Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Mang thai tuần thứ 11

Tuần thứ 11 của thai kỳ là cột mốc đánh dấu việc bạn và bé yêu chuẩn bị bước sang chu kỳ mang thai thứ 2 với nhiều khó khăn mệt mỏi. Tuy nhiên, qua tới tuần này, bạn đã quen với những thay đổi về thể chất, nên sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe mạnh và dễ chịu hơn một chút.

Ở thời điểm này, bạn có thể đã làm siêu âm một lần và nghe được nhịp tim của bé lần đầu tiên. Đối với những phụ nữ mà việc có thai này là ngoài ý muốn, thì việc “cảm nhận” một mầm sống có thực đang hiện diện trong cơ thể mình  này sẽ thay đổi cuộc sống của họ rất nhiều.

Những chuyển biến về mặt tâm lý 
Bạn sẽ cảm thấy có một sự kết nối đặc biệt với những bà mẹ và phụ nữ có thai khác. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những nỗi lo lắng mơ hồ, không cụ thể. Đôi khi bạn sẽ kém tự tin, không chắc chắn liệu mình có thực sự sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ, và làm thế nào để hoàn thành một cách xuất sắc vai trò ấy. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng về những cảm giác này, đây là tình trạng tâm lý  hoàn toàn bình thường mà bà bầu nào cũng phải trải qua.

Những thay đổi về thể trạng
Đối với hầu hết các mẹ bầu, chứng táo bón khi mang thai là cơn ác mộng. Táo bón là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Để phòng ngừa triệu chứng này một cách hiệu quả, hàng ngày bạn nên ăn bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước và có chế độ vận động phù hợp. Các chất xơ có trong ngũ cốc, cam, chanh và các cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả tốt trong điều trị táo bón. Một số loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai; tuy nhiên, hãy thử áp dụng các biện pháp từ thiên nhiên kể trên trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho bé.
Ở tuần thứ 11, tử cung lúc này đạt  kích thước của một quả bưởi. Bạn thấy nặng nề hơn mỗi khi ngồi xuống và mệt mỏi hơn vào cuối ngày.

Có thể bạn đã hơi ra dáng một bà bầu. Bụng to lên và vùng da quanh rốn sẫm màu hơn. Nếu bạn đang mang thai con rạ, bụng cuả bạn sẽ to hơn so với lần mang thai đầu tiên. Các cơ và dây chằng hỗ trợ bụng trở nên lỏng lẻo hơn. Lúc này quần áo rộng rãi là rất cần thiết để giúp bạn cảm thấy thoải mái và che đi phần nào vòng hai đang ngày một lớn hơn.

Nếu bạn vẫn mắc chứng buồn nôn, thay vì ăn 3 bữa một ngày, hãy ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ. Cách này giúp cho bạn không bao giờ bị đói, vì sản phụ được khuyên không nên để bụng đói nhằm ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ mang thai bé trai thường có xu hướng ăn nhiều hơn mang thai bé gái. Tuy nhiên, kết quả này không đúng cho tất cả các trường hợp, bạn hãy ăn đầy đủ và đa dạng các chất theo nhu cầu để bé phát triển tốt.

Những thay đổi về cảm xúc

  • Từ tuần này, nhiều bà bầu đã làm quen hơn với việc có thai. Kích thước của bụng không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường nhật và cơn ốm nghén cũng đã giảm bớt.
  • Nhờ vậy, bạn thấy khoẻ khoắn hơn và có thể lại gần gũi với chồng sau một thời gian chịu đựng những cơn nghén cuả thai kỳ. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, chia sẻ và lắng nghe anh ấy.
  • Ngực của bạn trở nên to hơn, điều này có thể mang lại cho bạn những sự chú ý không mong muốn. Mặc áo rộng chỉ có thể giúp bạn che bớt phần nào. Trong thực tế, khi mang thai ngực của bạn sẽ có nhiều thay đổi để tiết sữa có hiệu quả để cho con bú. Hãy làm quen với những ánh nhìn này bạn nhé.
Những thay đổi của thai nhi trong tuần này
  • Tuần này, bé cuả bạn có kích thước của một trái quýt. Các cơ quan trong cơ thể cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể có tác dụng bảo vệ làn da cuả bé khi bé bơi trong môi trường nước ối. 
  • Từ tuần thứ 11 cuả thai kỳ, thanh quản cuả bé được hình thành.
  • Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các khớp thần kinh kết nối các dây thần kinh trong não đã được hình thành. Bé bắt đầu có nhiều các phản xạ hơn.
Mang thai tuần thứ 11

Lời khuyên cho tuần này
Từ tuần thứ 11 cuả thai kỳ, do sự gia tăng lưu lượng máu qua niêm mạc mũi, các thai phụ thường dễ mắc các chứng bệnh nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai. Vì vậy, bạn hãy mang theo nhiều khăn giấy bên mình để dùng khi cần thiết.

Cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Mức tăng cân lý tưởng trong thời kỳ mang thai là từ 10-12 kg. Bạn nên chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng thực phẩm. Kiểm soát cân nặng hợp lý và cần thận trọng trong việc lựa chọn các loại thức ăn hàng ngày.
Bắt đầu tìm mua các loại quần áo cho bà bầu. 
Nguồn: huggies
Xem tiếp tuần thứ 12

Mang thai tuần thứ 10

Bạn vẫn đang tiếp tục những tuần thai đầy mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai. Nói về việc hít thở sâu, từ giờ cho đến khi sinh, bạn có thể cỏ cảm giác buồng phổi mình nhỏ hẹp. Có một lý do đó là có ai đó đã chiếm không gian buồng phổi của bạn và điều này có thể kéo dài một thời gian.

Hãy đi mua sắm
Bước sang tuần thứ 10 của thai kỳ, cảm giác buồn nôn và mệt mỏi sẽ biến mất.  Bạn có thể cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Các thai phụ thường rất thích ăn những thức ăn đặc biệt, ngay cả những thức ăn trước đây họ không thích, họ thường ăn những loại thức ăn do thèm hơn là do vị ngon của nó. nhai nước đá, ăn rau quả tươi sống, yaourt mềm, kẹo dẻo là những thứ hấp dẫn.Vì vậy, hãy luôn đem theo bên mình một ít thức ăn ưa thích để có thể dùng khi cần.

Những chuyển biến về mặt thể chất trong tuần lễ này
Do ảnh hưởng cuả các nội tiết tố, vùng da quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn và các đốm nâu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở trên mặt . Đặc biệt sẽ xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới và sẽ mờ dần sau khi sinh bé.

Sự gia tăng lượng máu trong cơ thể khiến bạn trở nên rạng rỡ hơn. Cuối cùng thì những cái mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho bạn trong những tuần qua sẽ dần biến mất, nhường chỗ cho một làn da sáng đẹp hơn.
Thông thường từ tuần thứ 10 trở đi, bạn không phải thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh vì chứng buồn nôn khó chịu nữa. Vì tử cung được nâng lên khỏi khung chậu, nhường chỗ cho bàng quang hoạt động nhiều hơn. Sờ vào bụng, bạn có thể cảm nhận được đỉnh tử cung hơi nhô lên. Cảm nhận này càng rõ khi bạn nằm trên giường và  đang cảm thấy mắc tiểu.

Những thay đổi về cảm xúc
Cảm giác thai nghén vẫn còn, thậm chí khá nặng nề hơn cho thai phụ. Thật tuyệt vời, cảm giác nghén đã lùi xa và bạn bắt đầu thấy tràn đầy sức sống. Những căng thẳng vì lo sợ sẩy thai cũng nhanh chóng biến mất. Cảm giác thèm ăn bắt đầu quay trở lại. Đây cũng là thời điểm thích hợp để thông báo với bạn bè và người thân về sự xuất hiện cuả bé yêu.

Tuy nhiên, bạn vẫn dễ bị xúc động vì những điều vô cớ. Nhìn thấy xe đẩy, phụ nữ mang thai, những đứa bé hay thậm chí những con vật có lông mềm mượt cũng đủ làm cho bạn xúc động đến mức oà lên khóc. Những điều này hoàn toàn tự nhiên, hãy tắt tivi đi nếu bạn không chịu được khi nhìn thấy những mẫu quảng cáo hay bất cứ điều gì khiến bạn không được thoải mái.

Mang bầu cùng vợ
3 tháng đầu tiên cuả thai kỳ, do nghén nên hầu hết các thai phụ không thích thú trong quan hệ tình dục. Tuy nhiên, giờ đây nhu cầu quan hệ gần gũi với chồng lại trở nên mãnh liệt. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng cuả hocmon sinh dục nữ và bạn cũng thấy tràn trề năng lượng hơn.

Nếu bác sĩ không chỉ định việc tránh sinh hoạt tình dục vẫn có thể thực hiện bình thường trong thai kỳ, trừ trường hợp có nguy cơ sinh non hoặc dễ bị động thai. Trong thực tế, nhiều thai phụ cho biết họ chưa bao giờ cảm thấy nhu cầu và cảm nhận tình dục tăng cao như lúc đang mang thai. Không có bằng chứng nào cho thấy việc quan hệ tình dục có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì cổ tử cung khi có thai được đóng kín bằng nút nhầy và bé yêu sẽ được bảo vệ rất an toàn trong túi ối ít nhất cho đến tháng thứ 7 cuả thai kỳ.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

  • Bé nhà bạn đã lớn gấp đôi so với 3 tuần trước đó, dài khoảng từ 3.1cm đến 4cm, gần bằng 1 quả quýt to.
  • Bé không ngừng vận động: đá, trườn, vặn và xoay người. Tuy vậy, bé còn rất nhỏ và tử cung cuả bạn còn nằm trên đỉnh khung chậu, bạn vẫn chưa thể cảm nhận rõ sự chuyển động cuả bé. Bạn sẽ cảm nhận rõ những chuyển động tuyệt vời đó khi bé phát triển lớn hơn và bắt đầu đạp vào thành tử cung.
  • Tuần này, tuỷ sống cuả bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu. Đây là những tế bào kháng thể giúp bé khoẻ mạnh và tăng trưởng tốt.
  • Hãy tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất có cồn khác nếu bạn không muốn làm tổn thương lâu dài đến sự phát triển trí não cuả con bạn. Đây cũng là thời điểm tuyến yên bắt đầu làm việc và sản sinh ra hocmôn cần thiết cho cơ thể.
  • Cuống nhau cũng phát huy vai trò cuả nó trong việc lọc khí oxy và các chất dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho sự phát triển cuả thai nhi.
  • Cũng trong tuần này, con bạn đã có thể mút ngón tay cái. Dễ thương quá đúng không nào? Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé nhờ vậy mắt bé được bảo vệ thật an toàn.
  • Ruột bé bắt đầu thực hành các hoạt động co giãn nhằm giúp bé tiêu hoá tốt sau khi bé được sinh ra. Những chuyển động đầu tiên cuả ruột đánh dấu một bước quan trọng trong sự hình thành và phát triển cuả bé. Hãy kiên nhẫn đợi xem bước ngoặc đó là gì nhé.

Mang thai tuần thứ 10

Lời khuyên cho tuần này
Không chơi các môn thể thao nguy hiểm, cần nhiều sức lực và tăng nguy cơ làm giảm lượng oxy cung cấp cho bé như lặn, leo núi, du lịch đến những vùng cao …; tốt hơn hết bạn nên vận động vừa phải, không được làm việc và vận động quá mức cho đến khi sinh bé.

 Hãy bắt đầu viết nhật ký cho con. Điều này nghe qua có vẻ ngớ ngẩn nhưng trong tương lai những dòng nhật ký này sẽ giúp bạn và bé ôn lại những ký ức ngọt ngào thời thơ ấu. Đây là thời gian thú vị dẫu rằng nó có vẻ kéo dài lâu nhưng sau này bạn sẽ ngạc nhiên là nó đã qua thật nhanh.
Thận trọng với các thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Listeria là loại nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
Nguồn: huggies
Xem tiếp tuần thứ 11

Mang thai tuần thứ 9

Lúc thai nhi 9 tuần tuổi, bạn sẽ chuẩn bị bước vào những tuần cuối cùng trong chu kỳ đầu tiên của quá trình mang thai. Bạn sẽ cảm thấy rất mới mẻ và phấn khích nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn. Nhưng ngay cả khi bạn đã có con rồi, thì mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác biệt, với những thử thách mới.
Cũng là bình thường nếu bạn so sánh lần mang thai này với những lần trước, và dùng kinh nghiệm để đoán giới tính của em bé. Tuy nhiên, bố của bé mới là nhân tố quyết định giới tính bé chứ không phải bạn, và mọi thứ thì đã được an bài từ tuần thai thứ 3 mất rồi.
Tôi sẽ yêu con bằng một tình yêu như thế nào nhỉ?
Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng làm sao mình lại có thể yêu thương một đứa trẻ con khác nhiều như đứa con đầu lòng. Nhưng bạn đừng lo. Tạo hóa đã tạo ra những đứa bé vốn có sức mạnh khiến bố mẹ phải yêu phải mê, và quả là các em bé làm việc này rất giỏi. Các bà mẹ thậm chí còn rất đau khổ vì lo lắng mình không thể có đủ tình thương yêu để chia đều cho các con. Hãy để cho mình có đủ thời gian để vun đắp tình thương yêu với đứa con vừa ra đời, và hãy tin vào bản thân mình. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu.
Những thay đổi trong cơ thể bạn trong tuần này
  • Tóc của bạn vốn liên tục trải qua chu kỳ mọc – rụng, giờ đây lại nằm im lìm ngủ đông. Đây là một trong những lý do khiến các phụ nữ mang thai thường nói tóc họ bỗng dày hơn và đẹp đẽ hẳn ra. Các ngọn tóc giờ nằm yên trên đầu bạn thay vì quấn đầy chiếc lược hay lũ lượt trôi theo dòng nước mỗi khi bạn tắm.
  • Bạn có thể sẽ nhận ra những khác biệt trên móng tay nữa, bởi vì tốc độ mọc dài của chúng cũng khác thường. Chính những hoóc-môn thời kỳ mang thai đã gây ra những thay đổi này.
  • Nếu như cách đây hai tuần bạn cứ như tuổi dậy thì lần hai với bao nhiêu mụn nhọt trên mặt, thì bây giờ là lúc bạn được ngắm nhìn làn da sạch sẽ của mình. Hãy dùng kem hoặc sữa rửa mặt có tác dụng nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau và hoa quả tươi. Hãy nhớ công thức này: mỗi ngày 2 miếng trái cây và 5 phần rau tươi.
  • Có thể bạn sẽ lên cân từ từ kể từ giai đoạn này.  Cũng có thể bạn đã bị giảm cân vì nghén nên không thể ăn được gì, hoặc cứ nôn mửa hoài. Nhưng kể từ tuần 9, bạn sẽ nhìn thức ăn với một con mắt khác. Chúng không còn là kẻ thù của dạ dày bạn như khoảng một tuần trước đây nữa.
Những thay đổi về cảm xúc
Bạn sẽ cảm thấy bớt khi thai 9 tuần tuổi, và có vẻ tràn đầy năng lượng hơn trước đây. Dường như bạn không còn buồn nôn, mỏi mệt và phờ phạc như trước nữa.
Ở giai đoạn này, em bé chưa thể nhắc bạn nhớ đến sự có mặt của mình bằng cách cựa quậy trong bụng bạn, nên bạn cảm giác rất bình thường. Chớ nên cảm thấy tội lỗi nếu không phải lúc nào bạn cũng nghĩ về em bé.
Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

Mang thai tuần thứ 9

  • Tuần này, em bé của bạn đã dài gần 2.5cm. Thai nhi giờ đây là một phiên bản thu nhỏ của em bé lúc ra đời. Trông em bé sẽ bớt giống người ngoài hành tinh hay một chú gấu túi, mà rõ ràng đã là người trái đất.
  • Em bé bây giờ lớn chưa bằng một quả táo to, cũng là lý do khiến bạn có cảm giác rõ ràng hơn ở vùng xương chậu. Vào cuối ngày, khi bàng quang của bạn đã căng phồng, hay sau khi bạn ăn rất no, bạn sẽ lại càng có cảm giác rõ rệt hơn nữa.
  • Trán của em bé sẽ bớt dồ, và mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt. Ngón tay và ngón chân mới đây thôi còn dính vào nhau như chân vịt, thì giờ đã tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt.
  • Nếu bé của bạn là con gái, đây chính là thời điểm mà buồng trứng bắt đầu hình thành. Khi ra đời, em bé sẽ có đầy đủ số trứng mà một người phụ nữ mang trong mình suốt cả cuộc đời. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu thành hình, dù chỉ mới bé xíu xiu.
  • Cơ thể em bé cũng không còn cuộn tròn như trước mà bắt đầu duỗi dần ra. Mới trước đó, em bé nằm như hình chữ C, thì giờ đã thẳng hơn một chút, chỉ trừ hai chân vẫn còn  co lên ngang hông.
  • Từ tuần 9, đã có thể thấy núm vú xuất hiện trên ngực em bé. Hai tai của bé mới trước đó còn ở thấp tận dưới cổ, bây giờ đã nằm đúng chỗ.
  • Trong vòng ba tuần tới, thai nhi sẽ dài gấp đôi. Và có một điều chắc chắn là bạn vẫn thấy rất mệt mỏi. Ngay cả khi bạn ngủ, cơ thể bạn vẫn chăm chỉ làm việc ngoài giờ để nuôi lớn thai nhi.
Lời khuyên cho tuần này
Nếu bạn chưa đi khám thai lần thứ nhất, thì bây giờ là lúc phải đi. Chọn một thời điểm nào đó bố em bé có thể đi cùng, và cố gắng nghỉ làm việc hẳn vài tiếng sau đó để bạn có thể nói chuyện về buổi khám đầu tiên đó. Có thể bạn sẽ trở nên vô cùng phấn khích khi nghe được nhịp tim em bé rất rõ ràng bằng máy siêu âm.
Đừng quên đánh răng! Vệ sinh răng miệng lúc nào cũng quan trọng, và trong thời gian mang thai lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn cũng hãy nhớ làm sạch răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày, đi bác sĩ nha khoa ít nhất một lần khi mang thai, và dành thời gian chăm sóc răng miệng. Trong thời gian này, nướu bị chảy máu không có gì là bất thường, nhưng cũng có thể, nó có nghĩa là bạn cần đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa thường xuyên hơn.
Hãy bắt đầu để dành tiền cho những tháng nghỉ việc để sinh con. Việc có kế hoạch tiết kiệm chắn chắn cho khi nghỉ sinh sẽ giúp bạn giảm căng thẳng khi phải nghỉ việc một thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có những chuyện không ngờ xảy ra, và bạn phải nghỉ việc sớm hơn dự định.
Nguồn: huggies
Xem tiếp tuần thứ 10

Mang thai tuần thứ 8

Từ tuần thứ 8 đến khi ra đời, phần lớn thay đổi trong cơ thể em bé là sự phát triển về kích thước và hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể. Về cơ bản, thai nhi theo từng tuần đều sẽ là những phiên bản thu nhỏ của em bé khi được sinh ra, dĩ nhiên là nhỏ hơn nhiều. Lúc này tất cả các cơ quan trong cơ thể đã hình thành và được chuẩn bị để hỗ trợ cuộc sống độc lập khi thai nhi chào đời vào khoảng 40 tuần. Khả năng bị dị tật của em bé sẽ giảm xuống sau tuần thứ 8, nhưng bạn vẫn cần phải rất cẩn thận trong khoảng thời gian mang thai còn lại.

Sao nhiều câu hỏi thế này?
Đối với nhiều phụ nữ, thời gian thai nhi được 8 tuần coi là giai đoạn khó khăn hơn cả, đơn giản là bởi vì những triệu chứng ốm nghén của thời kỳ này có thể khiến bạn kiệt sức. Một số phụ nữ thấy mình đã có thể thở phào nhẹ nhõm từ tuần thứ 8, khi nguy cơ sẩy thai đã giảm xuống, và sự phấn khích bắt đầu tăng lên. Phải chăng còn quá sớm để mua đồ cho bé? Có nên báo tin với những người khác bây giờ? Em bé có được khỏe mạnh không? Làm sao mình có thể làm mẹ đây? Kể từ bây giờ, những câu hỏi đó và hàng triệu câu hỏi khác sẽ choán hết tâm trí bạn. Tuy nhiên, đây là những đều rất đỗi bình thường.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
Bạn, hay nói đúng hơn dạ con của bạn sẽ lớn hơn với đường kính khoảng 16cm.
Vòng bụng của bạn sẽ dầy lên, và những chiếc quần, những chiếc váy co giãn sẽ trở nên thích hợp hơn cả.
Không có thay đổi lớn gì về chuyện ốm nghén, hoặc ít nhất là chưa đến lúc. Bạn nên ăn những thức ăn nhạt vị và dễ tiêu hóa, và cũng nên khuyến khích bố em bé vào bếp nếu bạn không thể tự làm nổi.
Tiếng gì thế kia?


Bạn nên kiếm cớ tránh khỏi các cuộc họp mặt trang nhã lịch sự vào thời gian này.  Rắm, xì hơi, thả gió…bạn muốn gọi nó thế nào cũng được, nhưng nó sẽ khiến bạn muối mặt vào những lúc mà bạn ít mong chờ nhất. Chớ nghĩ là mình có vấn đề. Thừa hơi là chuyện thường tình trong giai đoạn mang thai nhưng lại ít khi được nhắc đến. Có một số thức ăn khiến tình trạng dư hơi lại còn nặng nề thêm, vậy nên điều tốt nhất có thể làm là tránh hẳn chúng đi. Các loại đậu, tinh bột đều là các thủ phạm nguy hiểm sẵn sàng đổ thêm dầu vào lửa.

Những thay đổi về cảm xúc
Bạn có thể sẽ trở nên mê tín hơn thường ngày trong giai đoạn này, vì vậy hãy cố gắng cân bằng giữa thực tế và khoa học với một chút thú vị có chừng mực. Đa phần mọi người đều có những câu chuyện hay ho mỗi khi nói đến trải nghiệm mang thai hay sinh con của mình. Cần phải biết gạn lọc những gì bạn nên nghe và bỏ qua những gì không cần nghe.

Thời kỳ mang thai là khi những giấc mơ trở nên rất khác. Bạn có những giấc mơ rất lạ, đáng sợ và không có nghĩa lý gì cả. Đừng phân tích hay suy diễn chúng để cố tìm cho ta một ẩn ý hay thông điệp nào đó mà làm gì. Những giấc mơ chỉ đơn thuần là được lọc từ những ý nghĩ sâu trong tiềm thức của chúng ta sau khi loại bỏ những thông tin không cần thiết mà bộ não ta tiếp nhận trong ngày.

Bạn nên bắt đầu mường tượng và sắp xếp các công việc tương lai của mình kể từ tuần thứ 8 này. Từ quyền lợi được nghỉ sinh, thời gian nghỉ việc, và thực tế rằng cả gia đình sắp sửa sống dựa vào nguồn lương của duy nhất một người; tất cả những cân nhắc này sẽ tốn của bạn một khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ.

Có thể bạn sẽ thấy mình hơi xấu xí và kém hấp dẫn vào khoảng thời gian này. Người ta nhìn vào có thể sẽ không biết là bạn đang mang thai, mà trông bạn giống như là mới lên cân hơn. Nên nuông chiều mình một chút, đừng cự tuyệt bản thân khỏi những thú vui giản dị có thể khiến bạn cảm thấy khá hơn. Một buổi mát-xa, một buổi làm tóc, một chuyến mua sắm, tất cả đều có thể khiến bạn trẻ lại và vui tươi hẳn lên.

Những thay đổi của em bé trong tuần này
Kích thước của em bé theo từng tuần thường được so sánh với các loại quả; tuần này em bé của bạn lớn cỡ bằng quả mận hoặc quả cam sành

Những ngón tay ngón chân của em bé đã được hình thành rõ rệt ở tuần thứ 8, và còn bắt đầu có móng tay móng chân. Em bé có thể uốn cong chân tay vào giai đoạn này, nhúc nhắc khuỷu tay và có thể gập cổ tay.
Tất cả những bộ phận quan trọng trong cơ thể đều đã được định hình đúng vị trí. Suốt thời gian còn lại của thai kỳ, những bộ phận này sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài dạ con.
Hai quả thận của em bé đã đang lọc máu và tạo nước tiểu vào lúc này. Chúng còn đang bí mật trữ dịch tiêu hóa trong dạ dày, sẵn sàng chiến đấu với nước ối mà chúng sắp sửa phải nuốt vào.

Nếu em bé là con trai, cơ quan sinh dục ngoài sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh kích thích tố sinh dục nam – hóoc-môn nam hết sức quan trọng của cánh đàn ông.

Đầu của em bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng từ tuần 8 trở đi, cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành. Nghĩa là bạn đã có thể siêu âm để nhìn thấy các nét trên gương mặt một cách khá rõ ràng.
Một lớp tơ mịn đang bao bọc lấy cơ thể em bé. Tai trong và tai ngoài, chân răng và mắt đã được phát triển đầy đủ.

Mang thai tuần thứ 8


Lời khuyên cho tuần này
Hãy thử uống trà thảo dược thay cho trà và cà phê có chất caffeine thường ngày của bạn. Thường thì các loại trà này tốt hơn cho sức khỏe và thay thế rất dễ dàng cho các thức uống nóng vốn khơi nguồn cảm hứng cho bạn.

Cố gắng uống nhiều sữa và canxi hơn trong tuần này. Chân răng của em bé đã được hình thành, vậy nên bất kỳ loại thức ăn nào chứa dưỡng chất quan trọng này đều có tác động tích cực đối với răng em bé. Cố gắng tránh để bị nhiễm trùng trong tuần này, bởi nhiễm trùng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng em bé.

Luôn giữ các loại thức ăn vặt quanh mình phòng những lúc bạn cảm thấy chóng mặt. Chính vì có thể bạn đang ăn uống rất khó khăn, nên huyết áp của bạn thi thoảng sẽ xuống rất thấp. Đừng đứng dậy quá nhanh nếu bạn đã ngồi hơi lâu. Hãy để cho cơ thể có thời gian điều chỉnh huyết áp khi bạn chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng
Nguồn: huggies
Xem tiếp tuần thứ 9

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Mang thai tuần thứ 7

THAI NHI: Trong 6 tuần đầu tiên của thai kỳ, nhịp tim thai là một vấn đề quan trọng. Vào tuần thứ 7 của thai kỳ điều thích thú nhất là thai nhi bắt đầu phát triển các đặc điểm thể chất và khuôn mặt. Các đặc điểm chính của thai nhi vào tuần thứ 7 của thai kỳ bao gồm:
- Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài 0.9 cm đến 1.3 cm, bằng chiều dài của móng tay ngón áp út.
- Khuôn mặt của thai nhi định hình rõ hơn khi thai nhi được 7 tuần tuổi. Miệng, lỗ mũi và lỗ tai của thai nhi bắt đầu xuất hiện.
- Khi thai nhi được 7 tuần tuổi, thủy tinh thể của mắt thai nhi bắt đầu hình thành và có thể nhìn thấy màu mắt.
    -  Hai cánh tai, vai, bàn tay, chân và bàn chân của thai nhi bắt đầu hình thành vào tuần thứ 7 và 8 của thai kỳ cơ thể của thai nhi bắt đầu dài ra và cổ của thai nhi thẳng lên.
- Bộ não của thai nhi trở nên phức tạp hơn trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Hộp sọ hình tròng và trong suốt bắt đầu hình thành để bảo vệ bộ não.

Tuần thứ 7 của thai kỳ


BÀ MẸ: 
Thay đổi về cơ thể: Cơ thể bạn tiếp tục trải qua nhiều thay đổi để hỗ trợ thai  nhi phát triển trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Sau đây là những thay đổi cơ thể bạn:
- Cơ chế sản xuất hooc-mon tăng cao trong tuần thứ 7 của thai kỳ.\
- Bạn có thể tiếp tục gặp phải các triệu chứng thường gặp của thai kỳ như ngực mềm hoặc chóng mặt.
- Có thể bạn có cảm giác như bị hội trứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng do thường xuyên có sự thay đổi về cảm xúc.
- Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, một nút nhầy đóng lấy cổ tử cung (nối liền tử cung với âm đạo) giúp ngăn không cho mầm bệnh đi vào tử cung (dạ con). Nút nhầy này sẽ mất đi vào cuối thai kỳ.
Dinh dưỡng và thể dục: Dinh dưỡng, tập thể dục,và nghỉ ngơi là các thành phần thiết yếu của một thai kỳ có lợi cho sức khỏe. Tập luyện các thói quen tốt, sẽ giúp bạn trong suốt thời gian mang thai, trong khi chuyển dạ, sinh con và sau khi sinh.
Luyện tâp thể dục cho bạn và cho thai nhi: Nếu bạn đã thường xuyên tập thể dục cho đến tuần thứ 7 của thai kỳ, bạn có một khởi đầu tuyệt vời. Nếu bạn chưa luyện tập thể dục như bạn từng mong muốn, đây là thời điểm tốt để bắt đầu. và nên lưu ý:
 - Cẩm nang hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người Mỹ khuyến nghị hoạt động thể chất mức độ vừa phải trong thời gian 30 phút hoặc nhiều hơn vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Cố gắng hoạt động thể chất hoặc tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
 - Bạn có thể chia bài tập thành nhiều phần nhỏ để tập trong ngày hoặc luyện tập một lần trong ngày.
 -  Phụ nữ mang thai bị các biến chứng về sức khỏe hoặc sản khoa nên tham vấn bác sỹ về chế độ tập luyện. 
Dinh dưỡng: Giữa tuần thứ 5 và 8 của thai kỳ, dinh dưỡng đóng một vai trò lớn trong quá trình phát triển hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và sinh sản của thai nhi. Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, tiếp tục xác định dinh dưỡng là một vấn đề ưu tiên bằng cách làm theo các hướng dẫn sau:
- Buồn nôn, ói mửa, ợ nóng (ợ chua), khó tiêu hoặc những thay đổi khác về hệ tiêu hóa có thể khiến việc ăn trở thành một thách thức không nhỏ. Cố gắng: Ăn khẩu phần ăn nhỏ hơn, với nhiều bữa ăn hơn trong ngày; hạn chế các loại thức ăn có thể gây kích thích hệ tiêu hóa; uống nhiều loại thức uống, đạc biệt là nước.
- Tăng  gấp đôi hàm lượng chất sắt. Thể tích máu tăng trong thời gian mang thai và các nhu cầu của thai nhi đang tăng trưởng khiến phụ nữ mang thai tăng nguy cơ bị thiếu sắt hoặc thiếu máu. Ăn các loại thức ăn giàu chất sắt như rau xanh dạng lá, thịt bò, trứng và hạnh nhân. Các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trước khi sinh cũng cần chứa nhiều sắt.
- Tiếp tục sử dụng các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trước khi sinh. Các chế phẩm này giúp bổ sung nguồn chất sắt, axit folic, cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Nên lưu ý, các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trước khi sinh không thể thay thế một khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe.

Xem tiếp tuần thứ 8

Mang thai tuần 6

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu - đến - mông của con bạn lúc này là từ 2 đến 4mm. Đầu - đến - chân có nghĩa là chiều dài tính ngồi hoặc khoảng cách từ đỉnh đầu của đứa trẻ đến hậu môn hay mông đứa trẻ. Cách đo này thường được dùng nhiều hơn là cách đo từ đầu - đến - gót - chân của trẻ vì thời điểm này vẫn còn cong, khiến cho cách xác định này trở nên rất khó khăn.

Đôi khi, với những dụng cụ phù hợp, nhịp tim có thể được nhìn thấy thông qua trường hợp siêu âm, trong khoảng tuần thứ 6. Siêu âm có thể được thảo luận chi tiết hơn trong tuần thứ 11.
Mang thai tuần 6


Bạn đã thay đổi như thế nào?

Có thể bạn sẽ tăng cân lên một chút cho đến thời điểm nào. Nếu bạn đã nôn mửa nhiều mà vẫn không ăn được nhiều, có thể bạn đã sút cân. Bạn đã mang thai được 1 tháng, và thời gian này là quá đủ cho bạn nhận thức được những thay đổi của cơ thể mình. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, vùng bụng bạn có thể vẫn chưa thay đổi nhiều. Hoặc bạn có thể cảm thấy rằng quần áo vùng eo bạn có thể hơi chật. Có thể bạn sẽ tăng cân ở vùng chân hoặc một số bộ phận khác, chẳng hạn vùng ngực. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm vùng chậu, bác sĩ của bạn luôn nhận thấy được những thông tin về tử cung của bạn và sẽ lưu ý một số thay đổi về kích thước của nó.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào?

Đây là giai đoạn đầu tiên của thời kỳ phát triển phôi (từ khi thụ thai đến tuần thứ 10 của thai kỳ! Hoặc là từ thời điểm thụ thai đến tuần thứ 8 về sự phát triển của thai nhi) đây là một giai đoạn phát triển tương đối quan trọng trong cơ thể của bạn! Trong thời điểm này phôi thai đang ở giai đoạn nhạy cảm nhất đối với các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó. Các trường hợp dị tật bẩm sinh thường nảy sinh trong giai đoạn trọng điểm này.

Như hình minh hoạ trong trang 78, kết quả của sự phát triển này đó là hình thành nên một cơ thể trong đó có cả đầu và đuôi. Trong khoảng thời gian này rãnh khía của vỏ não đóng dần và hộp sọ cơ bản được hình thành. Mắt cũng bắt đầu xuất hiện cũng như hình dạng của chân tay. Ống bao tim vỡ ra, quá trình hình thành tim bắt đầu. Hình ảnh này có thể được nhận biết thông qua xét nghiệm siêu âm.

Những thay đổi của bạn

Chứng ợ nóng

Sự khó chịu của chứng ợ nóng (chứng ợ chua) là một trong những vấn đề phức tạp thường thấy của quá trình mang thai. Nó có thể bắt đầu rất sớm, thông thường và thông thường lại càng trở nên trầm trọng vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó thường xảy ra bởi sự dội ngược lại (hồi lưu) của các chất trong dạ dày và tá tràng tới thực quản. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên hơn trong khi mang thai bởi hai nguyên nhân - thức ăn di chuyển càng ngày càng chậm khi qua ruột và dạ dày bị nén khi tử cung càng ngày càng rộng và di chuyển dần lên phía trên bụng.

Những triệu chứng thường không quá nghiêm trọng với hầu hết các phụ nữ. Hãy ăn những bữa ăn nhẹ thường xuyên hơn, tránh một số tư thế chẳng hạn như cúi xuống hoặc nằm ngửa ra sàn.

Một cách chắc chắn để có thể xảy ra các trường hợp ợ nóng đó là ăn những bữa ăn nặng, và nằm xuống ngay! (điều này thường thấy với tất cả mọi người không cứ gì phụ nữ mang thai).

Một số chất có tác dụng làm giảm nồng độ axít có thể mang lại sự dễ chịu đáng kể, trong đó bao gồm: aluminum hidroxide, magnesium trisilicate và magnesium hydroxide (Amphojel, Gelusil, sữa của magie oxit và Maalox). Hãy làm theo những lời khuyên hoặc những hướng dẫn của bác sĩ về tất cả mọi thứ liên quan đế thai kỳ. Không nên lạm dụng sử dụng các chất chống axit! Tránh sử dụng muối sodium bicarbolate (một loại muối sodium trung hoà được axit) vì chúng có chứa hàm lượng sodium quá lớn có thể khiến bạn mất nước.

Bệnh táo bón

Tất cả các thói quen liên quan đến đường ruột của bạn có thể thay đổi trong quá trình mang thai. Hầu hết tất cả các phụ nữ đều thấy mình bị táo bón, điều này thường liên quan đến những hoạt động bất bình thường của đường ruột. Hemorrhooids có thể xuất hiện thường xuyên hơn (xem thêm tuần 14) bạn có thể tránh khỏi các vấn đề liên quan đến bệnh táo bón trong thai kỳ. Hãy tăng lượng nước hấp thụ vào cơ thể. Luyện tập cũng có thể hỗ trợ rất nhiều. Một số bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc nhuận tràng nhẹ chẳng hạn như sữa của magie oxit hoặc nước ép trái cây của quả mận, nếu vấn đề nảy sinh. Một số loại thức ăn đặc biệt nhất định chẳng hạn như bột gạo hoặc mận nên được gia tăng trong các bữa ăn của bạn vì nó có thể giúp giảm nhẹ táo bón.

Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng ngoài những cái đã liệt kê ở phần trên nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu bệnh táo bón của bạn là một vấn đề xảy ra thường xuyên, tiếp diễn hãy trao đổi về cách chữa trị như là một vấn đề tiền sinh đẻ. Không nên căng bụng trong khi ruột đang hoạt động, đặc biệt là khi bạn đang bị táo bón. Căng bụng có thể dẫn tới hemorrhoids.

Những hành động của bạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn như thế nào?

Trong suốt quá trình mang thai, một căn bệnh lây lan qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến đứa con đang lớn trong bụng bạn.

Sự lây nhiễm đơn hình của herpus sinh dục

Thông thường sự lây nhiễm herpus trong quá trình mang thai là sự tái nhiễm, không phải là sự lây nhiễm ban đầu. Sự lây nhiễm này nếu xuất hiện ở người mẹ có thể dẫn đến những nguy cơ cao về trường hợp đẻ non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Vì chùng tôi tin rằng một đứa trẻ khi được sinh ra có thể bị lây nhiễm khi đi qua đường sinh sản khi có màng ối vỡ sự lây nhiễm có thể di chuyển lên phía trên tử cung.

Không có một phương pháp chữa trị nào được coi là an toàn cho các herpus sinh dục trong quá trình mang thai. Khi một người phụ nữ có kết quả lây nhiễm herpus dương tính trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thì phương pháp mổ đẻ sẽ được tiến hành để lấy đứa bé ra.

Lây nhiễm nấm (viêm âm đạo Moniilial)

Nhiễm nấm (Moniilial) là trường hợp thường thấy ở phụ nữ mang thai hơn là ở những phụ nữ không mang thai. Chúng không có những ảnh hưởng nào xấu đến quá trình mang thai, nhưng chúng có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng.

Lây nhiễm nấm đôi khi rất khó kiểm soát trong quá trình bạn đang mang thai. Nó có thể dẫn đến việc chữa trị thường xuyên hoặc kéo dài (từ 10 đến 14 ngày thay vì từ 3 đến 7 ngày). Bôi kem là một cách chữa an toàn nhất trong khi mang thai. Chồng bạn lại không cần đến việc chữa trị. Một đứa trẻ sơ sinh có thể mắc phải đẹn bệnh nấm candida khi đi qua đường sinh sản vốn đã bị lây nhiễm bởi bệnh viêm âm đạo monilial. Cách chữa trị bằng thuốc kháng sinh có tác dụng kháng nấm Nystan. Tránh sử dụng fluconazole (Diflucan); loại thuốc này nếu sử dụng trong khi mang thai sẽ không an toàn.

Bệnh viêm âm đạo Trichomonal 

Loại lây nhiễm này không có những ảnh hưởng nào lớn đến thai kỳ, tuy nhiên một vấn đề trong quá trình chữa trị có thể nảy sinh vì một số bác sĩ tin rằng loại thuốc metronidazole (một loại thuốc chữa các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, đường sinh dục và hệ tiêu hoá), một loại thuốc hay được dùng, không nên dùng trong quý đầu tiên của thai kỳ. Hầu hết các bác sĩ khuyên dùng metronidazole cho trường hợp viêm nhiễm nặng sau quý thứ nhất của thai kỳ.

HPV - Bệnh u vú ở người (Bệnh bướu).

Bệnh u vú ở người (HPV) là một loại vi rút gây nên các mụn cơm do giao cấu, còn được gọi là bệnh nướu. Một số biến chứng của HPV có thể gây ra các mụn cơm sinh dục; một số biến chứng của mụn cơm sinh dục có thể dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư ở bộ phận sinh dục.

Xét nghiệm chất lỏng bằng kính phết được tiến hành một trong những lần khàm trước khi sinh có thể đảm bảo rằng bạn không hề có vấn đề gì. HPV là một trong những nguyên nhân để tiến hành xét nghiệm này ở vùng bụng.

Nếu bạn không có mụn cơm sinh dục, hãy nõi cho bác sĩ của bạn biết trong lần đầu tiên đi khám. Trong khi mang thai, một số phương pháp chữa trị chẳng hạn như bóc tách bằng tia laze, hoặc axit, nên tránh dùng. Hãy thảo luận vấn đề này với chuyên gia y tế của bạn.

Nếu bạn bị bệnh mụn cơm sinh dục quá nặng, phương pháp mổ đẻ là cần thiết để tránh trường hợp chảy máu quá nhiều. Phần da do các mụn cơm sinh dục thường lan nhanh trong khi mang thai. Trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng có thể gây nên trở ngại trong âm đạo vào thời điểm sinh nở. Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải bệnh mụn cơm ở thanh quản (thường có những nốt sưng tấy tại vùng dây thanh âm) sau khi sinh.

Bệnh lậu

Bệnh lậu thường nảy sinh các nguy cơ ở người phụ nữ và đối tác tình dục của cô ta, thậm chí cả ở đứa con khi nó đi qua đường sinh sản. Đứa trẻ khi sinh ra thường bị nhiễm bệnh đau mắt do bệnh lậu gây ra, một trường hợp viêm nhiễm mắt nghiêm trọng. Thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng nhất ở trẻ sơ sinh để tránh tình trạng này. Một số các tình trạng lây nhiễm khác cũng có thể xảy ra. Bệnh lậu xuất hiện ở người mẹ thường được chữa trị bằng penicillin và một số loại dược phẩm khác được coi là an toàn trong thời gian mang thai.

Bệnh nhiễm khuẩn chlamydia.

Có thể bạn đã nghe hoặc đọc được những thông tin về bệnh chlamydia. Đây là một bệnh lây lan phổ biến qua đường tình dục; trong khoảng từ 3 đến 5 triệu người bị nhiễm hàng năm. Rất khó có thể xác định được bạn có bị nhiễm bệnh chlamydia hay không vì có thể bạn không có triệu chứng nào cả. Sự lây nhiễm có thể được gây ra do một loại mầm bệnh thâm nhập vào dạng tế bào nhất định. Sự truyền nhiễm có thể lây lan qua các hoạt động quan hệ tình dục, kể cả bằng miệng.

Có từ 20 đến 40% những phụ nữ hoạt động tình dục bị mắc phải bệnh này vào một thời điểm nào đó. Sự lây nhiễm có thể gây ra những hậu quả nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời, và chúng có thể hoàn toàn bị gạt bỏ nếu có sự chữa trị kịp thời.

Chlamydia có khả năng xảy ra nhiều hơn ở những thanh niên, những người có trên 1 đối tác tình dục. Chúng cũng có thể xuất hiện ở những phụ nữ mắc phải một số căn bệnh tình dục. Một số bác sĩ tin rằng bệnh Chlomydia xuất hiện nhiều hơn ở những phụ nữ dùng phương pháp tránh thai bằng miệng. Một số phương pháp tránh thai, chẳng hạn như nắp cao su, bao cao cu được sử dụng kèm theo với chất diệt tinh trùng có thể giúp tránh khỏi các trường hợp lây nhiễm.

Một trong các biến chứng phức tạp nhất của bệnh chlomydia là bệnh viêm nhiễm khung xương chậu (PID), một bệnh lây nhiễm nguy hiểm ở các cơ quan phía trên bộ phận sinh dục bao gồm tử cung, ống dẫn trứng và thậm chí là cả buồng trứng. Có thể có xuất hiện trường hợp đau ở vùng chậu hoặc chẳng có triệu chứng nào cả. Bệnh PID có thể gây ra do tình trạng lây nhiễm lâu dài mà không được chữa trị khiến nó lan dần ra quanh khu vực xương chậu. Chlamydia là một nguyên nhân chính của bệnh PID. Nếu bệnh PID kéo dài hoặc tái diễn nhiều lần thì sẽ khiến cho bộ phận sinh sản, vòi dẫn trứng và tử cung bị hư hỏng gây nên sự hình thành của bệnh kết dính. Phẫu thuật là một phương pháp nên được tiến hành trong trường hợp này. Nếu như vòi dẫn trứng bị hư hỏng, các mô sẹo có thể làm tăng nguy cơ của trường hợp mang thai ngoài dạ con (vòi dẫn trứng) và khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn (vô sinh).

Bệnh Chlamydia. Trong khi mang thai người phụ nữ có thể truyền nhiễm tới đứa con của mình trong khi chúng đi qua đường sinh sản và âm đạo. Đứa trẻ có từ 20 – 50% mắc bệnh Chlamydia nếu người mẹ cũng mắc bệnh này. Nó có thể gây nên bệnh đau mắt, nhưng cũng rất dễ chữa. Các biến chứng nghiêm trọng hơn nữa bao gồm bệnh viêm phổi, và cần đưa trẻ vào nhập viện.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh lây nhiễm Chlamydia có liên quan đến trường hợp mang thai ngoài dạ con. Và tỷ lệ những người mang thai lệch cũng mắc bệnh Chlamydia là 70%. Nếu một phụ nữ muốn mang thai, cô ta cần phải kiểm tra kĩ về các căn bệnh lây lan qua đường tình dục vì chúng cũng khá dễ chữa.

Xét nghiệm bệnh Chlamydia. Chlamydia có thể được phát hiện bằng việc nuôi cấy tế bào, nhưng như chúng ta đã nói, có hơn nửa các trường hợp lây nhiễm bệnh này không có triệu chứng gì cả. Các triệu chứng thường thấy bao gồm nóng và ngứa ở khu vực sinh dục, khí hư từ âm đạo đau hoặc đi tiểu thường xuyên, hoặc có thể nhức ở vùng chậu. Đàn ông cũng có thể có những triệu chứng như vậy. Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh có thể được tiến hành tại văn phòng của các bác sĩ. Họ có thể cho bạn biết kết quả rất nhanh, thậm chí là trước khi bạn về đến nhà. Chlamydia thường được chữa trị bằng tetracylin nhưng loại thuốc này không nên kê đơn cho các phụ nữ mang thai. Trong khi mang thai, sự lựa chọn tối ưu nhất là erythromycin. Sau khi chữa trị, bác sĩ của bạn có thể làm các thao tác cấy ghép khác để đảm bảo rằng sự lây nhiễm không còn tồn tại. Nếu bạn lo lắng về khả năng lây nhiễm bệnh Chlamydia của mình, hãy thảo luận nó với bác sĩ trong các lần khám thai. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích.

HIV và AIDS

HIV (vi rút suy giảm hệ thống miễn dịch ở người) là một loại viruts có thể gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải); 2 trong 1000 phụ nữ khi bước vào quá trình mang thai có HIV dương tính. Các nghiên cứu cho thấy rằng, người phụ nữ khi bị nhiễm HIV có thể truyền sang con trong tuần thứ 8 của thai kỳ. Một việc rất quan trọng là nên nói với bác sĩ của bạn nếu bạn có HIV dương tính hoặc bạn nghĩ bạn có thể mắc bệnh này.

Con số chính xác của lượng người bị nhiễm HIV vẫn chưa được xác định. Hiện nay con số thống kê ở riêng nước Mỹ về những người bị lây nhiễm là trên 2 triệu người. Dịch bộc phát AIDS ở phụ nữ đã tăng lên 20% trong số các trường hợp kể trên. Bệnh AIDS có thể bỏ rơi các cá nhân dễ bị ảnh hưởng và không có khả năng chống trả các loại lây nhiễm khác nhau. Phụ nữ có nguy cơ cao nhất bao gồm các trường hợp đang hoặc đã sử dụng tiêm chích ma tuý hoặc các trường hợp có đối tác tình dục sử dụng tiêm trích ma tuý, hoặc tham gia vào các hoạt động tình dục mang tính chất lưỡng tính. Những phụ nữ bị mắc các căn bệnh lây lan qua đường tình dục, những người làm nghề mại dâm hoặc những người nhận truyền máu trước khi xét nghiệm cũng có nguy cơ cao. Nếu bạn không chắc chắn lắm về các nguy cơ của mình, hãy tìm kiếm các thông tin cố vấn về việc xét nghiệm vi rút HIV.

Một người phụ nữ bị lây nhiễm HIV có thể không bộc lộ các triệu chứng. Có khoảng thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng, các xét nghiệm không cho thấy sự có mặt của loại vi rút này. Trong tất cả các trường hợp các kháng thể có thể bị phát hiện từ 6 đến 12 tuần sau khi bị nhiễm. Trong một số trường hợp, thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài tới 18 tháng. Một khi xét nghiệm là dương tính, một người có thể vẫn chưa có triệu chứng gì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong tất cả các bệnh nhân mắc bệnh AIDS, có từ 20 đến 30 người không hề có các triệu chứng gì cả.

Không có một bằng chứng nào về sự lây nhiễm thông qua các tiếp xúc bình thường như nước, thức ăn và môi trường. Cũng không có bằng chứng nào về việc vi rút HIV có thể được truyền qua RhoGAM. (xem tuần 16)

Một người mẹ có thể truyền HIV sang cho con trước hoặc trong khi sinh. Chúng ta biết rằng có đến 90% các trường hợp nhiễm HIV ở trẻ em có liên quan đến quá trình mang thai truyền từ mẹ sang cho con trong khi mang thai, khi sinh và khi cho con bú.

Mang thai có thể che giấu đi một số các triệu chứng của bệnh AIDS, và điều này khiến cho việc phát hiện ra căn bệnh khó khăn hơn. Vì căn bệnh sẽ là mối đe doạ nghiêm trọng đối với đứa trẻ khi chưa được sinh ra, nên hãy tìm kiếm các lời tư vấn về tinh thần.

Cũng có một số các thông tin khả quan cho những người phụ nữ bị bệnh AIDS. Chúng ta biết rằng nếu một người phụ nữ trong giai đoạn đầu của bệnh, cô ta có thể có một quá trình mang thai, sinh đẻ hoàn toàn yên ổn. Con của cô ta có nguy cơ bị lây nhiễm trong khi mang thai, trong khi sinh hoặc trong thời gian bú. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ của một người phụ nữ bị lây nhiễm HIV có thể truyền vi rút sang con hiện nay có thể được giảm đáng kể hoặc có thể được loại bỏ hoàn toàn. Nếu cô ta dùng thuốc AZT trong khi mang thai hoặc dùng phương pháp mổ đẻ, cô ta có thể giảm nguy cơ truyền vi rút sang con xuống còn 2%! Các nghiên cứu chưa tìm thấy bất kì một biến chứng dị tật bẩm sinh nào liên quan đến việc sử dụng các loại dược phẩm này. Tuy nhiên nếu việc lây nhiễm không được chữa trị, có khoảng 25% nguy cơ đứa con cũng bị nhiễm vi rút HIV.

Xét nghiệm HIV. Quy trình xét nghiệm bao gồm 2 dạng – xét nghiệm ELISA và xét nghiệm WESTERN BLOT. Xét nghiệm ELISA là xét nghiệm theo phương pháp chiếu chụp. Nếu phát hiện dương tính nó sẽ được xác nhận bằng xét nghiệm WESTERN BLOT. Cả hai loại xét nghiệm đều cần đến xét nghiệm máu để phát hiện các loại kháng thể đối với vi rút, không chỉ bản thân vi rút. Không xét nghiệm nào được coi là dương tính cho đến khi xét nghiệm WESTERN BLOT. Người ta nhận thấy rằng có 99% các trường hợp nhạy cảm và riêng biệt.

HIV/AIDS và việc mang thai. Nếu HIV của bạn là dương tín, hãy tiến hành một số xét nghiệm máu trong khi mang thai. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ của bạn đánh giá được điều kiện thể chất mà bạn có thể đáp ứng được khi mang thai. Cho con bú là việc không được khuyên làm đối với phụ nữ có HIV dương tính.

Mách nhỏ cho tuần 6

Nếu bạn có bất kì một câu hỏi nào trong các lần đi khám thai, hãy gọi điện đến văn phòng của bác sĩ. Hoàn toàn bạn có thể gọi được; một thực tế là, bác sĩ của bạn muốn bạn gọi đến cho họ để có được thông tin chính xác về các phương thuốc. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi các câu hỏi của mình được giải đáp.

Chế độ dinh dưỡng của bạn

Để có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bạn trong khi mang thai, bạn cần phải có những sự lựa chọn kĩ càng về các loại thực phẩm. Bạn không thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn. Ăn những loại thực phẩm đúng quy cách, với liều lượng chuẩn và có kế hoạch. Hãy dùng những loại thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, can xi, magie oxit, axit folic và kẽm. Bạn cũng cần đến các chất xơ và nước để giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến bệnh táo bón.

Một số loại thực phẩm bạn nên dùng, cũng như khối lượng của mỗi loại, được liệt kê ở dưới. Bạn nên đưa các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày. Một số cách để có thể đạt được các nhóm thực phẩm sẽ thảo luận vào các tuần sau. Hãy kiểm tra kĩ những lời bàn về chế độ dinh dưỡng hàng tuần.

Thực phẩm có thể giúp con bạn lớn và phát triển bao gồm:

Bánh mì, ngũ cốc, bột và gạo - tối thiểu 6 lần một ngày.

Hoa quả - 3 đến 4 lần ăn một ngày.

Rau – 4 lần ăn một ngày.

Thịt và các nguồn cung cấp Protein khác – 2 đến 3 lần ăn một ngày.

Các sản phẩm sữa.

Chất béo, đồ ngọt và các loại thực phẩm không có Calo khác – 2 đến 3 lần.

Bạn nên biết

Lần đầu tiên đến khám bác sĩ.

Lần đầu tiên bạn đến khám bác sĩ có thể là lần gặp gỡ lâu nhất. Có rất nhiều điều mà bạn cần phải hoàn thành. Nếu như bạn gặp bác sĩ vào trước thời điểm bạn mang thai, có thể bạn sẽ có một số băn khoăn cần phải thảo luận.

Hãy thật thư giãn khi đưa ra những câu hỏi để có thể nắm bắt được các ý kiến của bác sĩ có liên quan đến những băn khoăn của bạn. Điều này thực sự quan trọng vì quá trình mang thai của bạn đang diễn ra. Trong khi mang thai, việc trao đổi thông tin giữa bạn và bác sĩ là rất quan trọng. Hãy cân nhắc về những lời khuyên của các bác sĩ và bạn cũng phải lý giải được nguyên nhân tại sao. Rất hay nếu bạn có thể chia sẻ cảm giác và ý kiến của bản thân cho họ thấy. Các chuyên gia y tế thường có những kinh nghiệm chắc chắn rất có ích cho bạn trong quá trình bạn mang thai.

Điều gì sẽ xảy ra? Bạn mong đời gì ở lần khám đầu tiên này? Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tất cả các tiền sử bệnh tật của bạn. Điều này sẽ bao gồm những vấn đề về sức khoẻ nói chung và tất cả các vấn đề liên quan đến tiền sử về hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục nữ, cũng như các vấn đề thuộc về sản khoa. Nếu bạn đã từng bị sảy thai, hoặc bạn đã từng đến bệnh viện để phẫu thuật hay bất kì một lý do nào đấy, và đây là những thông tin hết sức quan trọng. Nếu bạn có các vấn đề gì về bệnh tật hãy mang thông tin đó đến với bác sĩ của bạn.

Chuyên gia y tế của bạn cũng muốn biết về tất cả các loại dược phẩm mà bạn đang dùng cũng như các loại dược phẩm mà bạn bị di ứng. Tiền sử bệnh tật của gia đình bạn cũng khá quan trọng, chẳng hạn như sự xuất hiện của bệnh đái đường và các căn bệnh kinh niên khác.

Bạn sẽ được tiến hành các đợt kiểm tra về cơ thể, bao gồm xét nghiệm về khung chậu và mô kính phết. Xét nghiệm này sẽ xác định được kích thước chính xác của tử cung để định được thời gian bạn mang thai.

Các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm có thể được tiến hành trong lần khám thai đầu tiên hoặc trong lần kế tiếp. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy hỏi bác sĩ của bạn. Trong trường hợp bạn nghĩ rằng mình có thể có một thai kỳ mang tính “nguy cơ cao”, hãy trao đổi với bác sĩ.

Trong tất cả các trường hợp bác sĩ thường khuyên bạn quay lại khám sau bốn tuần trong 7 tháng đầu tiên, sau đó là 2 tuần một cho đến tháng cuối cùng, và lại trở về từng tuần một. Nếu có vấn đề này sinh, bạn sẽ có kế hoạch gặp gỡ thường xuyên hơn.

Mách nhỏ cho các ông bố

Hãy mang về nhà những bữa tối mà vợ bạn ưa thích nhất, hoặc bạn có thể tự nấu, trong trường hợp vợ bạn không bị nôn quá nhiều.

Các cách để có thể có một thai nhi khoẻ mạnh

Tất cả các phụ nữ đều muốn có một thai nhi khoẻ mạnh và suôn sẻ. Hẵy bắt đầu từ bây giờ để có thể đảm bảo bạn sẽ có một thai kỳ tốt nhất mà nó có thể! Hãy thử các hướng dẫn dưới đây:

Ưu tiên – hãy kiểm tra về tất cả các điều mà bạn cần cho bản thân và cho đứa con của bạn. Hãy làm những việc cần phải làm, quyết định những việc trong khả năng của mình và hãy để các thứ còn lại ở phía sau.

Lôi kéo vai trò của những người khác trong kỳ mang thai của mình – khi bạn lôi kéo được chồng mình, các thành viên khác trong gia đình và bạn bè quan tâm đến thai kỳ của mình, nó sẽ giúp cho tất cả mọi người có thể hiểu được về tất cả những khó khăn mà bạn đang phải trải qua để từ đó sẽ cảm thông hơn và hỗ trợ được bạn nhiều hơn.

Hãy đối xử với người khác với tất cả sự tôn trọng và tình yêu thương - bạn có thể đang trải qua một thời điểm khó khăn, đặc biệt là trong thời gian đầu của thai kỳ. Có thể bạn sẽ mắc phải bệnh buổi sáng. Có thể bạn sẽ nhận thấy rằng việc điều chỉnh bản thân và vai trò của người mẹ là hết sức khó khăn. Mọi người sẽ hiểu rõ hơn về tất cả những điều đó nếu như bạn giành thời gian để giãi bày những cảm xúc của mình với họ. Hãy bày tỏ sự tôn trọng và biết ơn với sự quan tâm của họ. Nên đối xử với họ bằng sự thân ái và tình yêu thương để có được những điều đó từ họ.

Tạo ra một ký ức – nó sẽ khiến bạn phải lên một số kế hoạch nhưng thực sự nó rất có giá trị. Khi bạn đang mang thai có vẻ như điều này sẽ diễn ra mãi về sau này. Tuy nhiên, phát biểu bằng những kinh nghiệm sẵn có chúng tôi có thể nói với bạn rằng thực sự nó diễn ra rất nhanh và chẳng mấy chốc sẽ trở thành kí ức của bạn. Từng bước hãy viết ra những thay đổi đang diễn ra trong cuộc sống của bạn tại thời điểm bây giờ. Hãy lôi kéo chồng bạn vào tất cả những thay đổi đó. Gợi cho anh ta bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc thực của mình. Chụp cả ảnh của anh ta nữa! Bạn sẽ có thể cùng nhau nhìn lại được những chặng đường đã qua, chia sẻ cùng chồng mình những bước thăng trầm, và trong những năm tiếp theo con bạn sẽ chính là niềm vui mà bạn đã kì công tạo ra.

Hãy thư giãn bất cứ khi nào có thể - giảm bớt tất cả những căng thẳng của bạn trong cuộc sống vào thời điểm bây giờ là rất quan trọng. Hãy làm những điều mà có thể giúp bạn thư giãn, tập trung vào những cái gì được coi là quan trọng ngay từ bây giờ.

Tận hưởng khoảng thời gian chuẩn bị - thai kỳ của bạn sẽ rất chóng vánh trôi qua, và bạn sẽ là một người mẹ mới, với tất cả trách nhiệm của một người mẹ và một người vợ! Có thể bạn sẽ còn một số trách nhiệm khác nữa trong công việc và cuộc sống cá nhân. Đây là thời điểm mà bạn nên tập trung vào cuộc sống vợ chồng và một số thay đổi mà bạn sẽ phải trải qua trong một tương lai gần.

Hướng tới sự lạc quan – có thể bạn sẽ phải lắng nghe những điều không hay từ phía bạn bè hoặc những thành viên trong gia đình, chẳng hạn như những câu chuyện kinh dị và những câu chuyện buồn. Hãy bỏ qua tất cả mọi thứ đó. Hầu hết tất cả các thai kỳ đều tốt đẹp!

Không ngần ngại khi yêu cầu giúp đỡ - việc mang thai của bạn cũng rất quan trọng đối với người khác. Bạn bè hoặc gia đình sẽ cảm thấy rất vui nếu bạn chia sẻ với họ.

Tìm hiểu thông tin – ngày nay có rất nhiều nguồn thông tin mà bạn có thể tìm kiếm chẳng hạn như sách, tạp chí, chương trình ti vi, các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và internet.

Hãy luôn mỉm cười - bạn là một phần rất quan trọng trong một phép màu nhiệm rất đặc biệt đang xảy ra đối với bạn và với chồng mình!
WikiPhununet
Xem tiếp tuần thứ 7

Mang thai tuần thứ 5

Bạn giờ đã mang thai được 4 tuần (hoặc bước sang tuần thứ 5 nếu bạn thích tính theo cách này), mầm sống mới đã thực sự hiện hữu trong cuộc đời của bạn. Bạn cần phải thích nghi với sự thay đổi kỳ diệu này thế nào đây?
Sự phát triển của bé yêu

Quả bóng tế bào đang phân chia không ngừng trong tử cung của người mẹ lúc này đã là một phôi mầm, có kích thước bằng hạt táo.

Bước sang tuần thứ 5 là thời điểm đặc biệt then chốt đối với sự phát triển của bé.

Phôi mầm lúc này đã được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể. Ở 2 bên vùng gọi là đầu đã có 2 “mẩu” nhỏ xíu mà sau này sẽ trở thành đôi tai.

Ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, xương sống và các nơron thầnh kinh đang phân chia không ngừng. Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển. Đã có khởi thủy của phổi, ruột cũng như hệ bài tiết. Cùng lúc đó, dây nhau và dây rốn sơ khởi được hình thành, có nhiệm vụ chuyển các dưỡng chất và ôxy từ mẹ sang bé... bắt đầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Nếu bạn chưa dùng que thử thai thì đây cũng là thời điểm thích hợp để biết chính xác bạn có mang thai không (nếu không thấy “đỏ đèn”).

Mang thai tuần thứ 5

Sự thay đổi của người mẹ

Nếu việc mang thai là ngoài ý muốn thì đây là thời điểm bạn nghi ngờ mình đã “dính” bầu. Đừng lo lắng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ nhất những việc cần làm. Nếu bạn thử que mà không thấy lên thì bạn có thể thử lại vào sớm hôm sau, khi vừa ngủ dậy.

Còn nếu đây là kế hoạch đã được định trước, bạn có thể bắt đầu tập luyện một chút. Nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng luyện tập sẽ giúp săn chắc các múi cơ, tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể. Nó còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả (đặc biệt là khi bạn đang trong tình trạng thừa cân). Hãy chọn các loại vận động an toàn, phù hợp với các bà bầu như đi bộ, bơi lội.

Bạn cũng có thể tập một số động tác yoga đơn giản, tốt nhất là theo các lớp yoga dành cho bà bầu, nơi có những người hướng dẫn tập chuyên nghiệp.

Lưu ý là không vận động quá sức.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này ngực của bạn bắt đầu có sự thay đổi theo xu hướng lớn dần. Vì vậy nên mặc áo lót dành cho dân thể thao vào tất cả mọi thời điểm trong ngày để giữ cho bầu ngực luôn gọn và đẹp.

Hoạt động cộng đồng

Đã đến lúc công bố với mọi người rằng bạn có bầu? Vâng, và hãy tham gia vào nhóm các bà mẹ cũng đang ở cùng giai đoạn như bạn để chia sẻ kinh nghiệm.

Những việc cần lưu tâm

Bạn có thể làm việc trong suốt giai đoạn bầu bí? Hãy tìm hiểu về độ an toàn của công việc bạn đang làm, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên tiếp xúc tới tia X, hóa chất hay các công việc đòi hỏi sự nỗ lực lớn.

Bạn có cần phải uống các vitamin bổ sung trong giai đoạn thai kỳ?

Sự xóc nảy hay chạy nhảy có an toàn với bạn trong suốt quá trình mang thai?

Bạn cảm thấy hơi nhức đầu? Hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn hoa mày chóng mặt và choáng ngất.

Những lo lắng thường gặp

Tôi cần vượt qua những bực bội do thai nghén như thế nào? Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén? Hay cảm giác quá mệt mỏi chân như muốn khuỵu xuống? là những câu hỏi phổ biến của giai đoạn này.

Bạn hãy đảm bảo mình luôn được nghỉ ngơi, uống nhiều các loại nước không chứa cafein như nước tinh khiết, nước dừa, nước chanh tươi, trà thảo dược và nước hoa quả.

Nếu mang bầu vào thời điểm mùa hè nóng bức, bạn có thể sẽ hứng thú với sữa đã tách bơ, nó không chỉ giúp cơ thể chống mất nước mà còn cung cấp canxi cho cơ thể, một vi chất rất cần thiết trong giai đoạn này.

Đối với tình trạng ốm nghén, bạn có thể dựa trên kinh nghiệm bản thân như thử ngửi hoặc ăn chanh, cho thêm gừng vào trà, dùng liệu pháp vi lượng đồng căn... Không có cách chống nghén chung cho tất cả các bà bầu trong giai đoạn này bởi phản ứng của cơ thể mỗi người đối với sự xuất hiện của mầm sống là rất khác nhau.

Nếu là người ăn chay hay mắc bệnh thiếu máu, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Thu Trang
Theo BCC - dantri.com
Xem tiếp tuần thứ 6