Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn bé yêu phát triển nhanh nhất, các cơ quan của cơ thể cũng dần hoàn thiện. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Dinh dưỡng cơ bản
Với tâm lý “ăn càng nhiều càng tốt”, nên trong giai đoạn này, các mẹ thường cố gắng “nhồi nhét” để tăng cân cho em bé trong bụng. Tuy nhiên, dù ăn gì, thì theo các chuyên gia, thai phụ vẫn cần tập trung vào các loại ngũ cốc nguyên chất, trái cây và rau củ sạch, protein từ các loại thịt, hải sản, cùng các chế phẩm từ sữa đã tách béo.
Dưỡng chất cần tăng cường
Trong giai đoạn nhạy cảm này, não bộ và hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh và đi vào hoàn thiện, nên sẽ rất tốt nếu mẹ chịu khó bổ sung các thực phẩm giàu acid béo omega 3 và choline. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi; các loại hải sản như tôm,cua, sò, hế… là nguồn cung cấp sắt và omega 3 dồi dào. Mẹ lưu ý chọn loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp để tránh độc hại (các loại hải sản kể trên đều có hàm lượng thủy ngân thấp).
Đồng thời lúc này, hệ xương cũng hoàn thiện và đòi hỏi được bổ sung đầy đủ canxi. Chất này có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa tươi, sữa chua, bơ… mẹ nên chọn các sản phẩm từ sữa đã tách béo.
Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung thêm 450kcl vào tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet
Lượng calo cần thiết
Giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần tăng từ 11 – 16kg là hợp lý, chủ yếu tập trung tăng vào 3 tháng cuối. Các chuyên gia khuyên rằng, trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung thêm 450kcl vào tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Nghĩa là, nếu bình thường mẹ cần 1500kcal/ngày thì trong 3 tháng cuối, con sốn này sẽ là 1950kcal/ngày.
Các nhóm thực phẩm cần thiết trong ngày
Dù ăn gì, thì khẩu phần ăn một ngày của bà bầu trong 3 tháng cuối nhất thiết phải có: 2 cốc (20ml) hoa quả, 3 cốc eau, 220g ngũ cốc nguyên chất, 180g protein từ các loại thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, cá, trứng, đậu phụ… và ít nhất là 3 phần sữa tách béo hoặc sữa chua.
Một số lưu ý
Đây là thời điểm mẹ rất hay bị ợ nóng, cách tốt nhất để giảm tình trạng này là chia nhỏ bữa ăn ra thành 5 – 6 bữa/ngày để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Những thực phẩm nhiều gia vị và chất béo cũng cần được hạn chế, nhẳm giảm áp lực cho dạ dày.
Đây cũng là lúc các mẹ bầu bị xuống máu, khiến chân và tay bị sưng phù, tích nước. Vì vậy mẹ hãy loại bỏ bớt muối trong chế độ ăn, hạn chế những món ăn mặn (đặc biệt là đồ ăn nhanh), uống nhiều nước và tăng cường vận động.
Menu mẫu cho bà bầu 3 tháng cuối
Bữa sáng
- Bông cải xanh và trứng ốp la.
- Năng lượng cung cấp: 400kcal. Các chất cung cấp: protein, calci, chất xơ, chất béo.
Bữa phụ
- Bánh mì đen phết bơ. Năng lượng cung cấp: 125 kcal, cung cấp chất béo, chất xơ và các loại vitamin.
- Nước cam (110ml). Năng lượng cung cấp: 55kcal, các chất vitamin C và canxi.
- Sữa chua (150ml). Cung cấp 90kcal, canxi và chất béo.
Bữa trưa
- Sandwich cá hồi. Cung cấp 400kcal. Các chất protein, vitamin C, canxi, chất xơ, chất béo.
- Salad dưa hấu. Cung cấp 30kcal, các chất vitamin C, chất xơ.
Bữa phụ
- Rau trộn thập cẩm cà rốt, bông cải xanh, súp lơ. Cung cấp 100kcal, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Quả óc chó và mơ khô. Cung cấp 100kcal, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Bánh mì phết phomai. Cung cấp 80kcal, protein, canxi và chất béo.
Bữa tối
- Thịt bò xào rau củ quả. Năng lượng 300kcal, protein, vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất béo…
- Gạo lứt. Cung cấp 200kcal.
- Canh rau củ, ngũ cốc. Cung cấp 100kcal, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Trước khi đi ngủ
- Sữa tách béo. Cung cấp 90kcal, canxi và chất béo.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Tư thế ngồi và nằm tốt khi mang thai

Khi mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng, thăm khám định kỳ, thì những tư thế, động tác trong sinh hoạt hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Dưới đây là những tư thế ngồi và nằm tốt khi mang thai để mẹ đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé.
Tư thế ngồi tốt khi mang thai
Ghế dành cho mẹ bầu không được quá cao hay quá thấp, ở mức khoảng 40cm là tốt nhất. Khi chuyển từ đứng sang ngồi, đầu tiên mẹ dùng tay chống đỡ vào đùi hoặc tay vịn gần đó rồi từ từ ngồi xuống. Khi vừa ngồi xuống, hơi nghiêng về phía trước một chút, hai tay đỡ phần lưng rồi tựa chầm chậm vào lưng ghế. Sau đó mới di chuyển phần mông vào trung tâm ghế, duỗi thẳng cột sống, tựa vào ghế ở tư thế dễ chịu nhất, hai chân để mở song song. Ở tư thế ngồi sâu vào bên trong ghế, lưng tựa thẳng vào thành ghế, đùi mở ngang sẽ giúp mẹ ít bị chứng đau lưng hơn.
Tốt nhất mẹ nên chọn ghế có lưng dựa. Tư thế chính xác là để phần lưng tựa sát vào lưng ghế, có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng nếu cần thiết. Nếu ngồi làm việc ở cơ quan, mẹ nên thường xuyên đứng lên đi lại một chút, bởi dù ngồi ở tư thế thoải mái thế nào thì cũng hạn chế tuần hoàn máu. Nếu phải làm việc nhiều bằng ghi chép hay dùng máy tính thì cứ cách một giờ nên thả lỏng một chút.
Đi xe trên đoạn đường dài cũng rất có hại cho cơ thể, nên mẹ đừng ngại tìm cho mình một chỗ thích hợp nhất để tránh mất cân bằng hay ngã ngào khi xe thắng gấp.
Tư thế nằm tốt khi mang thai
Trong 16 tuần đầu mang thai, mẹ hãy chọn tư thế nằm ngửa, chân có thể gác trên một chiếc gối để thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, đến giai đoạn gần sinh, cả phần bụng gần như bị tử cung chiếm hết. Nếu mẹ vẫn nằm ngửa thì tử cung sẽ đè lên động mạch chủ sau tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung sẽ giảm rõ rệt và trực tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng, cũng như sự phát dục của thai nhi.
Ngoài ra khi nằm ngửa, còn có thể tạo thành tĩnh mạch chi dưới bị co phồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Thế nên từ tuần thứ 16 trở đi, mẹ hãy chọn tư thế nằm nghiêng vì vừa có lợi cho cảm giác căng cơ, giải toải mệt mỏi, vừa tránh cho phần bụng to lớn đè lên mạch máu chính.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng khi ngủ. Ảnh minh họa: Internet
Nằm nghiêng trái hay nghiêng phải đều được, chỉ cần mẹ cảm thấy thoải mái là ổn, có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để chống đỡ phần bụng khi nằm nghiêng, hai chân cũng nên hơi co một chút. Đương nhiên còn một tư thế ngủ nữa mà các bà bầu cần hết sức tránh đó là nằm nghiêng theo kiểu co lưng (còn gọi là lưng tôm).
Tuy nói nằm nghiêng bên nào cũng được, nhưng thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể sẽ bất lợi cho sự phát dục của thai nhi và quá trình sinh nở. Nguyên nhân là do tử cung không ngừng lớn lên, các cơ quan khác trong bụng cũng bị chèn ép. Do vậy nếu mẹ hay nằm nghiêng bên phải có thể khiến niêm mạc tử cung bị căng, mạch máu bị kéo dãn và ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho thai nhi, dẫn đến thai nhi bị thiếu oxy mãn tính. Vì vậy tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu vẫn là nằm nghiêng bên trái.

3 món đơn giản nhưng đầy dinh dưỡng cho bà bầu

Trong thời gian mang thai, những món ăn ngon ngoài giúp bà bầu được ngon miệng còn giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nữa. Và thịt bò là một trong những nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất, tốt cho bà bầu.
Các mẹ tham khảo thử các món ăn từ thịt bò nhé.
1. Củ quả nấu thịt thăn bò
Nguyên liệu
300g củ, quả
200g thịt thăn bò
1 tô nước dùng
Thực hiện
- Thịt bò cắt khúc. Ướp với hạt nêm, nước mắm, hành và tỏi băm nhuyễn, để khoảng 10 phút cho thấm đều.
- Phi thơm tỏi, cho thịt vào xào đến khi vàng.
- Cho thịt vào nồi nước dùng, đun chín mềm rồi bắc ra.
- Củ quả cắt khúc, chiên sơ rồi cũng cho vào nồi nước dùng.
- Đun sôi đều khoảng 8 phút, sau đó nêm lại cho vừa ăn.
- Múc ra tô, bỏ hành lá xắt nhuyễn vào, nên dùng nóng.
2. Thịt bò nấu bí đỏ
3 món đơn giản nhưng đầy dinh dưỡng cho bà bầu
Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
300g bí đỏ
200g thịt bò
1 tô nước dùng
“Bí đỏ luôn được coi là thực phẩm đứng đầu về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Do đó, đây là món ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai.”
Thực hiện
- Bí đỏ rửa sạch, cắt khúc vuông. Hành ngò cắt nhuyễn.
- Thịt bò băm nhuyễn, trộn đều với hành, tỏi, 1/2 muỗng cà phê bột nêm. Ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị, sau đó vo thành từng viên nhỏ.
- Đun sôi nước dùng; nêm nước mắm, bột nêm; cho thịt bò vào, đun sôi trở lại, hớt bọt cho đến khi nước trong.
- Phi thơm tỏi, cho bí đỏ vào xào sơ; sau đó cho bò viên vào, nêm thêm bột nêm.
- Múc ra tô, cho hành ngò vào.
3. Rau củ xào thịt bò xay
Nguyên liệu
300g súp lơ
200g thịt xay
10 trái bắp non
1 củ cà rốt
1 cây cần tây
“Trong súp lơ chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, loại rau này còn giúp mẹ phòng tránh được một số bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai nữa.”
Thực hiện
- Hành tím, tỏi băm nhuyễn, cà rốt cạo vỏ xắt mỏng.
- Thịt xay trộn với tiêu, bột nêm, hành băm, ướp khoảng 10 phút, sau đó vo thành từng viên tròn, cho vào nồi hấp.
- Phi thơm tỏi, cho thịt vào xào đến khi vàng đều. Lấy thịt ra, cho súp lơ, cà rốt và bắp non vào xào đến khi gần chín; cho thịt vào lại đảo đều, nêm bột nêm và tiêu. Cho cần tây cắt khúc vào, đảo đều thêm lần nữa.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Mang thai ngồi dang rộng 2 chân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hỏi: Vì tính chất công việc là làm thủ công nên em phải ngồi nhiều với tư thế dang rộng 2 chân , như vậy ảnh hưởng gì đến thai nhi không thưa bác sĩ?
Có những tư thế cần hạn chế khi mang thai. Ảnh: Getty Images

Trả lời:
Khi đang mang bầu, tư thế ngồi dang rộng 2 chân không ảnh hưởng đến thai nhi nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm việc. Tuy nhiên, có những tư thế, động tác là bình thường khi còn son rỗi thì lúc bầu bí lại trở thành điều không nên, cần phải tránh vì nó tổn hại đến cơ thể mẹ, làm cho các mẹ mệt mỏi, đau đớn và thai nhi bị ảnh hưởng không tốt.
Khi mang bầu, các mẹ cần lưu ý: Không gập người liên tục, không cố sức với đồ nặn, không bắt chéo chân hay gập gối, không đứng phắt dậy, không đứng quá lâu, không trèo cao…
Chúc bạn khoẻ mạnh, mẹ tròn con vuông!

Mang thai ngồi dang rộng 2 chân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hỏi: Vì tính chất công việc là làm thủ công nên em phải ngồi nhiều với tư thế dang rộng 2 chân , như vậy ảnh hưởng gì đến thai nhi không thưa bác sĩ?
Có những tư thế cần hạn chế khi mang thai. Ảnh: Getty Images

Trả lời:
Khi đang mang bầu, tư thế ngồi dang rộng 2 chân không ảnh hưởng đến thai nhi nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm việc. Tuy nhiên, có những tư thế, động tác là bình thường khi còn son rỗi thì lúc bầu bí lại trở thành điều không nên, cần phải tránh vì nó tổn hại đến cơ thể mẹ, làm cho các mẹ mệt mỏi, đau đớn và thai nhi bị ảnh hưởng không tốt.
Khi mang bầu, các mẹ cần lưu ý: Không gập người liên tục, không cố sức với đồ nặn, không bắt chéo chân hay gập gối, không đứng phắt dậy, không đứng quá lâu, không trèo cao…
Chúc bạn khoẻ mạnh, mẹ tròn con vuông!

Mang thai 27 tuần, bé có phản ứng lại tiếng nhạc?

Hỏi:
Em mang thai được 27 tuần, em nghe nói tuần này bé đã có thể nghe nhạc và phản ứng với tiếng động bên ngoài nhưng khi em mở nhạc thì không thấy bé cử động hay phản ứng theo như các diễn đàn đã nói nên em cũng thấy lo lo về thính giác của bé. Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em cảm ơn.
Đỗ Huỳnh Phượng Hoàng
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Thính giác hình thành từ tuần 18. Từ tuần 25, bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài và thậm chí có thể đáp ứng lại những kích thích mạnh. Theo nghiên cứu,âm nhạc giúp kích thích phát triển trí não. Bé tuy không đáp ứng nhưng vẫn có thể cảm nhận được âm thanh. Em đừng lo nhé, bé của em đôi khi đang ngủ và sóng âm thanh từ tiếng nhạc không quá lớn để bé có thể đáp ứng lại.
Th.S. Lữ Thị Trúc Mai
(Trưởng phòng Điều dưỡng, BV Hùng Vương, Tp. HCM)

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Uống nước dừa tốt cho nước ối?

Hỏi: Tôi đang mang thai được hơn 5 tháng, tôi nghe nói uống nước dừa sẽ tốt cho nước ối. Vậy uống nước dừa non hay nước dừa già thì tốt ạ? Tôi thường xuyên uống nước dừa già thì có tốt không?
Uống nước dừa tốt cho nước ối
Bà bầu nên uống một cốc nhỏ nước dừa trong ngày hoặc uống 1-3 lần/tuần. Ảnh: Getty Images

Trả lời:
Nước dừa không những là nguồn nước giải khát vô trùng tự nhiên mà còn là một nguồn dinh dưỡng giúp cân bằng lượng điện phân trong máu rất tốt cho bà bầu.
Uống nước dừa thường xuyên còn giúp ngăn ngừa chứng viêm đường tiết niêu, và giảm nguy cơ sỏi thận. Ngoài ra, tình trạng táo bón, đầy bụng cũng được giảm hẳn nếu bà bầu uống nước dừa đều đặn… Vì vậy, dù uống nước dừa già hay nước dừa non thì đều tốt như nhau. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng, chỉ nên uống một cốc nhỏ nước dừa trong ngày hoặc uống 1-3 lần/tuần.
Chúc bạn khỏe mạnh.