Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Dấu hiệu mang thai giả

Mang thai giả, hay còn gọi là mang thai tưởng tượng là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bất thường trong đó người mang thai có các dấu hiệu thực thể, các thay đổi về cân bằng nội tiết tố giống hệt như mang thai nhưng không có hiện tượng thụ thai và bào thai.
Mang thai giả là tình trạng xảy ra ở những phụ nữ mong muốn, khao khát có con và tin rằng mình có thai. Các triệu chứng và dấu hiệu ở những phụ nữ này xảy ra giống như những phụ nữ mang thai thật.
Mang thai giả là tình trạng xảy ra ở những phụ nữ mong muốn, khao khát có con. Ảnh: Getty Images
Nguyên nhân mang thai giả
Người ta nhận thấy những phụ nữ tuổi trên 30, 40, bị hiếm muộn, mong mỏi, khao khát có con hoặc từng bị sẩy thai, bị mất con vì một nguyên nhân nào đó, dễ có nguy cơ bị mang thai giả.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về hiện tượng mang thai giả. Tuy nhiên, chưa có giả thuyết nào được chấp nhận hoàn toàn bởi vì mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, vùng dưới đồi, nội tiết và cả yếu tố tâm lý.
Giả thuyết tâm lý cho rằng hiện tượng này xảy ra do có mâu thuẫn về cảm xúc. Một sự mong muốn khao khát có con quá mức hoặc quá lo sợ mang thai có thể tạo ra mâu thuẫn nội tâm và làm thay đổi hệ thống nội tiết, điều này có thể giải thích những triệu chứng của mang thai giả. Giả thuyết cơ chế sinh học cho rằng hậu quả của sự lo lắng hoặc căng thẳng quá mức lên trục hạ đồi- tuyến yên- thượng thận làm tiết ra nội tiết tố như khi mang thai, gây ra táo bón, bụng to, tăng trọng và tăng nhu động ruột giống cảm giác thai máy. Có giả thuyết cho rằng bụng to khu trú do các cơ thành bụng có thắt và đẩy về phía trước tạo cảm giác như đang mang thai.
Dấu hiệu mang thai giả
Tất cả các triệu chứng, dấu hiệu của mang thai giả giống hệt như mang thai thật. Những triệu chứng như mất kinh, nghén, ngực lớn và tăng cân đều có thể xảy ra. Ngay cả những chuyên gia y tế cũng có thể chẩn đoán nhầm nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng kể trên. Theo các nghiên cứu trước đây thấy rằng khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đã có1 lần được chẩn đoán là có thai bởi các bác sĩ chuyên khoa. Những dấu hiệu đó là:
  • Tắt kinh.
  • Bụng lớn, tử cung lớn, cổ tử cung mềm.
  • Ngực căng to, có thể có tiết sữa.
  • Triệu chứng nghén: nôn ọe, mệt mỏi buổi sáng, thay đổi khẩu vị (thèm ăn chua, thèm ăn ngọt… )
  • Có thể có test phát hiện mang thai dương tính và có thể có các dấu hiệu của sự chuyển dạ.
  • Cử động của thai : là triệu chứng bị lầm tưởng vì không có bào thai thì không thể có cử động của thai.,thật ra đó là các nhu động (chuyển động) của ruột non.
  • Dấu hiệu để nhận biết thai giả là không có tim thai, không có hình ảnh của phôi thai trên siêu âm và các kỹ thuật chần đoán hình ảnh khác.
Các triệu chứng có thể tồn tại trong 9 tháng nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm.
Dấu hiệu chẩn đoán mang thai giả là tất cả bệnh nhân tin rằng họ đang mang thai. Triệu chứng thường gặp nhất của mang thai giả là bụng to lên (60 – 90%). Bụng to lên kiểu giống như mang thai. Bụng của những người này sẽ nhỏ lại như bình thường sau khi gây mê.
Triệu chứng thường gặp thứ hai là rối loạn kinh nguyệt (50 – 90%).
Cảm giác thai máy cũng gặp khá nhiều (50 – 75%). Những triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, vú căng hoặc thậm chí có tiết dịch ở vú, đau bụng.
1% trường hợp có dấu hiệu chuyển dạ giả: đau bụng từng cơn như chuyển dạ thật. Chuyển dạ giả xảy ra vào thời điểm được cho là thai đủ tháng.
Cách điều trị
Cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rằng hiện tượng này là một tình trạng rối loạn về cảm xúc, thần kinh; các rối loạn này có sức mạnh có thể làm thay đổi sâu sắc hình dáng, hoạt động của cơ thể.
Vì mang thai giả liên quan đến vấn đề tâm lý nên cần thiết phải xác định về tình trạng không mang thai bằng siêu âm hoặc những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Điều quan trọng là cần giải thích để bệnh nhân hiểu mà không quá thất vọng.
Song song với việc cầu tự, các cặp vợ chồng cần đến khám tại các cơ sở y tế về sản khoa để được điều trị hiếm muộn sớm và hiệu quả bằng những phương pháp khoa học. Khi có dấu hiệu mang thai phải khám kiểm tra thai định kỳ như những phụ nữ mang thai bình thường khác để kịp thời phát hiện hiện tượng mang thai giả nhằm điều trị sớm và dành lại thời gian vàng cho việc điều trị hiếm muộn.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Bé sơ sinh có cần phải ngủ xuyên đêm?

Mẹ có biết rằng từ khi chào đời con đang lớn lên từng chút. Mỗi giai đoạn phát triển thể chất, trí não, con lại trở nên “khó tính” hơn trong vài ngày, thậm chí vài tuần. Con thường khó ngủ hơn, giấc ngủ của con cũng chập chờn chẳng yên. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé, cũng đừng ép con phải ngủ bằng mọi cách, vì ở từng độ tuổi con có nhu cầu ngủ riêng biệt, mẹ nên biết để “chiều” đúng ý con mẹ nhé.
Ở từng độ tuổi con có nhu cầu ngủ riêng biệt. Ảnh minh họa: Internet
1. Với bé từ 0 đến 2,5 tháng
Lúc này, nhiều bé không thể phân biệt được ngày và đêm. Cơ thể bé không sản xuất đủ lượng melatonin (hormone nội sinh có vai trò điều hòa nhịp sinh học ngủ - thức, giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và tỉnh dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau) và bé cũng có nhu cầu ăn nhiều hơn nên tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm.
2. Với bé từ 3 đến 4 tháng
Con đã bắt đầu hình thành chu kỳ giấc ngủ ban đêm, cảm thấy an toàn hơn khi bên cạnh mẹ. Do vậy, con ngủ ngon hơn nhưng có thể sẽ tỉnh giấc vào lúc nửa đêm và 6 giờ sáng.
3. Với bé từ 4,5 đến 5,5 tháng
Dạy con tự ngủ ở giai đoạn này luôn là một thử thách khó khăn với mẹ bởi con đã hiếu động hơn, thích khám phá mọi thứ xung quanh hơn. Mẹ cần kiên nhẫn và hạn chế các trò chơi cho bé khi đã đến giờ ngủ nhé.
4. Với bé từ 6 đến 8 tháng
Con đã "lớn" rồi mẹ nhé, biết với tay tìm đồ chơi chứ không còn chỉ nhìn chằm chằm vào thứ mình thích. Con hay tỉnh dậy nhiều lần vào buổi đêm là chuyện rất bình thường, cho thấy con đang phát triển tốt, nhanh nhẹn.
5. Bé từ 9 đến 11 tháng
Ở tháng tuổi này, con bắt đầu biết "nhớ" mẹ nhiều hơn và sẽ khóc thét lên nếu mẹ đi ra khỏi phòng, để con lại một mình. Mẹ hãy ở bên con hoặc cho con chơi cùng bạn thân thiết (gấu bông, ô tô… ) để con cảm thấy yên tâm mà không bị giật mình lúc ngủ.
6. Bé từ 12 đến 16 tháng
Lúc này, con phát triển kỹ năng ngôn ngữ nhiều hơn, biết nói nhiều từ và gọi được rành rọt "ba", "mẹ". Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ dạy con tự đi ngủ đấy.
7. Từ 17 đến 24 tháng
Con đã thực sự lớn rồi và độc lập hơn, thích làm theo ý của mình. Vì thế, mẹ cần tôn trọng con hơn nhé, có thể để con thức khuya một chút nhưng giấc ngủ sau đó sẽ thật sâu và ngon. Mẹ yên tâm nhé.

7 dấu hiệu mẹ mang bầu bé trai theo kinh nghiệm dân gian

Những dấu hiệu dưới đây giúp mẹ đoán thử xem em bé trong bụng có phải là một hoàng tử kháu khỉnh hay không. Cần nhớ rằng các kinh nghiệm chỉ mang tính tham khảo, điều quan trọng vẫn là sức khỏe hai mẹ con mẹ nhé.
7 dấu hiệu mẹ mang bầu bé trai theo kinh nghiệm dân gian
Ảnh minh họa: Internet
1. Thèm ăn ngọt
Những thức ăn mà mẹ bầu bỗng dưng “nghiện” trong suốt thai kỳ không chỉ để ăn cho “đã miệng” ,à còn góp phần bật mí cho mẹ giới tính của em bé nữa đấy. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu mẹ thèm ăn nhiều đồ ngọt trong thai kỳ như bánh kẹo, chocolate, chè… thì khả năng sinh con trai rất cao đấy.
2. Đỉnh bụng bầu thấp
Nếu như bé gái nằm cao trong bụng mẹ, thì theo kinh nghiệm nhiều người, bé trai sẽ nằm ở vị trí thấp hơn. Đặc điểm này thường được giải thích là do con trai thường thích sự độc lập, mạnh mẽ hơn, nên ở vị trí này sẽ dễ chui ra ngoài. Lý do cũng khá thuyết phục mẹ nhỉ?
3. Đi lại nhanh nhẹn
Theo kinh nghiệm của các mẹ từng sinh con trai, khi mang thai, các mẹ ít có cảm giác nặng nề, đi lại cũng nhẹ nhàng hơn. Mẹ đừng bỏ qua dấu hiệu này khi mang bầu nhé.
4. Nước tiểu màu vàng nhạt
Đây cũng là một kinh nghiệm được rỉ tai từ người này qua người khác. Theo đó, nếu nước tiểu của mẹ bầu có màu vàng nhạt thì có rất nhiều khả năng mẹ sẽ sinh một hoàng tử đấy.
5. Lông chân mọc nhiều trong suốt thai kỳ
Nếu mẹ bầu gặp trường hợp này thì đừng vội than thở và tìm cách triệt tiêu đám lông chân đáng ghét này nhé. Đây cũng được coi là một dấu hiệu nhận biết giới tính thai nhi. Thông thường, giới tính thai nhi có thể sẽ là bé trai nếu lông chân mẹ mọc nhiều và nhanh trong thời gian mang thai.
6. Ít nghén
Các cụ vẫn cho rằng con trai thường khỏe mạnh hơn nên cũng ít hành mẹ trong suốt quá trình mang thai. Dĩ nhiên là nếu mẹ đang mang trong bụng một thằng cu tí thì vẫn nghén, nhưng chỉ là nghén cho có, “ọe ọe” vài cái là xong chứ không đến mức bỏ ăn, bỏ uống như những mẹ bầu chuẩn bị sinh con gái.
7. Mẹ bầu thường bị đau đầu
Dĩ nhiên đây là triệu chứng các mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ, bắt nguồn từ việc lượng máu tăng lên và do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, kinh nghiệm dân gian vẫn xem đây là một dấu hiệu nhận biết giới tính thai nhi. Thường thì những thai phụ bị đau đầu nhiều sẽ có khả năng sinh con trai nhiều hơn. Riêng những mẹ bị đau liên tục trong 6 tiếng thì phải sớm gặp bác sĩ vì đây có thể là biểu hiện của chứng tiền sản giật.

Kiêng kỵ khi đặt tên cho con tuổi Thìn

Nếu tên gọi của người tuổi Thìn có chứa chữ Tuất, Khuyển, Mão thì chủ nhân của nó sẽ gặp nhiều khó khăn vì Thìn xung với Tuất, Mão.
Vì vậy, tên của người tuổi Thìn nên tránh những chữ như: Thành, Quốc, Mậu, Hiến, Tưởng, Tuất, Hoạch, Uy, Mão, Liễu…
Vì Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tứ hành xung, làm thành “thiên la địa võng” nên những tên chứa bộ dương như: Dương, Tường, Thiện, Nghĩa, Dưỡng, Khương… cũng không hợp với người tuổi Thìn.
Núi là nơi hổ ở, quẻ Cấn cũng có nghĩa là núi; rồng và hổ luôn bị đặt ở thế “Long Hổ đấu”. Do đó, những chữ thuộc bộ Sơn, Cấn, Dần… nên tránh khi đặt tên cho người tuổi Thìn.
Những chữ đó gồm: Sơn, Phát, Cam, Đại, Cương, Ngạn, Động, Phong, Đảo, Tuấn, Luân, Côn, Lĩnh, Nhạc, Lương, Dần, Diễn, Loan, Lam, Ngà, Đồng, Dân, Lang, Hổ, Hiệu…
Những chữ thuộc bộ Khẩu dễ gây liên tưởng đến sự vây hãm. Do vậy, tên người tuổi Thìn cũng cần tránh bộ này. Đó là những tên như: Khả, Triệu, Sử, Hữu, Danh, Hợp, Hậu, Chu, Trình, Đường, Viên, Thương, Thúc, Hỉ, Gia, Hướng, Hòa…
Tránh dùng những chữ thuộc các bộ Xước, Cung, Xuyên, Ấp, Tỵ, Tiểu, Thiếu vì chúng gợi liên tưởng đến rắn hoặc những vật nhỏ bé. Như vậy rồng sẽ nhỏ bé đi, bị giáng xuống thành rắn.
Theo đó, khi đặt tên cho con  tuổi Thìn, những tên bạn cần tránh như: Nguyên, Sung, Quang, Tiên, Khắc, Đệ, Cường, Trang, Cung, Hoằng, Cảng, Tuyển, Châu, Huấn, Tuần, Thông, Liên, Tạo, Tiến, Đạt, Đạo, Vận, Viễn, Bang, Lang, Đô, Hương, Quảng, Trịnh, Đặng, Tiểu, Thượng, Tựu, Thiếu…
Những chữ thuộc bộ Miên cũng không nên dùng cho người tuổi Thìn bởi rồng không thích ở trong nhà. Những chữ đó gồm: Gia, Tự, Thủ, Tông, Định, Nghi, Cung, Dung, Phú, Ninh, Bảo, Khoan…
Rồng không thích bị lạc vào chốn thảo nguyên, đồng ruộng hay đồng cỏ, bởi ở đó rồng không phát huy được uy lực. Vì vậy, những tên thuộc bộ Thảo, bộ Điền như: Thảo, Ngải, Phương, Hoa, Đài, Phạm, Anh, Trà, Thái, Diệp, Lan, Phan, Điền, Thân, Do, Giới, Lưu, Đương, Hoàng, Huệ… cũng cần tránh.
Rồng là linh vật thanh tao, không ăn thịt. Do đó, cần tránh những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục như: Ân, Tình, Khánh, Hoài, Ứng…
Nguồn:  Phong Thủy Tổng Hợp

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Học tập phương pháp giảm cân sau sinh của phụ nữ Nhật

Ăn nhiều cá, uống nước trước bữa ăn, uống trà xanh... là những bí quyết giảm cân sau sinh của phụ nữ Nhật. Trên hết, ý thức giảm cân cao đã giúp họ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn.


Người Nhật có bí quyết giảm cân sau sinh hiệu quả nên việc lấy lại vóc dáng thon gọn thời chưa mang bầu của họ cũng khá nhanh.
Điều đầu tiên trước khi giảm cân là bạn cần có một ý thức giảm cân cao. Quyết tâm thực hiện bằng mọi cách và tới cùng.
1. Uống nước hoặc ăn canh trước khi ăn
Tạo cảm giác no trước khi ăn sẽ giúp bạn hạn chế được lượng thức ăn nạp vào trong bữa ăn đó. Hãy bắt đầu bữa ăn chính với một cốc nước lọc hoặc một chén canh nhé!
Phụ nữ Nhật thường ăn canh rong biển để giảm cân. Phụ nữ Việt nên ăn canh rau ngót thịt bằm, canh mướp nấu nấm/ thịt, canh rong biển thịt bò, canh bí đao sườn non... Trong canh đầy đủ các dưỡng chất nên các bà mẹ không lo thiếu chất nhé!
Đây chính là bí quyết giảm cân nhanh không chỉ dành riêng cho phụ nữ sau sinh mà còn cho cả những người béo.
2. Ăn cá
Trong bữa ăn của người Nhật luôn có món cá. Cá là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng, các chất béo có lợi như: Omega-3, omega-6.
Hơn thế nữa, ăn cá rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh. Các mẹ nên lựa chọn các loại cá như: Cá hồi, cá thu, cá ngân... để bổ sung vào thực đơn giảm cân. Khi mua cá nên lựa chọn các loại cá còn tươi, đảm bảo vệ sinh, nếu mua được tại cảng càng tốt vì tránh được việc cá bị ướp chất bảo quản.
Người Nhật sau sinh đã ăn cá, tôm chứ không chờ hết 3 tháng như kiểu kiêng khem của các bà mẹ Việt Nam.
3. Uống trà xanh hằng ngày
Trong lá trà xanh chứa rất nhiều vitamin và lượng vitamin C trong trà xanh cao gấp 4 lần cam, chanh. Trà xanh là thực phẩm duy nhất chứa GC, EGC, EGCG giúp giải khát, thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa lão hóa.
Uống trà xanh giúp giảm béo bụng nhanh, giảm mỡ thừa tại các bộ phận khác. Uống trà xanh mỗi ngày còn là bí quyết giúp làn da luôn tươi sáng, mịn màng và hạn chế các nếp nhăn.
Bà bầu sau sinh nên uống trà xanh ấm để giảm cân nhanh và tốt cho hệ tiêu hóa.
Trên đây là phương pháp giảm cân sau sinh của người Nhật. Nhìn đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.

10 điều mẹ nên biết về thai máy

Thai máy là một hiện tượng bình thường của thai nhi. Thai máy không chỉ là một biểu hiện rằng thai nhi đang hoạt động mà còn nhiều điều thú vị hơn nữa. Dưới đây là mười điều mẹ nên biết về hiện tượng này.

1. Thai máy không chỉ có đạp
 
Thai máy không có nghĩa là em bé chỉ có đạp.

Với cách nói thông thường “em bé đạp bụng mẹ”, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng thai máy là hoạt động đạp bụng mẹ của bé. Nhưng bé thật ra không chỉ đạp mà còn xoay người, giơ tay, nhào lộn… Thậm chí bé còn tranh giành nhau chỗ nằm thoải mái nếu là song thai trong bụng mẹ. Mẹ khó có thể phân biệt được các loại cử động này.

2. Bé có thể phản ứng lại những tác nhân bên ngoài bụng mẹ

Hoạt động chuyển người của bé như đạp mạnh chân lên bụng mẹ là một hiện tượng thường bắt gặp. Nhưng thỉnh thoảng sự quẫy đạp của bé hoàn toàn không vì tự nhiên mà vì đang phản ứng lại với những tác động bên ngoài như ánh sáng, âm thanh hay mùi vị…

3. Thai máy nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ
 
Bé thường đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ.

Bé bình thường sẽ đạp mẹ khoảng 15 đến 20 lần mỗi ngày. Nếu mẹ thấy bé đạp ở tuần suất này thì có thể yên tâm là bé khỏe mạnh. Tuy nhiên bé thường đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ, giống như cách bé phản ứng lại với các kích thích như đã nói ở trên.

Ví dụ khi mẹ ăn mắm nặng mùi như mắm tôm, mắm nêm…thì bé sẽ phản ứng lại thực phẩm này bằng cách quẫy đạp nhiều hơn.

4. Thai máy cũng có nguyên tắc

Không phải lúc nào bé cũng đạp bụng mẹ. Mà bé thường chuyển động vào những thời gian cố định như sáng sớm, giữa trưa, chiều tối. Thường bé sẽ thức vào những lúc này theo đồng hồ sinh học của mình. Trung bình cứ cách nhau 3 đến 4 giờ thì thai lại máy một lần.

5. Bé bắt đầu đạp vào khoảng 8 tuần tuổi

Thường đến tuần thứ 18 hay 19 mẹ mới cảm thấy được thai máy. Nhưng trên thực tế thai nhi đã máy từ lúc mới 8 tuần tuổi. Nhưng do chuyển động này quá nhẹ do bé còn nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được.

6. Nhầm lẫn thai máy với hoạt động dạ dày hoặc co bóp tử cung

Những chuyện động của bé lúc chưa rõ ràng có vẻ trông giống như hoạt động của ruột hay dạ dày. Vì vậy nếu mẹ cảm thấy thai máy quá sớm ( khoảng trước 13 tuần tuổi thai) thì có thể mẹ đang nhầm lẫn giữa hai biểu hiện này.

Thậm chí, ở tháng gần sinh, các cơn gò tử cung cũng khiến bạn có thể nhầm lẫn. Phân biệt như sau: gò tử cung khiến vùng bụng cứng lên toàn bộ và có thể gây đau đớn, trong khi đó thai máy chỉ làm bụng mẹ thay đổi ở một vùng nhất định.

7. Sau 5 tháng không thấy thai máy là một dấu hiệu đáng ngại

Trong thời gian đầu của thai kỳ có thể mẹ chưa cảm nhận được những hoạt động yếu ớt của thai nhi. Nhưng nếu đã đến tháng thứ 5 mà mẹ vẫn không cảm nhận được cử động của bé qua hiện tượng thai máy thì có thể thai nhi đã gặp vấn đề. Thường thai nhi đã chết lưu hoặc bị một số vấn đề cần can thiệp khẩn cấp.

8. Mỗi giờ bé máy 3 đến 4 lần


 
Trung bình thai nhi máy khoảng 3 đến 4 lần/ giờ.
Mức trung bình máy của thai nhi là khoảng 3 đến 4 lần/ giờ. Nếu mẹ cảm thấy ít hơn mức này thì có lẽ thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe hay đơn giản là bé đang say giấc. Ngược lại nếu mẹ thấy bé quẫy đạp nhiều hơn thì có thể bé đang bị thiếu oxy. Mẹ cần xác định lý do bé bị thiếu oxy để khắc phục nhanh chóng.
9. Tăng giảm số lần đạp có thể là tín hiệu báo động

Nếu mức thai máy của bé thay đổi bất thường, tăng hoặc giảm, so với mức trung bình thì bé có thể đã gặp vấn đề gì đó. Lúc này mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra thai nhi toàn diện như nghe tim thai, siêu âm… Điều này sẽ giúp mẹ và bé giảm đi những rủi ro đáng tiếc nhất.

Một số người quan niệm bé ít đạp là do tính cách trầm lặng. Điều này không đúng, nếu sau 1 giờ bạn không thấy bé cử động thì việc đi kiểm tra là cần thiết. Ngoài ra, bé cũng thường ít cử động hơn nếu mẹ bị hạ đường huyết.

10. Ít đạp hơn không phải luôn luôn là mối lo ngại

Tuy nhiên mẹ cũng không nên lo lắng nếu thấy bé không đạp trong khoảng thời gian 40 đến 50 phút. Vì có thể lúc này bé chỉ muốn nằm nghỉ một lát. Nói chung, giới hạn an toàn là dưới 60 phút. Ngoài ra nếu mẹ đang có thai đến tuần thứ 36 thì có thể thai nhi cũng ít cử động hơn vì lúc này không gian trong bụng mẹ đã không còn đủ rộng để cho bé duỗi chân tay.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

ĐẶT TÊN CHO CON THEO PHONG THỦY ĐÚNG CÁCH

Khi tìm đến với các cách đặt tên cho con theo phong thủy thì chắc hẳn rằng vợ chồng bạn muốn con mình có tên vừa hay vừa hợp vận mạng để có cuộc sống tốt về sau.
Thật vậy, vấn đề phong thủy tồn tại trong văn hóa người Á Đông từ bao đời nay. Hễ người ta làm một việc gì trọng đại thì điều đầu tiên họ xét đến là phong thủy. Nhiều người tin rằng, việc lớn hợp với phong thủy thì thường đi kèm với thành công. Đặt tên cho con cũng là một việc trọng đại. Cha mẹ luôn tìm ra phương pháp đặt tên theo phong thủy để đứa con mình luôn dồi dào sức khỏe và có một tương lai tươi sáng.
Vậy đặt tên con theo phong thủy cần chú ý những gì?
Hãy chú trọng ý nghĩa của tên đặt cho con
“Tên hay thời vận tốt”, đó là câu nói quen thuộc để đề cao giá trị một cái tên hay và trên thực tế cũng đã có nhiều nghiên cứu (cả phương Đông lẫn phương Tây) chỉ ra rằng một cái tên “có ấn tượng tốt” sẽ hỗ trợ thăng tiến trong xã hội nhiều hơn.
Hầu hết cha mẹ khi đặt tên cho con đều theo những nguyên tắc chung như: Ý nghĩa, Sự khác biệt và quan trọng ,Kết nối với gia đình, Âm điệu
Tên cho bé trai và bé gái khác nhau và với mỗi giới tính sẽ có ý nghĩa khác nhau như tên bé gái thường có nghĩa đẹp, hiền hậu; trong khi tên cho bé trai thì thường mang ý nghĩa mạnh mẽ, vinh quang.
Như bạn đã biết, chọn tên cho bé gái không phải là chuyện đơn giản. Ngoài việc cái tên phải hội đủ các yếu tố cần thiết nói trên thì cái tên ấy còn phải mang ít nhất là một trong những ý nghĩa như sau: Đẹp,Tao nhã, Tử tế, Quyến rũ, Tiết hạnh, đoan chính.
Vậy nhiệm vụ của cha mẹ đã rõ ràng hơn rồi đấy bởi một cái tên hay và mang ý nghĩa tốt đẹp chính là niềm mong mỏi và gửi gắm xứng đáng dành cho bé yêu của bạn:
– Hãy bắt đầu bằng một số cái tên chỉ sự thông minh tài giỏi như: Anh, Thư, Minh, Uyên, Tuệ, Trí, Khoa…
– Những cái tên chỉ vẻ đẹp như: Diễm, Kiều, Mỹ, Tuấn, Tú, Kiệt, Quang, Minh, Khôi…
– Những cái tên chỉ tài lộc: Ngọc, Bảo, Kim, Loan, Ngân, Tài, Phúc, Phát, Vượng, Quý, Khang, Lộc, Châu, Phú, Trâm, Xuyến, Thanh, Trinh…
– Những cái tên chỉ sức mạnh hoặc hoài bão lớn (cho bé trai): Cường, Dũng, Cương, Sơn, Lâm, Hải, Thắng, Hoàng, Phong, Quốc, Việt, Kiệt (tuấn kiệt), Trường, Đăng, Đại, Kiên, Trung…
– Những cái tên chỉ sự nữ tính, vẻ đẹp hay mềm mại (cho bé gái): Thục, Hạnh, Uyển, Quyên, Hương, Trinh, Trang, Như, An, Tú, Hiền, Nhi, Duyên, Hoa, Lan, Diệp, Cúc, Trúc, Chi, Liên, Thảo, Mai…
Vậy với một xuất phát điểm từ ý nghĩa cái tên, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để lựa cho con mình những cái tên “trong tầm ngắm”.
Yếu tố vận mệnh
Nếu như bạn thuộc mẫu người hiện đại và không quan tâm lắm tới mối tương tác giữa bản mệnh và cái tên của con thì lựa chọn theo ý nghĩa hay mong muốn hoặc sở thích của bạn là đã quá đủ. Nhưng cái gốc Á Đông của chúng ta thú vị ở chỗ con người luôn nằm trong mối tương tác vận động với vũ trụ, với vật chất và với “đại diện” của vật chất là yếu tố Ngũ Hành bản mệnh. Một cái tên phù hợp bản mệnh con người dường như có một cái gì đó tương hỗ giúp cho nó vững vàng hơn và về yếu tố tâm linh thì đó là điều may mắn.
Vậy hãy quan tâm tới con bạn sinh năm nào và bản mệnh là gì. Chẳng hạn 2012 và 2013 là mệnh Thủy, 2014-2015 là mệnh Kim thì trong 4 năm này các tên gắn với hành Kim hoặc Thủy đều là những cái tên có thể đặt được. Ví dụ: Kim, Ngân, Cương, Hà, Thủy, Giang, Triều, Uyên, Thanh, Linh, Bảo, Vân, Nguyệt… Các chữ đặt tên ẩn chứa trong nó yếu tố Ngũ Hành sẽ là một trong những yếu tố tương tác với Ngũ Hành của bản mệnh để tạo thế tương sinh thuận lợi cho cuộc đời của con sau này.
Và cả yếu tố con giáp (Địa Chi)
Địa Chi, tuổi hay Con giáp đại diện (Tí Sửu Dần Mão…) như một yếu tố nói về tính cách, sự thể hiện bề nổi và cách tương tác với môi trường xã hội của con người. Yếu tố này cũng rất được quan tâm khi trong làm ăn, cưới hỏi… cũng nhiều người tránh “Tứ Hành Xung”, “Lục Xung”, “Lục Hại” v.v… khiến yếu tố tâm linh có phần hơi nặng nề. Việc đặt tên cho con dựa theo yếu tố này từ đó cũng được coi là một phần cần thiết để “kiêng kỵ” với mong muốn đem lại càng nhiều may mắn cho con càng tốt.
Để chọn một cái tên phù hợp với Địa Chi thì tất nhiên yếu tố “Tam Hợp”, “Lục Hợp” được ưu tiên hàng đầu, thậm chí Ngũ Hành đại diện cho Địa Chi cũng được xét đến một cách kỹ lưỡng. Ví dụ: Tuổi Thìn hợp với tuổi Tí và Thân, nhưng lại không hợp với chính tuổi Thìn (tự hình), do vậy những cái tên hợp với tuổi Tí, Thân sẽ là hợp Địa Chi, trong khi đó tên Long lại không phải là tên tốt cho tuổi Thìn.
Còn có những yếu tố phụ được nhiều người nhắc đến khi chọn đặt một cái tên cho con như âm luật, Tứ Trụ, thuận Thiên Địa Nhân hay dựa cả vào Tử Vi. Tuy nhiên các yếu tố phụ này chỉ như những “gia vị nêm nếm” để bổ sung cho cách đặt tên. Nếu đầy đủ thì tất nhiên là tốt, nhưng không có nó thì cái tên hay vẫn cứ là cái tên hay, cũng không cần thiết phải quá hoàn hảo mà khiến cho sức sáng tạo của bạn bị hạn chế nhé.
Khi đặt tên lấy họ bố hay cả hai họ?
Hiện nay, rất nhiều gia đình có xu hướng lấy cả họ bố và họ mẹ đặt tên cho con, thậm chí lấy họ bố làm họ chính, còn họ mẹ đặt làm tên. Đây cũng là một cách rất hay để nhắc nhở con nhớ về truyền thống gia đình, về những gì cha mẹ dành cho con.
Hãy thử tìm lại gia phả, những cái tên từ xa xưa, lâu rồi không còn được dùng nữa, rồi tìm mối liên hệ giữa chúng để đặt tên cho con. Hoặc bạn có thể dựa vào mối liên hệ giữa tên bố, mẹ để đặt tên cho con.
Cái tên tất nhiên rất quan trọng, nó gần như là thương hiệu của mỗi người, vì vậy việc bạn quan tâm cũng là điều dễ hiểu, nhưng cũng cần linh hoạt hơn. Hiện nay, nhiều gia đình khi sinh con thường đi xem thầy tướng số, tra tử vi, xem ngày giờ sinh, xem cung mệnh… rồi đặt tên cho con.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng không nên quá cầu kỳ và cầu toàn, hãy dành thời gian đó để chăm sóc em bé, quan tâm đến gia đình và để ý đến sức khỏe bản thân. Cái tên của con nên được đặt bằng tình yêuthương và sự mong mỏi con được hạnh phúc của bố mẹ.
Quan niệm đặt tên con của người Trung Hoa:
Người Trung Hoa thường quan niệm rằng tên rất quan trọng. Một cái tên tốt có thể mang đến sự may mắn, lòng tôn trọng của mọi người; ngược lại tên không tốt lại mang đến những vận rủi mà người ấy không hề mong muốn.
Tên trong tiếng Hoa thường gồm 3 chữ. Chữ đầu tiên là họ, hai chữ tiếp theo là tên. Đôi khi ở một số vùng tên chỉ có một chữ. Hai hay ba chữ để tạo thành một cái tên trong tiếng Hoa thường được chọn rất cẩn thận bởi vì những yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau và chúng tuân theo một số qui luật chiêm tinh nhất định.
Dưới đây là một số tên BÉ TRAI / BÉ GÁI sinh trong các tháng 6, 9,12 (AL) năm Giáp Ngọ (2014) hợp mùa sinh đáp ứng được 4 tiêu chí:
*Hợp tuổi (năm Giáp Ngọ)
*Hợp mùa sinh (sinh trong tháng 6, 9, 12 âm lịch)
*Tên lót và tên có ngũ hành thuận sinh
*Ý nghĩa cát tường.
Các tên được sắp xếp theo thứ tự Alphabet, Hãy chọn cho bé của mình một cái tên phù hợp:

Sau đây là danh sách tên bé trai và bé gái hợp phong thủy mà mọi người hay lựa chọn nhất:
STT Tên Bé traiTên Bé gái
1Phú AnThu An
2Tấn AnThúy An
3Tiến AnTú An
4Quang ÂnThục Ân
5Thiên ÂnXuân Ân
6Đức ÂnDiệu Ân
7Dũng ÁnhDiễm Ái
8Lập ÁnhDiệp Ái
9Chí QuânTôn Ái
10Minh QuânMinh Ánh
11Danh QuânNgọc Ánh
12Trung QuânXuân Ánh
13Minh VănNgọc Uyên
14Quang VănNhư Uyên
15Tiến VănThu Uyên
16Chí ViệtTố Uyên
17Phú ViệtThu Uyển
18Quang ViệtDiệp Uyển
19Uy VũLam Uyển
20Chí VũYến Vy
21Thành VũThanh Vy
22Chí VỹThúy Vy
23Ngọc VỹTriệu Vy
24Thành VỹVương Yến
25Chí VĩnhMinh Yến
26Đức VĩnhNgọc Yến
27Minh VươngThanh Yến
28Thái VươngNgọc Ý
29Tấn VươngNhư Ý
30Tiến VươngDiệu Ý
VỚi bảng gợi ý đặt tên cho con trai và con gái cùng những gì chúng tôi nói trên đây, cho dù đặt tên con theo năm sinh, đặt tên con theo ngũ hành, đặt tên con theo phong thủy,… thì cũng cầu chúc cho các ông bố bà mẹ đặt cho con mình một cái tên thích hợp để đứa bé đạt được nhiều thành công sau này.