Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Giới thiệu 300 tên cho bé gái gây sốt năm 2015

Các mẹ cùng đặt tên con gái năm 2015 thật hay và phù hợp với mình nhé
Vần A
1. Hoài An: cuộc sống của con sẽ mãi bình an
2. Huyền Anh: tinh anh, huyền diệu
3. Thùy Anh: con sẽ thùy mị, tinh anh.
4. Trung Anh: trung thực, anh minh
5. Tú Anh: xinh đẹp, tinh anh
6. Vàng Anh: tên một loài chim
Vần B
7. Hạ Băng: tuyết giữa ngày hè
8. Lệ Băng: một khối băng đẹp
9. Tuyết Băng: băng giá
10. Yên Bằng: con sẽ luôn bình an
11. Ngọc Bích: viên ngọc quý màu xanh
12. Bảo Bình: bức bình phong quý
Vần C
13. Khải Ca: khúc hát khải hoàn
14. Sơn Ca: con chim hót hay
15. Nguyệt Cát: ngày mồng một của tháng
16. Bảo Châu: hạt ngọc quý
17. Ly Châu: viên ngọc quý
18. Minh Châu: viên ngọc sáng
19. Hương Chi: cành thơm
20. Lan Chi: cỏ lan, cỏ chi, hoa lau
21. Liên Chi: cành sen
22. Linh Chi: thảo dược quý hiếm
23. Mai Chi: cành mai
24 Phương Chi: cành hoa thơm
25. Quỳnh Chi: cành hoa quỳnh
26. Hiền Chung: hiền, chung thủy
27. Hạc Cúc: tên một loài hoa
150 tên đẹp vần A-N cho bé gái 2014 – 1
Vần D
28. Nhật Dạ: ngày đêm
29. Quỳnh Dao: cây quỳnh, cành dao
30. Huyền Diệu: điều kỳ lạ
31. Kỳ Diệu: điều kỳ diệu
32. Vinh Diệu: vinh dự
33. Thụy Du: đi trong mơ
34. Vân Du: Rong chơi trong mây
35. Hạnh Dung: xinh đẹp, đức hạnh
36. Kiều Dung: vẻ đẹp yêu kiều
37. Từ Dung: dung mạo hiền từ
38. Thiên Duyên: duyên trời
39. Hải Dương: đại dương mênh mông
40. Hướng Dương: hướng về ánh mặt trời
41. Thùy Dương: cây thùy dương
Vần Đ
42. Kim Đan: thuốc để tu luyện thành tiên
43. Minh Đan: màu đỏ lấp lánh
44. Yên Đan: màu đỏ xinh đẹp
45. Trúc Đào: tên một loài hoa
46. Hồng Đăng: ngọn đèn ánh đỏ
Vần G
47. Hạ Giang: sông ở hạ lưu
48. Hồng Giang: dòng sông đỏ
49. Hương Giang: dòng sông Hương
50. Khánh Giang: dòng sông vui vẻ
51. Lam Giang: sông xanh hiền hòa
52. Lệ Giang: dòng sông xinh đẹp
150 tên đẹp vần A-N cho bé gái 2014 – 2
Vần H
53. Bảo Hà: sông lớn, hoa sen quý
54. Hoàng Hà: sông vàng
55. Linh Hà: dòng sông linh thiêng
56. Ngân Hà: dải ngân hà
57. Ngọc Hà: dòng sông ngọc
58. Vân Hà: mây trắng, ráng đỏ
59. Việt Hà: sông nước Việt Nam
60. An Hạ: mùa hè bình yên
61. Mai Hạ: hoa mai nở mùa hạ
62. Nhật Hạ: ánh nắng mùa hạ
63. Đức Hạnh: người sống đức hạnh
64. Tâm Hằng: luôn giữ được lòng mình
65. Thanh Hằng: trăng xanh
66. Thu Hằng: ánh trăng mùa thu
67. Diệu Hiền: hiền thục, nết na
68. Mai Hiền: đoá mai dịu dàng
69. Ánh Hoa: sắc màu của hoa
70. Kim Hoa: hoa bằng vàng
71. Hiền Hòa: hiền dịu, hòa đồng
72. Mỹ Hoàn: vẻ đẹp hoàn mỹ
73. Ánh Hồng: ánh sáng hồng
74. Diệu Huyền: điều tốt đẹp, diệu kỳ
75. Ngọc Huyền: viên ngọc đen
76. Đinh Hương: một loài hoa thơm
78. Quỳnh Hương: một loài hoa thơm
79. Thanh Hương: hương thơm trong sạch
80. Liên Hương: sen thơm
81. Giao Hưởng: bản hòa tấu
Vần K
83. An Khê: địa danh ở miền Trung
84. Song Kê: hai dòng suối
85. Mai Khôi: ngọc tốt
86. Ngọc Khuê: danh gia vọng tộc
87. Thục Khuê: tên một loại ngọc
88. Kim Khuyên: cái vòng bằng vàng
89. Vành Khuyên: tên loài chim
90. Bạch Kim: vàng trắng
91. Hoàng Kim: sáng chói, rạng rỡ
92. Thiên Kim: nghìn lạng vàng
150 tên đẹp vần A-N cho bé gái 2014 – 3
Vần L
93. Bích Lam: viên ngọc màu lam
94. Hiểu Lam: màu chàm hoặc ngôi chùa buổi sớm
95. Quỳnh Lam: loại ngọc màu xanh sẫm
96. Song Lam: màu xanh sóng đôi
97. Thiên Lam: màu lam của trời
98. Vy Lam: ngôi chùa nhỏ
99. Bảo Lan: hoa lan quý
100. Hoàng Lan: hoa lan vàng
101. Linh Lan: tên một loài hoa
102. Mai Lan: hoa mai và hoa lan
103. Ngọc Lan: hoa ngọc lan
104. Phong Lan: hoa phong lan
105. Tuyết Lan: lan trên tuyết
106. Ấu Lăng: cỏ ấu dưới nước1
07. Trúc Lâm: rừng trúc
108. Tuệ Lâm: rừng trí tuệ
109. Tùng Lâm: rừng tùng
110. Tuyền Lâm: tên hồ nước ở Đà Lạt
111. Nhật Lệ: tên một dòng sông
112. Bạch Liên: sen trắng
113. Hồng Liên: sen hồng
114. Ái Linh: Tình yêu nhiệm màu
115. Gia Linh: sự linh thiêng của gia đình
116. Thảo Linh: sự linh thiêng của cây cỏ
117. Thủy Linh: sự linh thiêng của nước
118. Trúc Linh: cây trúc linh thiêng
119. Tùng Linh: cây tùng linh thiêng
120. Hương Ly: hương thơm quyến rũ
121. Lưu Ly: một loài hoa đẹp
122. Tú Ly: khả ái
Vần M
123. Bạch Mai: hoa mai trắng
124. Ban Mai: bình minh
125. Chi Mai: cành mai
126. Hồng Mai: hoa mai đỏ
127. Ngọc Mai: hoa mai bằng ngọc
128. Nhật Mai: hoa mai ban ngày
129. Thanh Mai: quả mơ xanh
130. Yên Mai: hoa mai đẹp
131. Thanh Mẫn: sự sáng suốt của trí tuệ
132. Hoạ Mi: chim họa mi
133. Hải Miên: giấc ngủ của biển
134. Thụy Miên: giấc ngủ dài và sâu
135. Bình Minh: buổi sáng sớm
136. Tiểu My: bé nhỏ, đáng yêu
137. Trà My: một loài hoa đẹp
138. Duy Mỹ: chú trọng vào cái đẹp
139. Thiên Mỹ: sắc đẹp của trời
140. Thiện Mỹ: xinh đẹp và nhân ái
Vần N
141. Hằng Nga: chị Hằng
142. Thiên Nga: chim thiên nga
143. Tố Nga: người con gái đẹp
144. Bích Ngân: dòng sông màu xanh
145. Kim Ngân: vàng bạc
146. Đông Nghi: dung mạo uy nghiêm
147. Phương Nghi: dáng điệu đẹp, thơm tho
148. Thảo Nghi: phong cách của cỏ
149. Bảo Ngọc: ngọc quý
150. Bích Ngọc: ngọc xanh
Vần N
150. Bích Ngọc: ngọc xanh
151. Khánh Ngọc: viên ngọc đẹp
152. Kim Ngọc: ngọc và vàng
153. Minh Ngọc: ngọc sáng
154. Thi Ngôn: lời thơ đẹp
155. Hoàng Nguyên: rạng rỡ, tinh khôi
156. Thảo Nguyên: đồng cỏ xanh
157. Ánh Nguyệt: ánh sáng của trăng
158. Dạ Nguyệt: ánh trăng
159. Minh Nguyệt: trăng sáng
160. Thủy Nguyệt: trăng soi đáy nước
161. An Nhàn: Cuộc sống nhàn hạ
162. Hồng Nhạn: tin tốt lành từ phương xa
163. Phi Nhạn: cánh nhạn bay
164. Mỹ Nhân: người đẹp
165. Gia Nhi: bé cưng của gia đình
166. Hiền Nhi: bé ngoan của gia đình
167. Phượng Nhi: chim phượng nhỏ
168. Thảo Nhi: người con hiếu thảo
169. Tuệ Nhi: cô gái thông tuệ
170. Uyên Nhi: bé xinh đẹp
171. Yên Nhi: ngọn khói nhỏ
172. Ý Nhi: nhỏ bé, đáng yêu
173. Di Nhiên: cái tự nhiên còn để lại
174. An Nhiên: thư thái, không ưu phiền
175. Thu Nhiên: mùa thu thư thái
176. Hạnh Nhơn: đức hạnh
Vần O
177. Hoàng Oanh: chim oanh vàng
178. Kim Oanh: chim oanh vàng
179. Lâm Oanh: chim oanh của rừng
180. Song Oanh: hai con chim oanh
Vần P
181. Vân Phi: mây bay
182. Thu Phong: gió mùa thu
183. Hải Phương: hương thơm của biển
184. Hoài Phương: nhớ về phương xa
185. Minh Phương: thơm tho, sáng sủa
186. Phương Phương: vừa xinh vừa thơm
187. Thanh Phương: vừa thơm tho, vừa trong sạch
188. Vân Phương: vẻ đẹp của mây
189. Nhật Phương: hoa của mặt trời
150 tên đẹp vần N-Y cho bé gái 2014 – 1
Vần Q
190. Trúc Quân: nữ hoàng của cây trúc
191. Nguyệt Quế: một loài hoa
192. Kim Quyên: chim quyên vàng
193. Lệ Quyên: chim quyên đẹp
194. Tố Quyên: Loài chim quyên trắng
195. Lê Quỳnh: đóa hoa thơm
196. Diễm Quỳnh: đoá hoa quỳnh
197. Khánh Quỳnh: nụ quỳnh
198. Đan Quỳnh: đóa quỳnh màu đỏ
199. Ngọc Quỳnh: đóa quỳnh màu ngọc
200. Tiểu Quỳnh: đóa quỳnh xinh xắn
201. Trúc Quỳnh: tên loài hoa
Vần S
202. Bảo Sam: con Sam quí
203. Linh San: tên một loại hoa
Vần T
204. Băng Tâm: tâm hồn trong sáng, tinh khiết
205. Đan Tâm: tấm lòng son sắt
206. Khải Tâm: tâm hồn khai sáng
207. Minh Tâm: tâm hồn luôn trong sáng
208. Phương Tâm: tấm lòng đức hạnh
209. Thục Tâm: một trái tim dịu dàng, nhân hậu
210. Tố Tâm: người có tâm hồn đẹp, thanh cao
211. Tuyết Tâm: tâm hồn trong trắng
212. Đan Thanh: nét vẽ đẹp
213. Đoan Thanh: người con gái đoan trang, hiền thục
214. Giang Thanh: dòng sông xanh
215. Hà Thanh: trong như nước sông
216. Thiên Thanh: trời xanh
217. Anh Thảo: tên một loài hoa
218. Cam Thảo: cỏ ngọt
219. Diễm Thảo: loài cỏ hoang, rất đẹp
220. Hồng Bạch Thảo: tên một loài cỏ2
21. Nguyên Thảo: cỏ dại mọc khắp cánh đồng
222. Như Thảo: tấm lòng tốt, thảo hiền
223. Phương Thảo: cỏ thơm
224. Thanh Thảo: cỏ xanh
225. Ngọc Thi: vần thơ ngọc
226. Giang Thiên: dòng sông trên trời
227. Hoa Thiên: bông hoa của trời
228. Thanh Thiên: trời xanh
229. Bảo Thoa: cây trâm quý
230. Bích Thoa: cây trâm màu ngọc bích
231. Huyền Thoại: như một huyền thoại
232. Kim Thông: cây thông vàng
233. Lệ Thu: mùa thu đẹp
234. Đan Thu: sắc thu đan nhau
235. Hồng Thu: mùa thu có sắc đỏ
236. Quế Thu: thu thơm
237. Thanh Thu: mùa thu xanh
238. Đơn Thuần: đơn giản
239. Đoan Trang: đoan trang, hiền dịu
240. Phương Thùy: thùy mị, nết na
241. Khánh Thủy: đầu nguồn
242. Thanh Thủy: trong xanh như nước của hồ
243. Thu Thủy: nước mùa thu
244. Xuân Thủy: nước mùa xuân
245. Hải Thụy: giấc ngủ bao la của biển
246. Diễm Thư: cô tiểu thư xinh đẹp
247. Hoàng Thư: quyển sách vàng
248. Thiên Thư: sách trời
249. Minh Thương: biểu hiện của tình yêu trong sáng
250. Nhất Thương: bố mẹ yêu thương con nhất trên đời
251. Vân Thường: áo đẹp như mây
252. Cát Tiên: may mắn
253. Thảo Tiên: vị tiên của loài cỏ
254. Thủy Tiên: hoa thuỷ tiên
255. Đài Trang: cô gái có vẻ đẹp đài cát, kiêu sa
256. Hạnh Trang: người con gái đoan trang, tiết hạnh
257. Huyền Trang: người con gái nghiêm trang, huyền diệu
258. Phương Trang: trang nghiêm, thơm tho
259. Vân Trang: dáng dấp như mây
260. Yến Trang: dáng dấp như chim én
261. Hoa Tranh: hoa cỏ tranh
262. Đông Trà: hoa trà mùa đông
263. Khuê Trung: Phòng thơm của con gái
264. Bảo Trâm: cây trâm quý
265. Mỹ Trâm: cây trâm đẹp
267. Quỳnh Trâm: tên của một loài hoa tuyệt đẹp
268. Yến Trâm: một loài chim yến rất quý giá
269. Bảo Trân: vật quý
270. Lan Trúc: tên loài hoa
271. Tinh Tú: sáng chói
272. Đông Tuyền: dòng suối lặng lẽ trong mùa đông
273. Lam Tuyền: dòng suối xanh
274. Kim Tuyến: sợi chỉ bằng vàng
275. Cát Tường: luôn luôn may mắn
276. Bạch Tuyết: tuyết trắng
277. Kim Tuyết: tuyết màu vàng
150 tên đẹp vần N-Y cho bé gái 2014 – 2
Vần U
278. Lâm Uyên: nơi sâu thăm thẳm trong khu rừng
279. Phương Uyên: điểm hẹn của tình yêu.
280. Lộc Uyển: vườn nai
281. Nguyệt Uyển: trăng trong vườn thượng uyển
Vần V
282. Bạch Vân: đám mây trắng tinh khiết trên bầu trời
283. Thùy Vân: đám mây phiêu bồng
284. Thu Vọng: tiếng vọng mùa thu
285. Anh Vũ: tên một loài chim rất đẹp
286. Bảo Vy: vi diệu quý hóa
287. Đông Vy: hoa mùa đông
288. Tường Vy: hoa hồng dại
289. Tuyết Vy: sự kỳ diệu của băng tuyết
290. Diên Vỹ: hoa diên vỹ
291. Hoài Vỹ: sự vĩ đại của niềm mong nhớ
150 tên đẹp vần N-Y cho bé gái 2014 – 3
Vần X
292. Xuân xanh: mùa xuân trẻ
293. Hoàng Xuân: xuân vàng
294. Nghi Xuân: một huyện của Nghệ An
295. Thanh Xuân: giữ mãi tuổi thanh xuân bằng cái tên của bé
296. Thi Xuân: bài thơ tình lãng mạn mùa xuân
297. Thường Xuân: tên gọi một loài cây
Vần Y
298. Bình Yên: nơi chốn bình yên.
299. Mỹ Yến: con chim yến xinh đẹp
300. Ngọc Yến: loài chim quý

100 tên hay và ý nghĩa cho con trai sinh năm Ất Mùi 2015

Hoàng tử nhỏ của mẹ sẽ chào đời vào năm Ất Mùi 2015, hãy chọn cho chàng trai nhỏ một cái tên thật hay và ý nghĩa mẹ nhé. Nếu vẫn còn đang phân vân, cùng tham khảo những gợi ý dưới đây để chọn một cái tên đẹp và ý nghĩa tốt cho con.
Cùng Đặt tên cho con trai 2015 - năm ất Mùi thật ý nghĩa các mẹ nhé!(ảnh minh họa)
  1. An Cơ: Con có một cuộc sống êm đềm và vững chắc.
  2. An Nguyên: Con có cuộc sống bình yên và luôn đứng đầu.
  3. An Tường: Cuộc sống của con bình an và cát tường.
  4. Anh Hoàng: Con là vì hoàng đế anh minh.
  5. Anh Minh: Con luôn sáng suốt.
  6. Anh Tài: Con là chàng trai tài đức và anh dũng.
  7. Anh Tùng: Cây tùng vững chãi.
  8. Bá Kỳ: Vị vua cao cả.
  9. Bá Thành: Thành trì của một vì vua.
  10. Bá Trúc: Vững chãi, thanh tao như cây trúc cây tre.
  11. Bằng Sơn: Ngọn núi vững chãi.
  12. Bảo Định: Con là chàng trai quý giá và luôn kiên định của ba mẹ.
  13. Bảo Thái: Giữ gìn sự thái bình.
  14. Bình An: Luôn bình an con nhé.
  15. Bình Quân: Con là chàng trai công bằng.
  16. Cao Minh: Chàng trai học rộng và sáng suốt.
  17. Cao Phong: Ngọn gió lớn.
  18. Cao Thọ: Con có một sức khỏe thật tốt.
  19. Chấn Hùng: Người tráng sĩ mạnh mẽ.
  20. Chế Phương: Con luôn vượt qua những ngăn trở trong cuộc đời.
  21. Chí Dũng: Con có một ý chí dũng cảm và gan dạ.
  22. Chí Khiêm: Con luôn khiêm nhường.
  23. Chí Thanh: Con luôn sống thanh cao.
  24. Chiêu Phong: Con có khả năng hô phong, hoán vũ.
  25. Chính Trực: Chàng trai chính trực của mẹ.
  26. Công Ân: Con luôn ân cần và công bằng.
  27. Công Hào: Người có tài trí xuất chúng.
  28. Công Lập: Người công bằng và ngay thẳng.
  29. Công Lý: Người của công lý.
  30. Công Thành: Công thành danh toại con nhé.
  31. Cương Nghị: Cứng cỏi và nghiêm khắc.
  32. Đắc Di: Luôn tiến lên trong cuộc sống.
  33. Đắc Thành: Đạt được thành công.
  34. Đăng Khánh: Ánh sáng tốt lành.
  35. Đăng Quang: Lên ngôi vua, mang ý nghĩa tốt đẹp.
  36. Danh Văn: Con là chàng trai hay chữ và có danh tiếng.
  37. Đình Chương: Cuộc đời con rực rỡ.
  38. Đình Lộc: Nơi cư trú của những điều tốt lành.
  39. Đình Nam: Người con trai của gia đình.
  40. Đình Phúc: Có nhiều phúc trong gia đình.
  41. Đình Trung: Trung thành, làm hết bổn phận.
  42. Đông Dương: xứ Đông Dương.
  43. Đông Phong: Ngọn gió đông.
  44. Đức Ân: Ơn huệ trời cao.
  45. Đức Bình: Ân đức và bình yên.
  46. Đức Hải: Rộng lớn như biển cả.
  47. Đức Huy: Khiêm tốn, nhún nhường.
  48. Đức Kiên: Kiên định.
  49. Đức Nhân: Là người tài đức con nhé.
  50. Đức Quang: Tài đức và quang vinh.
  51. Đức Sinh: Sinh sôi nảy nở.
  52. Dương Khánh: Vầng mặt trời mang lại điều lành.
  53. Duy Cường: Luôn luôn không chịu khuất phục.
  54. Duy Hoàng: Sáng rỡ.
  55. Duy Khiêm: Con là chàng trai khiêm tốn.
  56. Gia Bảo: Vật báu của cha mẹ.
  57. Gia Hòa: Gia đạo thuận hòa.
  58. Gia Hưng: Nhà cửa được hưng thịnh.
  59. Hiếu Thông: Thông suốt, biết ơn cha mẹ.
  60. Hoài Vỹ: Cao to, vĩ đại.
  61. Hoàng Hiệp: Chàng trai hào hiệp.
  62. Hoàng Lâm: Khu rừng sáng rõ.
  63. Hoàng Quân: Vị minh quân.
  64. Hồng Đăng: Ngọn đèn sáng.
  65. Hùng Sơn: Ngọn núi hùng vĩ.
  66. Hướng Dương: Hướng về mặt trời.
  67. Hữu Châu: Quý như ngọc.
  68. Hữu Phước: Nhiều phúc trong cuộc đời.
  69. Hữu Vượng: Cuộc sống con được thịnh vượng.
  70. Khắc Dũng: Chàng trai dũng mãnh.
  71. Khang Kiện: Mạnh mẽ, yên ổn trong cuộc đời.
  72. Khánh Duy: Cuộc đời con luôn có nhiều niềm vui.
  73. Hoàng Long: Rồng vàng.
  74. Hoàng Ngôn: Lời nói đẹp.
  75. Hùng Anh: Người anh hùng.
  76. Huy Khiêm: Khiêm tốn, nhún nhường.
  77. Khải Tuấn: Chàng trai tuấn tú.
  78. Khải Ca: Khúc ca khải hoàn.
  79. Khắc Minh: Chàng trai thông minh.
  80. Khắc Trọng: Chàng trai trọng nghĩa.
  81. Khắc Công: Công bằng, ngay thẳng.
  82. Hữu Vĩnh: Lâu dài.
  83. Hữu Tân: luôn chào đón cái mới.
  84. Hải Long: Rồng biển.
  85. Hải Phong: Gió biển.
  86. Hiền Minh: Người con hiền thảo, thông minh.
  87. Hoàng Phát: Hưng thịnh, phát tài.
  88. Hòa Bình: Con sinh ra trong thời hòa bình.
  89. Gia Phước: Gia đạo nhiều phúc lành.
  90. Giang Thiên: Nghiêng về sông.
  91. Đức Tuệ: Đức hạnh và trí tuệ,
  92. Đông Sơn: Ngọn núi phía đông.
  93. Đức Bảo: Giữ gìn tài đức.
  94. Đồng Bằng: Vùng đất trù phú.
  95. Duy Hiếu: Người con hiếu thảo.
  96. Duy Thắng: Luôn thắng lợi.
  97. Gia Cẩn: Ngọc của gia đình.
  98. Gia Hùng: Người hùng của gia đình.
  99. Gia Vinh: Gia tộc vinh quang.
  100. Hoàng Ân: Ơn huệ

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ

Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ
Nếu cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng, sản phụ nên dùng thuốc giảm đau vì thuốc không ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Ngày đầu sau sinh, sản phụ nên ăn loãng, sau đó mới có thể ăn đặc.

Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ1
Ảnh: drupal.in-cdn.net

Trong buổi sinh hoạt mới đây của CLB Mẹ và Bé (Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe TPHCM), tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng Khoa hậu sản Bệnh viện Từ Dũ cho biết, sinh mổ không phải lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ, và chỉ được chỉ định khi mẹ hoặc thai nhi có nguy cơ về sức khỏe. Việc hồi phục sau sinh mổ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường, sản phụ mất máu nhiều hơn, chi phí cao hơn và nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn… Vì vậy, bác sĩ lưu ý, các bà mẹ sinh mổ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là khi vừa đau với vết mổ vừa phải chăm sóc con cái.

1. Chăm sóc vết mổ

Trong tuần đầu tiên sau sinh, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ sản phụ khoa và nữ hộ sinh sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hay thuốc co hồi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng. Việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ là hoàn toàn bình thường, những thuốc này không hề ảnh hưởng đến chất lượng sữa, vì vậy các bà mẹ đừng ngại yêu cầu bác sĩ cung cấp thuốc nếu các cơn đau đã vượt quá ngưỡng chịu đựng. Các vết mổ đang trong quá trình lành gây đau đớn, kết hợp với tử cung đang co thắt để trở về trạng thái ban đầu có thể gây ra cảm giác choáng váng và kiệt sức.

Sang tuần thứ hai, nếu khâu bằng chỉ không tiêu thì sẽ bác sĩ xem xét vết mổ, nếu khô sạch thì cắt chỉ. Thông thường, bác sĩ sẽ cắt chỉ sau 5 ngày nếu mẹ mổ lần đầu tiên, sau 7-8 ngày nếu mổ lần hai trở lên. Nếu khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ. Thời gian này, mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm xong, dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Có thể vệ sinh vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10%, giúp vết mổ sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng. Không nên thoa các loại thuốc kháng sinh, hay đắp lá trầu, tỏi giã lên vết mổ.

Bác sĩ Thu Hà cũng lưu ý, có những người cơ địa lồi, thậm chí 4 tháng sau khi cắt chỉ, mới nhú sẹo lồi. Sẹo lồi là vết mổ sau khi liền sẽ lồi hẳn ra khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng vào có thể đau hoặc ngứa và tồn tại mãi với thời gian. Các mẹ có thể dùng thuốc chống sẹo lồi sau khi cắt chỉ được một tuần trở đi. Nếu thoa thuốc sớm có thể gây nhiễm trùng.

2. Dinh dưỡng, chế độ ăn

Sản phụ không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ vì lúc này, dưới tác động của thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ ra nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu hồi phục.

Trong ngày đầu vừa sinh, các bà mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng cho tới khi xì hơi (trung tiện) mới bắt đầu ăn đặc, và nên ăn những đồ mềm, lỏng.

Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ2
Sản phụ cần bổ sung dưỡng chất và các thức ăn có lợi. Ảnh: Getty Images

Sau đó, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú và tránh táo bón. Tình trạng táo bón đầy hơi vẫn tồn tại sau mổ 3-5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê. Lưu ý không dùng các loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy hoặc dị ứng, gây sẹo lồi (thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống...) Nên ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng như đạm đường, chất sắt, rau củ quả nấu chín.

Đặc biệt, trong quá trình liền vết mổ thì các vitamin A, B, C (cam, quýt, bưởi cà rốt) có vai trò kiểm soát viêm nhiễm; Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng (có trong trứng sữa) có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ; Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm liền vết mổ. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200 g thức ăn có chứa protein như thịt, cá, sữa, đậu…

3. Vận động nghỉ ngơi

Sau sinh, việc di chuyển khiến các mẹ đau đớn nhưng đừng vì vậy mà nằm nhiều trên giường. Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ đã có thể bước xuống giường, tập đi bộ trở lại. Trước đó, các mẹ vẫn có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy.

Lười vận động sau khi sinh mổ làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón rất khó chịu ở chị em sản phụ. Đồng thời đây cũng là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay và gây viêm phổi sau phẫu thuật (do nằm một chỗ, phổi bị ứ đọng). Việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

Tuy nhiên, đối với những chị em đã trải qua giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định sinh mổ hoặc cuộc mổ khó khăn mất nhiều máu thì cần phải nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng trước khi di chuyển, nếu không dễ gặp nguy hiểm do té, ngã, ngất.

Còn các mẹ siêng vận động cũng nên nhớ rằng, dù tập thể dục rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh, nhưng nếu sinh mổ thì vẫn cần từ 4-6 tuần sau sinh mới được tập luyện trở lại.

4. Cho con bú

Sau khi sinh, mẹ nên cho con bú ngay càng sớm càng tốt vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ3

Quan niệm không dám cho con bú ngay sau sinh mổ vì sợ có hại cho bé, sữa không kịp về hay sữa còn chứa thuốc gây tê ảnh hưởng đến trẻ khá phổ biến ở chị em sản phụ. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể cho con bú ngay sau một giờ đầu sau sinh mổ bằng hình thức gây tê. Với những sản phụ sinh mổ bằng hình thức gây mê toàn thân, thời điểm thông thường có thể cho bé bú sau khoảng 4-6 tiếng đồng hồ, khi thuốc gây mê bớt tác dụng. Cho bé bú sớm không chỉ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp tử cung của mẹ mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Để tránh ảnh hưởng của vết mổ, các mẹ nên nhờ người thân trợ giúp để đỡ bé ở tư thế thoải mái nhất cho cả hai mẹ con.

5. Vệ sinh

Ngay sau khi sinh, mẹ đã có thể rửa mặt, súc miệng, chải răng mỗi ngày. Mẹ nên chọn bàn chải mềm, tránh chảy máu răng.

Để tránh hiện tượng bí tiểu sau sinh, chị em nên tập đi tiểu từ 2 đến 3 giờ sau khi rút ống thông tiểu. Nếu nửa ngày đầu còn yếu, chị em có thể dùng bô ngay tại chỗ, sang ngày thứ hai có thể vào nhà vệ sinh.

Nên lau rửa thân thể bằng nước ấm và lau khô người. Sang tuần thứ hai thì có thể tắm rửa bình thường, tránh làm ướt vết mổ, không chà mạnh lên vết mổ.

6. Những dấu hiệu cần lưu ý trong thời gian hậu phẫu

Sốt là phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể sốt do mặc ấm quá mức, nằm than, thiếu nước. Vì vậy mẹ cần uống nhiều nước, nếu mùa nóng nên mặc quần áo thoáng mát, có thể nằm điều hòa, nhưng nên có những phút tắt điều hòa mở cửa cho phòng thông thoáng.

Sản dịch: Dù bạn sinh mổ, sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường và đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Trong 3 hoặc 4 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ tươi, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và chuyển qua màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến khoảng ngày thứ 10 sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Các mẹ cần lưu ý nếu thấy sản dịch không chảy ra sau sinh, sản dịch có mùi hôi hay sản dịch có màu đỏ tươi trở lại, cần phải báo ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết rất nguy hiểm với bà mẹ sau sinh.

Vết mổ sưng đỏ, đau hoặc tiết dịch: Vết mổ là vết thương, do vậy cần giữ khô sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu vết mổ sưng đỏ đau hoặc chảy dịch vàng là những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Nguồn: vnexpress

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Những điều cần tránh khi mang thai

Ngoài niềm hạnh phúc vô bờ, mang thai còn mang đến nhiều lo lắng cho các bà bầu khi không biết việc gì nên tránh để bảo vệ sức khỏe thai nhi trong bụng. Đặc biệt các bà mẹ mang thai lần đầu có thể thấy hoang mang với danh sách những thứ cần kiêng cữ. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn phần nào!
Thống kê cho thấy, cứ 100 thai nhi thì sẽ có từ 3 đến 5 em bé gặp các vấn đề về phát triển. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện mình có thai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những kiêng cữ khi mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình, bạn bè hay những người xung quanh về việc nên làm gì và nên kiêng cữ những gì; đôi khi những lời khuyên này càng làm bạn bối rối và lo lắng hơn. Hãy làm một bà bầu thông minh bằng cách tìm hiểu và chọn lọc các thông tin trước khi vội vàng thực hiện hết tất cả nhé. Bạn có thểm tham khảo những thông tin sau đây của chúng tôi để hiểu phần nào những việc cần làm khi mang thai.

Những điều cần tránh khi mang thai 1

Ăn gì khi mang thai
Thai phụ cần một chế độ dinh dưỡng giàu axit folic, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu dưỡng chất này có thể ảnh hưởng đến ống thần kinh, dẫn đến thai nhi có khả năng bị nứt đốt sống. Ngay từ khi muốn có thai, hãy cung cấp đủ 0.5mg axit folic hàng ngày. Chất này có nhiều trong lá rau xanh, ngũ cốc, gan và bưởi

Cẩn thận với các thức ăn chứa vi khuẩn
Một vài loại thứ ăn bạn nên tránh vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nguyên nhân là do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn có thể làm thai nhi gặp nguy hiểm hoặc thậm chí chết non. Pho mát, pate, các loại đồ sống như sushi, thịt tái là những loại thực phẩm bạn không nên ăn khi có thai. Một điều cần lưu ý nữa là bạn nếu đồ ăn trữ trong tủ lạnh không đúng cách hoặc chưa đủ lạnh như kem, sữa chưa tiệt trùng hoặc các sản phẩm làm từ sữa này cũng cần phải tránh.

Những điều cần tránh khi mang thai 2

Kiêng một số loại cá
Có một vài loại cá mà bạn không nên ăn khi đang mang thai, vì những loại cá này có thể chứa thủy ngân và có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai nhi. Cá mập, cá ngừ xanh, cá kiếm là một vài loại cá gặp vấn đề trên mà bạn nên kiêng.

Không sử dụng các đồ uống chứa cồn

Khi bạn uống các thức uống có cồn, một lượng nhất định sẽ thông qua nhau thai mà chuyển đến bào thai. Vì vậy, các thai phụ được khuyên không nên uống các đồ uống chứa cồn. Hiện nay vẫn chưa có số liệu cụ thể chứng minh nồng độ cồn an toàn cho thai phụ và em bé là ở mức nào, nên bạn hãy nhớ kiêng rượu bia trong suốt quá trình mang thai nhé!

Những điều cần tránh khi mang thai 3

Cẩn thận khi sử dụng thuốc
Trong trường hợp bạn bị bệnh, hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ.

Nếu phải sử dụng thuốc, bạn hãy nhớ:

Hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc. Đặc biệt không nên tự “kê đơn” cho bản thân khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
Có nhiều loại thuốc có thể an toàn cho bạn nhưng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể non nớt của thai nhi.
Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định như liều lượng, thời gian và cách thức dùng thuốc. Ví dụ có thuốc cần uống khi bụng đói và ngược lại

Những điều cần tránh khi mang thai 4

Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bổ
Các bà bầu nên cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc bổ, đặc biệt là ở ba tháng đầu của thai kỳ. Các loại thuốc được làm từ các nguyên liệu tự nhiên không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Có nhiều loại thuốc bổ chưa được kiểm định an toàn triệt để và cũng không chứng minh được tác dụng như đã đưa ra. Vì vậy, hãy cẩn thận trước khi dùng bất kì loại thuốc nào, và kiểm tra với bác sĩ trước khi uống.

Bà bầu có nên uống trà hay cà phê?

Khi mang thai, các bà bầu được khuyên nên hạn chế dùng các loại đồ uống chứa chất caffeine như trà hay cà phê. Nồng độ an toàn dành cho các bà bầu là 200mgs một ngày. Một ly cà phê phin thông thường chứa khoảng 130mgs. Nhưng cho dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên tránh dùng các loại thức uống này. Các loại thức uống có ga hay nước tăng lực cũng là thứ đồ uống bà bầu nên tiết chế. Nếu thèm, bạn có thể uống loại không đường.

Những điều cần tránh khi mang thai 5

Cẩn thận với những độc tố thải ra từ môi trường
Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu, v.v vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác

Tránh hút thuốc

Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Phụ nữ hút thuốc khi đang mang thai có thể làm em bé sinh ra nhỏ hơn thông thường, cũng như có khả năng sinh non, gặp nhiều bệnh tật như hen suyễn hay các bệnh về hô hấp. Hút thuốc còn làm giảm lượng sữa mẹ và có thể làm thai nhi có mùi thuốc lá. Các phương pháp thay thế chất nicotine cũng được khuyên không nên áp dụng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi quyết định mang thai!

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích

Những bà bầu sử dụng các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thai nhi. Sẩy thai, thai chết lưu, sinh non là các hậu quả của việc dùng chất kích thích. Các bé sinh ra cũng nhẹ cân và gặp nhiều vấn đề hơn bình thường. Hãy nói chuyện với bác sĩ của mình về việc cai nghiện các chất kích thích trước khi quyết định mang thai nhé!

Cần làm gì nếu bị bệnh khi đang mang thai

Mang thai không có nghĩa là bạn được “miễn trừ” khỏi mọi bệnh tật. Các vi khuẩn và vi trùng có mặt ở khắp mọi nơi, và có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào. Thực tế, hệ miễn dịch ở phụ nữ có thai còn yếu hơn người bình thường. Vì vậy, bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe của mình hơn, để bảo đảm mẹ và bé đều khỏe mạnh!

Bạn hãy lưu ý tập thói quen rửa tay thường xuyên. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang hắt hơi hay ho vì có thể bị truyền vi-rút gây bệnh. Trong trường hợp bạn đang ở cùng người đang nôn mửa, hãy nhịn thở một khoảng ngắn để ngăn vi khuẩn theo đường hô hấp tiến vào cơ thể.

Cúm rubella và thủy đậu là hai bệnh thường gặp có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Ở Việt Nam, nhiều phụ nữ trước khi quyết đinh mang thai thường chích ngừa hai bệnh này.

Tắm bồn, xông hơi và spa

Trong những tháng đầu của thai kỳ, bào thai trong bụng bạn sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Vì vậy những hoạt động như tắm bồn hay xông hơi có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và kéo dài một khoảng thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,1 đến 37,3 độ và thai phụ được khuyên không nên ở trong những môi trường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39 độ.

Những điều cần tránh khi mang thai 6

Không nên tiếp xúc với mèo khi mang thai?
Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai thì không được tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là mèo. Thực tế, thứ bạn cần tránh là phân mèo vì phân mèo mang khuẩn toxoplasmoxis có thể truyền qua tay và miệng rồi truyền vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Một việc nữa bạn cần chú ý là hãy mang găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau đó. Bạn cũng nên rửa rau củ và các loại trái cây thật kỹ và không nên ăn các thức ăn không rõ nguồn gốc.

Những mối quan hệ không lành mạnh

Ngày nay có rất nhiều mối quan hệ của các cặp đôi xuất hiện dấu hiệu bạo lực. Và phát hiện có thai đôi khi làm mối quan hệ trở nên tệ hơn, đặc biệt là với các cặp đôi trẻ và không có ý định có thai. Khi các cặp đôi gặp nhiều vấn đề như thất nghiệp, nợ nần hay mối quan hệ đang trong giai đoạn bấp bênh, thì mang thai có thể làm cho mọi thứ căng thẳng hơn. Có một vài trường hợp còn gây ra bạo lực trong gia đình.

Những điều cần tránh khi mang thai 7

Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, hãy tìm đến sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết. Hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ thêm về tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Sau đó bạn có thể nhờ gia đình hoặc người thân hỗ trợ giúp đỡ mình trong giai đoạn này.

Cài dây an toàn có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nhiều phụ nữ cho rằng cài dây an toàn khi di chuyển bằng xe hơi hay máy bay có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, dù không thoải mái nhưng đây là việc cần thiết để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé trong trường hợp có chuyện gì xảy ra.

Theo huggies

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Chăm sóc mẹ sau sinh thường cần chú ý điều gì?

Ngày nay, việc chăm sóc sản phụ sau sinh thường có những quan điểm mới đã đem lại cho những bà mẹ nhiều lợi ích vô cùng quý báu. Để hiểu sâu hơn về vần đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sản Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội)

Theo bác sĩ để chăm sóc mẹ sau sinh thường cần chú ý điều gì?


Giờ đầu tiên sau khi sinh, các bà mẹ được theo dõi dấu hiệu sau sinh. Nguyên tắc sau sinh các mẹ không được nằm gối cao trong vòng 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6-8 giờ đầu (vì sau khi vượt cạn cơ thể chúng ta vừa mất một sức lực cũng như lượng máu lớn nên nếu nằm gối quá cao máu sẽ không lưu thông lên não). Trường hợp sản phụ có dùng biện pháp đẻ không đau trong lúc sinh thì có thể đứng dậy đi lại sau 1 ngày; những sản phụ không gây tê ngoài màng cứng thì có thể vận động 6 giờ sau đó.

Sang ngày hôm sau, sản phụ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh, không quá 20 phút, nhằm giúp cơ thể vệ sinh tốt, tạo thông thoáng cho các lỗ chân lông, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra lúc chuyển dạ.


Sau sinh, sản phụ sẽ có hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, bà mẹ cần thay băng vệ sinh thường xuyên, không nên để quá 6 giờ vì có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, sản phụ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều. Khi về ở nhà các mẹ phải vệ sinh vùng kín hàng ngày như ở trong viện.
Theo bác sĩ sau khi đẻ thì có cần ăn kiêng cữ gì không?
Thực sự chúng ta không nên kiêng khem quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2-4 giờ sinh thường, các món ăn cần nấu chín và ăn nóng. Sản phụ cần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bữa ăn nên đủ cả 3 nhóm chất cơ bản. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây có tính lành như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… Các mẹ nên tránh ăn các đồ ăn lạnh, đồ chưa chín kỹ…

Những trường hợp mẹ ít sữa hay không có sữa, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước, thì cần phải ngủ đủ giấc, trung bình 8 – 9 giờ/ngày, chính trong giấc ngủ sẽ giúp bài tiết sữa nhiều hơn.

Nhiều sản phụ hay bó bụng, điều này có tốt không thưa bác sĩ?

Sau khi sinh sản phụ cần quấn bụng vừa phải để sản dịch nhanh ra hết sẽ tránh được những trường hợp viêm nhiễm.

Ảnh minh họa

Có những trường hợp sản phụ quấn chặt từ hông đến bụng hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa. Điều này là không tốt vì gây khó chịu cho cơ thể mỗi khi hoạt động, làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản. Việc làm này khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phần phụ, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Sau khi sinh sản phụ có nên kiêng xem ti vi, máy vi tính không thưa bác sĩ?


Thông thường sau qua trình vượt cạn cơ thể của mỗi sản phụ rất mệt mỏi, chính vì thế cần được tuyệt đối được nghỉ ngơi, không nên xem ti vi hay nghe nhạc, đọc báo, nghe điện thoại quá sớm…

Một khi cơ thể chưa được phục hồi thì việc xem tivi hay đọc báo quá sớm có thể gây hại cho thị giác, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ trong lúc này.

Thưa bác sĩ, ngày xưa thường có quan niệm sản phụ đẻ xong tránh nói to để sau này không phải nói nhịu. Điều này có đúng không?

Sau khi sinh nở, rất nhiều chị em mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Hầu hết các mẹ đổ tại không kiêng cữ. Bởi các cụ vẫn thường dặn gái đẻ phải ở trong phòng kín, nói ít, nói nhỏ, ai gọi cũng không được thưa để phòng tật nói nhịu. Đây là quan điểm sai lầm vì nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc. Không riêng gì chị em phụ nữ mà ngay cả người không sinh nở hay cả phái mạnh đôi lúc cũng bị. Đơn giản những chị em sau sinh tránh nói to, nói nhiều để không bị mất sức mà thôi.

Nhiều sản phụ sau khi đẻ đã dùng rượu nghệ để bôi lên da, việc làm này có tác dụng gì không?

Hiện nay có rất nhiều chị em sau sinh dùng rượu nghệ để bôi lên da hay dùng xông mặt với mong muốn mình có làn da đẹp sau này. Nghệ là bài thuốc chống viêm, liền sẹo, dưỡng da rất hiệu quả. Vì thế, đối với phụ nữ sau sinh, việc sử dụng nghệ để bôi lên da cũng phải rất cẩn thận vì rượu nghệ cũng rất nóng, nếu chúng ta bôi quá dày hay dùng nhiều lần trong ngày có thể gây tổn thương da.

Vì vậy muốn được an toàn thì chị em trước khi quyết định dưỡng ra bằng phương pháp nào nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.