồng thời, quá nhiều đồ đạc cũng là điều kiện để vi khuẩn gây hại cư trú và phát triển.

Mẹ cũng nên chú ý khi chọn nôi cho con. Bởi bé sơ sinh rất nhạy cảm nên nếu chiếc nôi không thoải mái, sẽ khiến con ngủ không ngon giấc và quấy khóc. Một vài lưu ý cho mẹ khi chọn nôi:

- Nên chọn nôi có kết cấu vững chắc và bằng phẳng để không ảnh hưởng đến cột sống của bé. Chất liệu vải bọc bền để không bị rách khi di chuyển. Nên chọn loại nôi có lớp vải lót dưới đáy dạng lưới để không bị đọng nước tiểu. Lớp màn lưới chống muối không nên quá kín sẽ làm bé nóng bức và khó thở.

- Màu sắc của nôi nên chọn những màu tươi sáng như màu hồng, màu cam, xanh lá… để có thể làm tăng khả năng linh hoạt, nhận biết sắc màu của bé. Không nên lựa chọn những màu tối như đen, nâu, xám vì bạn sẽ khó phát hiện được bụi bẩn cũng như côn trùng.

2. Sắp xếp những món đồ cho bé

Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 7 bạn nên bắt đầu mua sắm những món đồ cần thiết cho em bé, vì lúc này mẹ cảm thấy khỏe nhất và việc di chuyển vẫn còn tiện lợi. Trước ngày dự sinh 1 tháng, mẹ cần kiểm tra những thứ cần thiết và sắp xếp chúng một cách ngăn nắp, cẩn thận để khi em bé ra đời mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con.

Quần áo, tã lót, mũ, bao tay bao chân của trẻ cần được gập riêng từng loại và cất trong chiếc tủ nhỏ chỉ dành đựng đồ của bé. Sữa và các dụng cụ pha sữa cần bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị mốc, hỏng.

Tốt nhất mẹ nên để tủ đồ của bé trong phòng dành cho hai mẹ con, để có thể tiện thay cho con bất cứ lúc nào mà không cần chạy đi chạy lại. Nếu nhà bạn thường xuyên có gián, chuột và côn trùng hãy nhờ ông xã hoặc người thân, dành một ngày phun thuốc diệt côn trùng và bẫy chuột trước khi bạn sinh con. Để đảm bảo rằng sẽ không có con côn trùng hay chuột nào chui vào tủ đồ của em bé để phá hoại.


Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 7 bạn nên bắt đầu mua sắm những món đồ cần thiết cho em bé (Ảnh minh họa: Internet)

3. Chuẩn bị sẵn những đồ cần mang theo khi vào viện

Khi cơn đau đẻ ập đến, mẹ sẽ không còn đủ thời gian và sự bình tĩnh để sắp xếp đầy đủ, cần thận từng món đồ mang vào bệnh viện. Vì thế, tốt nhất hãy chuẩn bị từ trước đó 1 – 2 tuần. Điều này sẽ giúp bạn sẵn sàng nhập viện sinh con bất cứ lúc nào.

Những vật dụng cơ bản nhất mẹ cần chuẩn bị gồm:

Đồ cho mẹ:

- Chứng minh thư bản gốc và một vài bản photo

- Sổ khám thai, hồ sơ sinh, BHYT

- Băng vệ sinh cho mẹ

Đồ cho bé:

- Áo cho bé

- Tã, chăn ủ

- Bao tay, bao chân và mũ cho bé

- Sữa non để phòng khi sữa mẹ không kịp về

- Tã giấy

- Băng rốn, gạc rơ lưỡi và nước muối sinh lý

Xem thêm Danh sách đồ mẹ cần mua trước khi sinh

4. Khám thai thường xuyên

Ở tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ nên đi khám thai thường xuyên, khoảng 1 tuần 1 lần. Điều này rất cần thiết, để bác sĩ theo sát tình hình sức khỏe của mẹ và có những chẩn đoán tốt nhất về thai nhi như ngôi thai, trọng lượng và kích thước thai nhi, độ nở của xương chậu… Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cho bạn về việc nên sinh thường hay sinh mổ.

Trong những lần khám thai cuối cùng này, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để có thể sinh con thuận lợi nhất. Nếu bác sĩ có kết luận những vấn đề không thuận lợi về việc sinh nở như ngôi thai ngược, thai nhi bị tràng hoa quấn cổ… thì cũng không nên quá hoảng loạn. Bởi sự sợ hãi và hoảng loạn càng khiến tình hình tồi tệ hơn. Mẹ phải cố gắng bình tĩnh và nghe theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ cho đến ngày sinh con.

5. Cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi

Giai đoạn càng gần ngày dự sinh, nhiều mẹ bầu tỏ ra rất lo lắng và sợ hãi. Điều này không hề tốt, bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến em bé và khiến quá trình sinh con của mẹ trở nên khó khăn hơn. Hãy cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi thật nhiều nhé.

Tốt nhất, mẹ nên xin nghỉ làm muộn nhất là 2 tuần trước khi sinh, để có thời gian nghỉ ngơi. Khoảng thời gian này, bạn nên hạn chế làm việc nặng, tốt nhất hãy nhờ ông xã hoặc người thân giúp đỡnhé.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên nằm suốt cả ngày, bởi nằm quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề dẫn đến khó sinh. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng quanh sân, hoặc một đoạn đường ngắn gần nhà. Điều này vừa giúp tinh thần được thư giãn, vừa tốt cho việc sinh con. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập trước cách hít thở để không bỡ ngỡ khi vào phòng sinh nhé.

6. Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ

Trong kỳ thai cuối, mẹ bầu thường bị rò rỉ nước tiểu hoặc nước ối, đôi lúc cảm thấy sa bụng, hơi đau, dây chằng ở xương chậu và tử cung căng ra. Những người mang thai lần đầu thường dễ nhầm lần biểu hiện này với sự chuyển dạ. Mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời, tránh nhầm lẫn dẫn đến việc mất công tới bệnh viện rồi lại phải đi về. Khi có những dấu hiệu chuyển dạ bạn cần gọi ngay cho người thân, sắp xếp đồ đạc và đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con.

Chúc các bạn mẹ tròn con vuông.

Theo http://www.ebe.vn/mang-thai/sinh-no/danh-cho-me/6-viec-me-bau-nen-lam-truoc-khi-sinh-1-thang-4133