Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Bầu biết gì về nhau bám thấp?

Khi mang thai, nghe đến cụm từ “nhau bám thấp” các mẹ bầu thường rất hoảng sợ, bởi nghe đồn là nguy hiểm lắm. Trong thực tế, có không ít trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối của thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.
Dù vậy, nhau bám thấp gây ảnh hưởng đến khoảng 5% mẹ bầu vào tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ và cũng được cảnh báo là một trong những tình trạng nguy hiểm của thai kỳ.
1. Nhau bám thấp là gì?
Nhau bám thấp là tình trạng bánh nhau bám vào gần lỗ trong cổ tử cung. Khi chuyển dạ hoặc có cơn gò tử cung, phần cơ tử cung ở đoạn dưới (gần cổ tử cung) sẽ giãn ra. Trong khi đó, bánh nhau không giãn đồng bộ, vì thế sẽ xuất hiện tình trạng bóc tách bánh nhau ra khỏi niêm mạc tử cung, gây chảy máu.
Nếu máu chảy nhiều, mẹ bầu có thể mất máu nặng dẫn đến trụy mạch, choáng và không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Thai nhi có nguy cơ sinh non tháng sẽ gặp khó khăn trong việc nuôi dưỡng.
Nhau bám thấp thường gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, ngôi thai không thuận (ngôi mông hoặc ngôi ngang).
Tình trạng ở những bà bầu dưới 20 tuần do đoạn tử cung phía dưới chưa hình thành nên bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung có thể nhìn thấy qua siêu âm. Khi thai nhi lớn dần, đoạn dưới thành lập, kéo dài phần cơ tử cung ở gần cổ tử cung ra, bánh nhau “di chuyển” lên cao. Vì thế, có nhiều trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối kỳ bánh nhau ở xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.
Mẹ bầu nên khám định kỳ để theo dõi. Ảnh minh họa: Internet
2. Những yếu tố nguy cơ nhau bám thấp
Nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định, bình thường nhau bám ở vùng đáy tử cung. Y học cho rằng khi sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc đáy tử cung bị giảm sút, nhau sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt này, vì vậy bánh nhau sẽ tràn xuống đoạn dưới gần cổ tử cung.
Một số yếu tố khác như: mẹ lớn tuổi, sinh dày, mổ lấy thai nhiêu lần… cũng sẽ có nguy cơ nhau bám thấp cao hơn.
Để hạn chế nhiều nguy cơ cho mẹ được chẩn đoán là nhau bám thấp, mẹ cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, ăn uống bồi dưỡng, kiêng quan hệ tình dục. Nên khám định kỳ để theo dõi xem nhau thai có di chuyển lên phía trên hay không. Đồng thời bầu cũng cần thăm khám thường để bác sĩ có thể chỉ định việc sinh thường hay sinh mổ nhằm tránh việc xuất huyết quá mức, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Bố mẹ sinh con thông minh nhất ở độ tuổi nào

Những nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra khi bố chúng đang ở độ tuổi từ 30-35 và mẹ ở tuổi 23-30 sẽ có trí thông minh vượt trội hơn những đứa trẻ khác.
Độ tuổi người mẹ: 23 – 30 tuổi
Đây là độ tuổi lý tưởng nhất cho việc lâm bồn của người phụ nữ. Thời điểm này, phát triển của cơ thể đã hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, nguy cơ đột biến ít nhất, thai nhi phát triển tốt nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp… gần như không có.
Hơn nữa, ở độ tuổi này kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh cũng khá "chín muồi", điều kiện kinh tế đầy đủ, tâm lý sẵn sàng để sinh con… do vậy có kiến thức khoa học và khả năng chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn.
Bố mẹ sinh con thông minh nhất ở độ tuổi 23 -30
23 - 30 là độ tuổi lý tưởng nhất cho việc lâm bồn của người phụ nữ. Ảnh: Getty Images
Nếu cơ thể người mẹ quá non hoặc quá già, thai nhi sẽ phải đấu tranh để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.
Độ tuổi của người bố: 30 – 35 tuổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra khi bố chúng đang ở độ tuổi từ 30 - 35 luôn ưu tú, vượt trội hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
Độ tuổi 30, chất lượng "đội quân tinh binh" của đấng mày râu ở đỉnh cao phong độ. Chất lượng đó vẫn được đảm bảo trong 5 năm kế tiếp.

Ở đây, các nhà khoa học vô cùng coi trọng yếu tố gen di truyền. Sở dĩ đứa trẻ chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác của cha mẹ chúng là do các gen di truyền. Tinh trùng ông bố khỏe mạnh thì chắc chắn đứa trẻ được sinh ra cũng vô cùng thông minh và khỏe mạnh.
Chọn độ tuổi sinh con thích hợp để con bạn thông minh hơn
Chọn độ tuổi sinh con thích hợp để con bạn thông minh hơn. Ảnh: Getty Images
Tuổi kết hôn tốt nhất để sinh con thông minh: người bố lớn hơn người mẹ 7 tuổi
Nghiên cứu cho rằng, người đàn ông nhiều tuổi hơn sẽ có trí lực phát triển toàn diện, di truyền lại cho thế hệ sau nhiều gen tốt hơn. Người mẹ trẻ trung đang dồi dào sức sống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi khỏe mạnh và thông minh

Phương pháp tính sinh con trai hay con gái theo cổ học Đông Phương

Việc sinh con trai hay con gái là do lẽ tự nhiên của tạo hóa. Song nhiều gia đình vì nhiều lý do khác nhau, có nhu cầu lựa chọn giới tính cho con. Một trong những lý do đó là nhiều gia đình sinh con một bề muốn cho “có nếp có tẻ”, muốn có con trai nối dõi tông đường, do đó nảy sinh ý muốn sinh con theo giới tính đã định sẵn.
Dưới đây là những phương pháp tính toán sinh con trai hay con gái còn lưu truyền trong dân gian thuộc cổ học Đông Phương. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, còn con trai hay con gái thì đều là con, đều mang lại những niềm vui to lớn cho cả gia đình phải không bạn?
Phương pháp thứ nhất
Lấy tuổi vợ chồng theo tuổi âm lịch cộng lại. Sau đó lấy tổng trừ đi 40. Nếu số dư trên 40 tiếp tục trừ đi 40. Lấy số dư còn lại đầu tiên trừ đi cho 9. Tiếp tục trừ 8, lại trừ 9, rồi trừ 8… cho đến khi số dư nhỏ hơn hoặc bằng 8, 9 thì thôi.
Kết quả:
- Hiệu số cuối cùng còn lại là số chẵn thì cấn bầu trong năm, sinh trong năm là con trai. Ngược lại, cấn bầu ngoài năm, sinh trong năm là con gái.
- Hiệu số cuối cùng còn lại là số lẻ thì cấn bầu trong năm, sinh trong năm là con gái. Ngược lại, cấn bầu ngoài năm, sinh trong năm là con trai.
Ví dụ như sau:
Tuổi chồng 37. Tuổi vợ 32. Cộng lại: 37 + 32 = 69.
69 – 40 = 29.
29 – 9 = 20.
20 – 8 = 12.
12 – 9 = 3.
Theo kết quả này 3 là số lẻ, nếu hai vợ chồng này cấn bầu trong năm và sinh trong năm sẽ là con gái. Ngược lại, cấn bầu trong năm nay và sinh trong năm tới sẽ sinh con trai.
Phương pháp thứ hai
Phương pháp này bắt đầu từ một bài ca lưu truyền sau đây:
49 từ xưa đã định rồi
Cộng vào tháng đẻ để mà chơi
Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy
Thêm vào 19 để chia đôi
Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn
Chẵn trai, lẻ gái đúng mười mười.
Như vậy theo lời bài ca trên, nếu chúng ta gọi tháng sinh là “n”, tuổi mẹ là “M” thì sẽ có bài toán là:
(49 + n – M + 19) : 2
Giản lược công thức trên, ta có:
(68 + n – M) : 2
Ví dụ như sau:
Mẹ 32 tuổi, sinh con tháng 9 âm lịch. Thay vào công thức trên ta có: n = 9; M = 32.
(68 + 9 – 32) : 2 = 22.5
22.5 là số lẻ. Theo phương pháp này, bà mẹ 32 tuổi sinh vào tháng 9 thì sẽ là con gái.
Phương pháp thứ ba
Tương truyền, có một bảng tổng kết của các quan Thái Giám trong cung đình xưa theo Lịch Vạn Sự về “tháng thụ thai sinh trai hay gái” như sau:
phương pháp tính sinh con trai hay con gái theo cổ học Đông Phương
Theo bảng này, bạn xem cột tuổi của người mẹ phía trên từ 18 đến hết 40. Cột dọc bên trái ứng với tháng thụ thai. Nếu rơi vào ô có dấu “+” là sinh con trai, dấu “0” là sinh con gái.
Cách kết hợp ba phương pháp
Ba phương pháp trên được lưu truyền trong dân gian và khó kiểm định tính hiệu quả của chúng. Theo đó, bạn có thể dựa vào để tính con trai hay con gái như sau:
- Phương pháp 1 để tính năm sinh con theo ý muốn.
- Phương pháp 2 để tính tháng sinh con theo ý muốn.
- Phương pháp 3 để tính tháng cấn bầu để sinh con theo ý muốn.
Trước hết, bạn áp dụng phương pháp thứ nhất để xác định một cách tổng quát nên cấn bầu và sinh con trong năm hay cấn bầu năm nay và sinh trong năm tới.
Sau đó áp dụng phương pháp thứ 2 để chọn tháng sinh. Giả thiết rằng bạn cần một con số chẵn để sinh con trai, thì khi tuổi mẹ lẻ, chọn tháng sinh lẻ và ngược lại thì kết quả của công thức trên sẽ cho ra một số chẵn.
Sau khi xác định được tháng sinh (là lẻ hoặc chẵn), lúc đó bạn áp dụng phương pháp thứ 3. Giả thiết tháng sinh lẻ, bạn sẽ chọn trong bảng tháng thụ thai thích hợp với tháng lẻ hoặc chẵn cần tìm.
Sinh trai hay gái vẫn là lẽ tự nhiên của tạo hóa
Sinh trai hay gái vẫn là lẽ tự nhiên của tạo hóa. Ảnh: Parenting
Dưới đây là một ví dụ để bạn dễ hiểu:
Chồng 31, vợ 27 tuổi, giả thiết rằng vợ chồng này muốn sinh con trai.
- Ứng dụng phương pháp thứ I
Cộng tuổi vợ chồng: 31 + 27 = 58/ 58 – 40 = 18/ 18 – 9 = 9/ 9 – 8 = 1.
Kết quả số dư = 1 là số lẻ. Nếu sang năm, vợ chồng thêm tuổi (mỗi người cộng thêm 1 tuổi là 2 tuổi) sẽ có số dư là 3 cũng là số lẻ. Nếu có thai và sinh con trong năm sẽ là con gái, ngoài năm sẽ là con trai.
Vậy nếu cặp vợ chồng muốn sinh con trai thì phải có bầu trong năm nay và sinh vào năm sau.
- Ứng dụng phương pháp thứ II
Sauk hi xác định năm sinh ở trên, vợ chồng áp dụng phương pháp II để chọn tháng sinh như sau:
(68 + n – M) : 2.
Tuổi mẹ ở đây là 27. Như vậy M = 27. Thay vào công thức trên bạn có:
(68 + n – 27) : 2 = (41 + n) : 2
Theo công thức trên, để thỏa mãn tháng sinh chẵn sinh con trai thì phải chọn tháng sinh lẻ.
Ví dụ sinh tháng 7: (41 + 7 ) : 2 = 24.
- Ứng dụng phương pháp 3
Sau khi xác định phải sinh trong tháng lẻ và phải cấn bầu trong năm nay (mẹ 27 tuổi), và sinh năm sau (28 tuổi), bạn tra bảng trên để tìm một tháng lẻ trong năm 28 tuổi (Như 1 - 3 - 7) và tính lùi 9 tháng để rơi vào một tháng cấn bầu thích hợp có dấu (+).
Cụ thể như sau: Nhìn vào cột ngang ô người mẹ 28 tuổi (giả thiết năm hiện tại là 27, sinh vào sang năm là 28), tháng lẻ có khả năng sinh con trai theo phương pháp II là 1, 3, 5, 7.
Trường hợp chọn sinh con vào tháng Giêng năm 28 tuổi thì sẽ cấn bầu vào tháng 5 năm 27 tuổi. Theo bảng này, cấn bầu vào tháng 5 năm 27 tuổi có khả năng sinh con trai (dấu +).
Trường hợp chọn tháng Ba sinh con thì cấn bầu vào tháng 8 năm 27 tuổi, bảng cho biết có khả năng sinh con trai (dấu +).
Trường hợp bạn chọn sinh tháng Năm thì cấn bầu vào tháng 10 năm 27 tuổi, bảng cho biết có khả năng sinh con gái (Dấu 0), không thỏa mãn nhu cầu của giả thiết trên.
Như vậy, theo cách tính này, để sinh con trai, người mẹ cần cấn bầu vào tháng 5 hoặc tháng 8 năm 27 tuổi và sinh vào năm 28 tuổi.
Trên đây chỉ là cách tính để bạn tham khảo, nói là cho vui cũng được. Còn chuyện sinh con trai hay gái vẫn là lẽ tự nhiên của tạo hóa, quan trọng là em bé ra đời khỏe mạnh và phát triển tốt mẹ nhé.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Làm gì khi sữa ra nhiều

Bất cứ bà mẹ nào cũng mong có sữa nhiều để cho con bú, song khi sữa mẹ ra quá nhiều không chỉ gây nôn trớ, nghẹn thở cho bé khi bú, mà còn gây ra không ít phiền phức cho mẹ. Vậy phải làm thế nào đây?
Làm chậm dòng sữa
Với hiện tượng sữa về nhiều, trước hết mẹ chuẩn bị sẵn một chiếc khăn mềm (dạng khăn sữa) để thấm khô vùng ngực mỗi lúc cần thiết. Những hướng dẫn sau sẽ giúp mẹ làm chậm lại dòng sữa của mình:
- Ngay sau khi vừa ngậm ti, nếu thấy bé ngấu nghiến tu ti nhưng có hiện tượng thở gấp, há to miệng do dòng sữa về nhiều, mẹ hãy tìm cách đưa bé rời khỏi ti mẹ một lúc. Đợi cho đến khi dòng chảy của sữa chảy đều và từ tốn hơn, bạn mới nên cho bé bú lại.
- Chỉ cho bé bú một bên ngực trong mỗi cử bú. Như vậy bé vừa bú được trọn vẹn lượng sữa, vừa chỉ bị hiện tượng sữa ra ào ạt một lần trong những phút đầu bú sữa.
- Ấn nhẹ vào vùng núm vú trong lúc cho bé bú để làm giảm dòng chảy khi sữa đang chảy nhiều ra.
- Thay đổi vị trí và tư thế bú của em bé. Thay vì luôn bú nằm, tư thế ngồi bú có thể làm cho dòng chảy lớn của sữa mẹ thành những tia nhỏ hơn.
- Tư thế thuận lợi nhất để hạn chế dòng sữa chảy mạnh khi cho bé bú là mẹ ngồi dựa lưng vào tường hoặc nằm thẳng rồi để bé nằm trên người và bú.
- Bơm sữa trước khi cho bé bú và chờ tới khi những dòng chảy lớn chậm lại bạn mới nên cho bé ti.
Bất cứ bà mẹ nào cũng mong có sữa nhiều để cho con bú. Ảnh: Internet
Hạn chế chảy, rỉ sữa bất thường
Xuống sữa là một tiến trình vật lý liên quan đến bộ não. Bạn sẽ nhận thấy ngực mình xuống sữa nhiều hơn khi nghĩ tới em bé, nói chuyện về em bé hoặc nghe thấy tiếng em bé khóc. Thông thường, sữa xuống một cách tự phát, không cố định và có thể vào bất cứ thời gian nào. Vì vậy mẹ có thể thường bị chảy sữa, rỉ sữa ở ngay nơi công cộng và gây ra không ít bất tiện. Những hướng dẫn sau sẽ giúp mẹ phần nào tránh được hiện tượng này.
- Mẹ nên mang theo người, đặt ở gần giường ngủ những miếng lót chuyên dụng để dán vào vùng ngực những khi cần thiết. Tránh những miếng lót có chất liệu nhựa hoặc không có tác dụng thấm nước, gây ẩm ướt vùng ngực hoặc khiến ngực bị dị ứng.
- Nếu nhận thấy bị ra sữa quá nhiều, hãy dùng thêm một tấm gạc nữa lót ngực, hoặc lót thêm một miếng mỏng ở dưới ga giường, vị trí mẹ nằm ngủ. Sữa thấm ra ga giường có thể khiến khó giặt, khó tẩy, làm bẩn tấm ga của hai mẹ con.
- Nếu phải đi ra ngoài, mẹ nên chọn áo ngoài tối màu để ngụy trang cho việc chảy sữa.
- Việc bơm sữa càng kích thích sữa chảy ra, nên mẹ đừng cố bơm để hạn chế việc chảy sữa.
- Mẹ có thể gây sức ép lên vùng nhũ hoa để hạn chế việc rỉ sữa, bằng cách ấn mạnh tay lên núm vú hoặc ấn cả bàn tay lên vùng ngực. Tuy nhiên cách này không nên áp dụng trong những tuần đầu mới sinh, vì nó không kích thích sữa chảy ra, thậm chí có thể gây mất sữa.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

5 bí kíp chống đầy hơi cho bé sơ sinh

Bé sơ sinh thường khó tự đẩy khí thoát ra ngoài hơn, các bé thường gặp tình trạng đầy hơi khó chịu, thậm chí cả chuột rút. Thật may mắn là mẹ có thể áp dụng vài bí kíp dưới đây để giúp bé yêu nhé.
Mẹ có thể giúp bé tránh tình trạng đầy hơi khó chịu. Ảnh minh họa: Internet
1. Vỗ lưng bé thường xuyên
Đừng chờ đợi cho đến khi ăn xong mới vỗ lưng bé để đẩy không khí thoát ra ngoài mẹ nhé. Những lúc bé bắt đầu ăn chậm lại, hãy dành một hoặc hai phút giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng. Nhờ cách này, con mới có thể đẩy khí thừa ra ngoài cho bụng nhẹ nhàng hơn.
2. Giúp bé cử động
Mẹ hãy đặt bé nằm nằm ngửa và di chuyển chân bé từ trong ra ngoài, như thể bé đang đi xe đạp. Chuyển động như vậy sẽ phá vỡ bất kỳ túi khí nào gây ra cảm giác khó chịu cho bé.
3. Chườm khăn ấm
Các khí thừa dồn lên có thể gây ra chuột rút, làm bé của bạn thậm chí còn khó chịu hơn. Mẹ hãy nới lỏng các cơ bắp dạ dày và để cho khí thoát ra bằng cách đặt một chiếc khăn ấm vào bụng của con nhé.
4. Thể dục phần bụng bé
Mỗi ngày mẹ nên dành một khoảng thời gian luyện tập và massage bụng cho bé. Hoạt động này hữu ích cho việc hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa bất kỳ khó chịu nào có thể xảy ra cho bé.
5. Thay đổi cách cho bé ăn
Một thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn ở bé. Nếu mẹ đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với bé bú bình, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để bé không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé mẹ nhé.

3 tháng đầu thai kỳ: Những dấu hiệu nguy hiểm

Nếu bạn đang mang thai đứa con đầu lòng, bạn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và đôi khi nếu không đủ kiến thức cần thiết, bạn sẽ không biết khi nào thai kỳ đang gặp trục trặc. Hầu hết các mẹ bầu sẽ trải qua 3 tháng đầu hoàn toàn khoẻ mạnh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bạn sẽ gặp những bất trắc.
Dưới đây là những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng đầumangthai, nếu gặp phải bạn cần phải gặp bác sĩ ngay.
3 tháng đầu thai kỳ: Những dấu hiệu nguy hiểm
Nếu bạn đang mang thai đứa con đầu lòng, bạn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Ảnh: Getty Images
Buồn nôn, nôn ói quá nhiều
Dấu hiệu: Đó là dấu hiệu bình thường nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói một chút trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị nôn ói quá nhiều. Theo các chuyên gia, buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Khi bị nôn ói quá nhiều, mẹ bầu nên nhập viện để điều trị tình trạng mất nước và kiểm soát các cơn buồn nôn. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng, buồn nôn và nôn ói là dấu hiệu phổ biến 3 tháng đầu mang thai. Thông trường, triệu chứng này sẽ biến mất vào quý thứ 2. Và hầu như các mẹ bầu đã bị ốm nghén vẫn có thai kỳ phát triển bình thường.
Chảy máu âm đạo
Dấu hiệu: Mẹ bầu có thể phát hiện thấy một vài đốm máu nhỏ ở quần chíp, đó là hiện tượng bình thường trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều hoặc ra liên tục trong 2 giờ liền thì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Trong trường hợp này, máu thường có màu đỏ tươi.
Nếu mẹ bầu bị chảy máu và đau bụng kèm hiện tượng chuột rút – đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Trong trường hợp chảy máu âm đạo kèm đau bụng dưới dữ dội có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Tất cả những trường hợp này đều vô cùng nguy hiểm.
Khi phát hiện những triệu chứng trên, mẹ bầu cần gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ làm siêu âm, xét nghiệm để phát hiện nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp chỉ thấy xuất hiện đốm máu nhỏ thì không có vấn đề gì đáng ngại. Mẹ bầu chỉ cần quan tâm khi thấy hiện tượng này đi kèm chứng chuột rút, đau bụng.
Ngứa “vùng kín”
Dấu hiệu: Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.
Mẹ bầu đừng e ngại mà hãy nói ngay với bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Điều trị bệnh nhiễm trùng vùng kín khi bầu bí càng sớm càng tốt các mẹ nhé!
Sốt cao
Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang thai ba thang dau
Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời.
Ảnh: Getty Images
Dấu hiệu: Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng - ảnh hưởng xấu đến em bé.
Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.
Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn đang gặp phải như cúm, phát ban, đau khớp… để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.
Hoa mắt, chóng mặt
Dấu hiệu: Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, đó là dấu hiệu cần cẩn trọng.
Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên mẹ bầu nhé!
Đau đầu dữ dội, xuất hiện nhiều vết sưng
Dấu hiệu: Nếu bạn thấy đầu mình đau nhẹ trong những tháng đầu mang bầu. Hoặc bạn vẫn có những cơn đau nửa đầu thì hiện tượng này không có gì đáng lo. Bàn chân và mắt cá chân mẹ bầu bị sưng vì phù nề, giữ nước cũng vẫn là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đau đầu triền miên, ăn không ngon, ngủ không yên. Đồng thời bàn tay, mặt của bạn cũng sưng húp lên thì có thể bạn mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra khi mang thai do huyết áp quá cao).
Bạn nên yêu cầu bác sĩ thăm khám cẩn thận, đặc biệt khi bạn nhận thấy có dấu hiệu tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ, thị lực bị giảm đi kèm.
Đau buốt khi đi tiểu
Dấu hiệu: Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và gây sinh non.
Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.

8 nguyên tắc ăn uống của mẹ cho con bú

Với các mẹ đang cho con bú, việc ăn uống vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mà mẹ cung cấp cho con. Vì thế mẹ hãy tham khảo một số mẹo về ăn uống thông minh để luôn đảm bảo mẹ khỏe bé khỏe như dưới đây nhé.
Với các mẹ đang cho con bú, việc ăn uống vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa: Internet
1. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm tốt nhất cho mẹ đang cho con bú là những loại thực phẩm chưa qua chế biến và thêm phụ gia bởi bước chế biến này sẽ làm mất đi lượng vitamin, các khoáng chất và chất chống oxy hóa quý giá. Vì vậy, các loại rau quả xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành và sữa ít béo đều là những lựa chọn thông minh cho mẹ.
2. Không quên bổ sung nước
Mẹ có con nhỏ thường không được ngủ đủ giấc, việc này có thể khiến cơ thể bị mất nước cũng giống như khi bạn uống ít nước vậy. Vì thế cần chú ý bổ sung nước đầy đủ.
Nếu bạn ngại uống nước trắng, thì hãy thử thay thế bằng nước dừa hay ăn dưa hấu. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm cam, dâu, dưa chuột hay cần tây bởi các loại rau quả này đều có thể dễ dàng bổ sung nước cho cơ thể.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali như mơ sấy khô, chuối, rau lá xanh, khoai tây hay đậu lima bởi chũng có khă năng điều chỉnh khả năng giữ nước của cơ thể.
3. Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên mẹ đang cho con bú nên ăn thành nhiều bữa, cụ thể là nên ăn nhẹ cách khoảng 2-3 tiếng một lần để liên tục duy trì năng lượng cho cơ thể.
4. Dùng thức ăn nóng ấm
Có thể bạn chưa biết nhưng khi mang thai, sự phát triển của thai nhi khiến cơ thể mẹ thường xuyên bị nhiệt và cảm thấy nóng hơn. Do vậy, sau khi sinh con, mẹ nên chọn các món hầm, món súp hay mì ống để cân bằng lại cơ thể.
5. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn trong tủ lạnh
Nếu công việc của bạn khá bận rộn và khó có thời gian để chuẩn bị các món ăn mỗi ngày thì cũng có thể chuẩn bị trước thịt hầm, súp hay nấu đông và đóng băng trên ngăn đá của tủ lạnh để dùng sau. Như vậy bạn hoàn toàn có thể thưởng thức những món ăn cần nấu cầu kỳ và tốn nhiều thời gian này chỉ sau ít phút làm nóng lại trong lò vi sóng.
Mẹ cho con bú cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Internet
6. Nhớ bổ sung vitamin
Nhiều mẹ cho rằng chỉ khi mang thai mới cần bổ sung nhiều vitamin hơn, tuy nhiên thực tế thì cơ thể mẹ sau sinh, đặc biệt là mẹ đang cho con bú cũng cần được chú ý cung cấp vitamin như trong thai kỳ.
Một ly sinh tố có lẽ cũng là cách tương đối hoàn hảo và khá đơn giản để cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin cũng như chất dinh dưỡng. Yến mạch, rau xanh và hạt chia có thể xay kết hợp với trái cây hay sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ đấy.
7. Bổ sung chất xơ
Đừng nghĩ rằng sau khi sinh con thì tình trạng táo bón trong thai kỳ sẽ kết thúc nhé, bởi việc cho con bú cũng khiến cơ thể mẹ rất dễ dàng bị nhiệt y như lúc mang thai vậy.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ bằng cách sử dụng một số loại thực phẩm rất dễ tìm như yến mạch, quả sung, quả táo (cả vỏ), lê, gạo lứt, đậu đen, hay củ cải xanh.
8. Bổ sung chất sắt
Rong biển chứa hàm lượng cao sắt – một khoáng chất vô cùng quan trọng cho cơ thể mẹ. Một gợi ý cho mẹ ngại vị tanh của rong biển là món sushi chín. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng tảo biển bởi chúng cũng là một nguồn cung cấp sắt khá dồi dào.