Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Nên chọn sinh mổ hay sinh thường?

Nên sinh mổ hay sinh thường, đó là câu hỏi băn khoăn của nhiều chị em. Ngày nay rất nhiều chị em chọn phương pháp đẻ mổ thay vì đẻ thường theo tự nhiên. Một phần lý do là sợ đau và liên quan đến vấn đề thẩm mỹ.

Trong sản khoa việc sinh mổ hay sinh thường đều có ưu điểm và bất lợi mà cả bác sĩ và bà mẹ mang thai phải cân nhắc. Cần có sự lựa chọn chính xác trong từng trường hợp cụ thể để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Không nên quá cứng nhắc, nhất định chọn sinh thường trong trường hợp thai nhi quá to, cần lấy ra gấp, hay người mẹ không đủ sức chịu đựng cuộc chuyển dạ. Tuy nhiên, sinh mổ không phải là lựa chọn đúng đắn khi có đủ bằng chứng cho thấy người mẹ có thể sinh thường dễ dàng.

Nên chọn sinh mổ hay sinh thường? 1
Cần có sự lựa chọn chính xác trong từng trường hợp cụ thể để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Ảnh: Getty Images

Ưu điểm của sinh thường

  • Những đứa trẻ được sinh ra bằng đường mổ dễ phát sinh hội chứng ngạt thở hơn so với những đứa trẻ được đẻ bằng cách thông thường. Nguyên nhân là do việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của thai nhi sau khi sinh ra.
  • Khi đẻ thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp đẻ làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.
  • Khi đẻ thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này.
  • Đẻ thường làm cho âm đạo nở rộng ra tự nhiên, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ.
Khi nào thì cần chọn phương pháp đẻ mổ
Sản phụ khi thấy có những triệu chứng sau thì không nên sinh thường mà nên mổ lấy thai để đảm bảo an toàn:

Về phía sản phụ:
  • Khung chậu hẹp, khung chậu méo, hoặc khung chậu giới hạn và ước lượng cân thai không nhỏ, nứt hoặc vỡ xương chậu trước đó.
  • Bị bệnh lý không thể sinh thường được: herpes sinh dục đang tiến triển, sùi mào gà, bệnh tim nặng.
  • Tiền sản giật nặng hoặc sản giật nhưng cổ tử cung không thuận tiện để sinh ngả âm đạo.
  • Có vết mổ cũ trên thân tử cung: mổ bóc nhân xơ, mổ tạo hình tử cung, mổ lấy thai từ 2 lần trở lên.
  • Có những khối u cản đường ra của thai nhi (được gọi là u tiền đạo) như u xơ tử cung nằm thấp, u nang buồng trứng nằm thấp.
  • Thai phụ trên 35 tuổi.
  • Thai phụ mắc hội chứng cao huyết áp nặng và vừa, từng chữa trị mà không khỏi.
  • Tử cung có dấu hiệu vỡ, cơn co thắt tử cung yếu, khiến quá trình sinh sản kéo dài, mặc dù dùng nhiều biện pháp xử lí vẫn không có hiệu quả.
Về phía thai, nhau, ối:
  • Thai suy.
  • Con quý, hiếm (thụ tinh ống nghiệm, lâu ngày mới có con, mẹ trên 40 tuổi mới có con đầu lòng).
  • Thai suy dinh dưỡng.
  • Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông.
  • Thai to (4 kg trở lên)
  • Nhau tiền đạo, nhau bong non.
  • Ối vỡ lâu nhưng cổ tử cung không mở.
  • Thiểu ối nặng hoặc vô ối.

Nên chọn sinh mổ hay sinh thường? 2
Ảnh minh họa

Ngày nay bằng nhiều phương tiện khác nhau như: khám lâm sàng, siêu âm, monitor sản khoa theo dõi tim thai cơn gò, chụp X-quang khung chậu, xét nghiệm máu… bác sĩ có thể đánh giá và tiên lượng cuộc sinh. Những tuần cuối từ tuần thứ 35 trở đi các mẹ nên đi khám thường xuyên để các bác sỹ theo dõi và sẽ hướng dẫn bạn nên đẻ mổ hay đẻ thường để bạn chuẩn bị tinh thần.

Để giảm thiểu rủi ro, ngay từ giai đoạn trước khi mang thai, chị em cần phải chuẩn bị đầy đủ về sức khỏe nói chung, tiêm ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Khi mang thai cần khám thai định kỳ, làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định bác sĩ.

Trong quá trình theo dõi sự phát triển thai nhi, các bác sĩ sẽ đánh giá và tiên lượng cuộc sinh: Nên sinh thường hay sinh mổ, nên sinh ở bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hay tuyến trung ương. Nhìn chung dù là trường hợp thai của bạn là sinh mổ hay sinh thường thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì sinh đẻ là một hiện tượng rất tự nhiên mà rất nhiều phụ nữ đã làm được, chuẩn bị thật tốt tâm lý cho quá trình sinh đẻ của mình.

Theo ebe.vn

Giải quyết 8 thắc mắc của mẹ sinh mổ

Vì một số lý do mà nhiều bà mẹ phải lựa chọn cách sinh mổ. Họ thường lo lắng không biết mình phải kiêng cữ những gì sau cuộc phẫu thuật đón bé yêu chào đời.

1. Có nên nằm ngửa?

Sau cuộc phẫu thuật, thuốc gây mê và thuốc giảm đau hết tác dụng. Những cơn đau ở vết mổ sẽ tiếp tục “hành hạ” bạn, lúc này nếu bạn nằm ngửa sẽ thấy đau đớn hơn. Bạn có thể chọn tư thế nằm nghiêng và kê một chiếc gối mềm sau lưng sẽ thấy thoải mái và giảm được cơn đau.

2. Ăn như thế nào?


Khi sinh xong, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá no vì khi sinh mổ, ruột của bạn sẽ bị kích, dạ dày bị ức chế. Vì vậy, sau sinh mổ, nếu ăn quá nhiều dẫn đến tiêu hóa chậm, có thể làm cho các bà mẹ bị táo bón. Đặc biệt, sau khi sinh mổ, sản phụ phải thực hiện một chế độ ăn kiêng đúng để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Sản phụ nên tránh ăn những thức ăn sau: thức ăn tanh (cá, ốc), thức ăn có vị hàn (rau đay), thức ăn có tính kích thích (ớt, tỏi, hành, bia rượu,… ) Sản phụ nên ăn những thức ăn giàu vitamin, bổ sung nhiều đạm và chất sắt để giúp nhanh lành vết thương như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng…

Giải quyết 8 thắc mắc của mẹ sinh mổ 1
Sản phụ nên bổ sung nhiều nước cam, chanh… Ảnh: Getty Images

3. Uống những gì?

Sau khi mổ, sản phụ thường cảm thấy thiếu nước. Vì vậy, nên bổ sung nhiều nước hàng ngày như nước sôi, nước canh, nước hoa quả chứa nhiều vitamin C như: cam, chanh, nho, đu đủ,…

4. Vận động ra sao?

Sau khi sinh mổ, sản phụ nên nghỉ ngơi nhưng không nên ngủ nhiều. Nếu ngủ nhiều nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Ngủ nhiều có thể làm cho sản phụ bị dính ruột và tắc các mạch máu. Các bà mẹ sinh mổ có thể vận động nhẹ nhàng. Ngày thứ 2 sau mổ có thể ngồi dậy khởi động chân tay, ngày thứ 3, thứ 4 có thể tập đi lại nhẹ nhàng. Khi về nhà, sản phụ nên tránh các hoạt động mạnh, không nên dọn dẹp nhà của vì lúc này sức khỏe chưa tốt. Các bà mẹ cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.

5. Có nên kiêng lạnh?

Những sản phụ sinh mổ xong thận khí kém, suy nhược nên dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, sản phụ phải mặc quần áo đủ ấm và tuyệt đối không được tiếp xúc tới nước lạnh như: không tắm nước lạnh, giặt bằng nước lạnh, không uống đá lạnh. Khi tắm hoặc vệ sinh, sản phụ nên dùng nước ấm.

6. Có kiêng quan hệ không?
Những bà mẹ sinh mổ nên kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần để tử cung hồi phục. Mặt khác sức khỏe chưa tốt, lại phải chăm sóc em bé cả ngày nếu sản phụ cứ “miễn cưỡng” chiều chồng thì sẽ không tốt cho sức khỏe của mình. Thời gian sau sinh, các bà mẹ cũng nên tránh những xúc động mạnh có thể làm tinh thần bị stress dẫn đến thiếu sữa.

7. Vệ sinh thế nào?

Vệ sinh sạch sẽ đó là yêu cầu của các bà mẹ sau sinh, đặc biệt là những bà mẹ sinh mổ. Sản phụ nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Nên pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hằng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa khử mùi hôi. Sản phụ có thể dùng túi chườm để chườm vào lưng, bụng để chống đau lưng, mỏi gối. Sản phụ không phải kiêng tắm gội nhiều, sau khi sinh khoảng 4 ngày là có thể tắm gội bình thường.

8. Có nên cho con bú vì dùng kháng sinh?


Giải quyết 8 thắc mắc của mẹ sinh mổ 2

Nhiều bà mẹ lo lắng việc sinh mổ phải sử dụng thuốc kháng sinh nên không dám cho con bú. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên nên cho con bú ngay khi có sữa, không nên để cho bầu vú căng lên, chảy sữa ra áo.

Sinh mổ phải kiêng cữ nhiều hơn so với sinh thường. Các bà mẹ nên tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ để có sức khỏe tốt nhất

Nguồn: ebe.vn

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Phụ nữ nhỏ người sẽ khó đẻ con?

Theo quan niệm xưa của các cụ ta, phụ nữ có vóc người thấp bé sẽ gặp khó khăn trong sinh nở. Đó là lý do mà khi con trai đưa bạn gái về nhà ra mắt, các bậc mẹ chồng thường để ý kỹ vóc dáng con dâu tương lai mà đo lường độ… mắn đẻ.

Theo đó, cô gái nào có vóc dáng đầy đặn, cao lớn, đặc biệt là phần hông nở tròn sẽ được cho là dễ sinh con. Còn cô gái nào nhỏ bé, gầy gò thì được cho là sẽ khó đẻ về sau. Quan niệm này khiến không ít cô gái nhỏ nhắn gặp rào cản trong mắt mẹ chồng tương lai khi cả hai có quyết định tiến tới hôn nhân.


Phụ nữ nhỏ người sẽ khó đẻ con1
Quan trọng là hai người yêu nhau và có ý thức giữ gìn sức khỏe - Ảnh: Getty Images

Song kỳ thực, quan niệm này không phải là luôn luôn đúng. Việc đẻ dễ hay khó còn tùy thuộc vào xương chậu lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào thai nhi lớn hay nhỏ và khả năng sinh đẻ mạnh hay yếu. Trong ba yếu tố trên, bất kỳ yếu tố nào hay từ một yếu tố trở lên có hiện tượng khác thường đều ảnh hưởng tới tiến trình sinh đẻ, chứ không phải phụ thuộc vào vóc người nhỏ bé hay cao lớn.

Xương chậu là một bộ phận thuộc đường sinh sản, nó đóng vai trò quan trọng đối với sự ra đời của thai nhi có thuận lợi hay không. Xương chậu lớn hay nhỏ, kết cấu, hình dạng khác thường hoặc kính tuyến khác thường đều sẽ gây nên khó đẻ.

Đường kính trong của xương chậu lớn hay nhỏ ở từng người khác nhau. Hình thái xương chậu bình thường mà đường kính trong nhỏ, thì vẫn có khả năng khó đẻ. Hình thái xương chậu chỉ hơi khác thường, nhưng chỉ cần đường kính trong bình thường khi đẻ chưa chắc đã khó. Bởi vậy, đường kính trong của xương chậu còn quan trọng hơn hình thái xương chậu.

Do đó, nếu chị em phụ nữ có thân hình thấp bé, nhưng đường kính trong xương chậu chưa chắc đã nhỏ. Rất nhiều chị em phụ nữ chỉ cao 1m50, nhưng xương chậu hình thùng, rộng mà nông, chất xương mỏng, đường kính trong lớn, khi sinh đẻ, thai nhi rất dễ lọt qua. Nếu phụ nữ có thân hình thấp bé, hình thái xương chậu bình thường, nhưng cửa vào xương chậu, xương chậu giữa và cửa ra đều nhỏ hơn người bình thường, thì khi đẻ có thể khó hơn.

Phụ nữ nhỏ người sẽ khó đẻ con 2

Ngoài ra, cho dù hình thái hay cỡ xương chậu đều bình thường, nhưng thai nhi quá lớn, nặng tới 4kg, thai nhi và xương chậu không cân xứng với nhau, khi sinh đẻ cũng sẽ rất khó. Điều này thì không phụ thuộc vào vóc người mẹ cao lớn hay thấp bé.

Hơn nữa hiện nay, y học ngày càng tiến bộ, sẽ giúp chị em phụ nữ dễ dàng hơn trong việc sinh nở. Bởi vậy các chị em có thân hình nhỏ bé cũng không cần phải lo lắng việc sinh con khó hay dễ. Quan trọng là hai bạn yêu nhau, và khi có ý định lập gia đình và mang thai, bạn cứ tích cực giữ gìn sức khỏe, ăn uống hợp lý, vận động vừa phải và khám thai đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, đó mới là điều kiện cần cho một thai kỳ và sinh đẻ được thuận lợi.

Trần Thị Mỹ Phượng - ebe.vn

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối

Tháng thứ 7
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?
Cô ấy đang cảm thấy những chuyển động của bào thai ngày càng mạnh và thường xuyên hơn. Áp lực đè lên khung xương chậu có thể khiến cô ấy cảm thấy đau. Cô ấy có thể thở gấp do em bé trồi lên trên. Lúc này, vợ bạn khó ngủ hơn về đêm. Nếu cô ấy bị ợ nóng suốt thai kỳ thì đến giai đoạn này, tình trạng còn trở nên tệ hơn do tử cung đang lớn lên đè vào dạ dày. Nhiều phụ nữ cho biết họ gặp phải những giấc mơ sống động vào giai đoạn cuối này.

Bạn có thể làm gì?

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 1
Đây là lúc bố mẹ rốt ráo chuẩn bị cho bé rồi đây. Ảnh: Inmagine.

Đừng để vợ mang vác vật nặng. Hãy nói chuyện với nhau về vai trò mà bạn muốn tham gia trong quá trình sinh nở của vợ. Hãy cùng vợ đóng gói đồ đạc vào túi đem đi sinh và bảo đảm rằng phòng của con đã được sơn phết và trang hoàng. Hãy thảo luận với nhau về việc em bé sẽ ngủ ở đâu trong suốt những tháng đầu. Nhiều bậc phụ huynh cho con nằm trong cũi ở cạnh giường mình trong những tháng đầu tiên. Việc này giúp cho việc cho bé ăn buổi đêm dễ dàng. Có thể cả hai bạn cùng thích ý tưởng cho con ở phòng riêng. Lựa chọn là do bạn, và không có lựa chọn nào là sai cả. Đây là lúc bắt đầu tham dự vào lớp học về sinh nở, nếu bạn cho đến giờ vẫn chưa tham gia vào một lớp nào.

Sự phát triển của con
Xương của bé đang cứng dần lên. Phổi bé cũng vẫn đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Vào cuối tháng này, lông mi của bé sẽ phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn có thể sẽ bắt đầu chuyển vào bìu. Những sóng não cho thấy bé ngủ trong trạng thái ngủ động, có nghĩa là bé đang mơ. Những cái nấc của con cũng có thể cảm nhận được.

Tháng thứ 8
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 2
Mất ngủ và đau lưng, vợ bạn sẽ cần được chăm sóc và quan tâm rất nhiều. Ảnh: Inmagine.

Mọi chuyện đã gần như xong, nhưng những tháng cuối này có thể rất khó khăn. Vợ bạn khi này đã có thể nghỉ ở nhà để chờ sinh, và cô ấy cần được nghỉ ngơi. Áp lực lên vùng chậu tăng lên và vợ bạn có thể bắt đầu lặc lè và phải ngửa người về sau khi đi. Những cơn co bóp Braxton Hicks trở nên căng thẳng và thường xuyên hơn. Việc ngủ nghê khi này cũng càng trở nên khó hơn.

Bạn có thể làm gì?
Khuyến khích tư thế nằm tốt và bảo đảm vợ bạn được hỗ trợ bởi nhiều gối trên giường vào ban đêm. Phòng cho bé bây giờ cũng nên hoàn thiện sẵn sàng. Con bạn giờ đây có thể nhận ra giọng nói của bạn nên hãy nói chuyện với bé. Bạn sẽ có thể phát hiện thấy rằng, đặc biệt khi vợ chồng bạn mới làm bố mẹ lần đầu, mọi người đang đổ lên các bạn vô số những lời khuyên có ý tốt. Hãy chọn một hoặc hai ý kiến mà bạn tin tưởng, và lọc số còn lại.

Sự phát triển của con bạn
Con bạn bây giờ phản ứng lại rất mạnh mẽ trước những cơn đau, âm thanh và ánh sáng. Lượng dịch ối giảm đi do bé đã chiếm gần hết không gian trong tử cung. Nhau thai đã hoàn thiện, ngừng phát triển và bắt đầu già đi. Khi sinh ra, nó sẽ nặng bằng một phần sáu trọng lượng cơ thể bé. Ruột của bé chứa đầy những chất dính màu xanh đậm gọi là phân xu (tạo thành từ những tế bào chết, chất thải từ gan và ruột). Bé có thể thải ra trong quá trình được sinh ra nếu bị đau. Phổi đã thành hình đầy đủ nhưng vẫn cần hoàn thiện thêm.

Tháng thứ 9
Chuyện gì đang xảy ra với vợ bạn thế?
Con bạn đã chuẩn bị được sinh ra. Việc này khiến cho việc hít thở của vợ bạn dễ dàng hơn một chút, nhưng áp lực đè lên bàng quang vẫn nặng và nhiều phụ nữ bị đau lưng dữ dội. Cô ấy chắc chắn không ngủ được buổi đêm. Cô ấy có thể cảm thấy cần đi mua sắm và sắp xếp mọi thứ, hoặc hoàn toàn kiệt sức hoặc luân phiên thay đổi giữa hai thái cực. Nhiều phụ nữ đến giai đoạn này cảm thấy hết chịu nổi và ước con chui ra càng sớm càng tốt.

Bạn có thể làm gì?
Khuyến khích vợ thoải mái hơn. Hãy tích cực thảo luận về những nỗi sợ của bạn với người bạn hoặc người thân mà bạn tin tưởng hơn là làm vợ mình căng thẳng hơn nữa. Đừng lo lắng. Mọi chuyện sẽ ổn cả!

Sự sẵn sàng cảm xúc
Làm cha mẹ là một việc khó khăn. Hãy bảo đảm bạn hiểu những ưu tiên của mình.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 3

Hai bạn đã chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ của mình như thế nào? Ảnh: Ảnh: Gettyimages
  • Hai bạn đã chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ của mình như thế nào? 
  • Tại sao bạn lại muốn có em bé? Bạn đã tự quyết định hay có ai khác thúc ép bạn?
  • Đứa con sinh ra sẽ có ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa hai vợ chồng bạn? Cả hai đã sẵn sàng để làm bố mẹ hay chưa?
  • Nếu bạn và mẹ của con bạn không còn quan hệ với nhau, bạn có chuẩn bị giúp cô ấy nuôi con?
  • Đứa trẻ sinh ra sẽ ảnh hưởng thế nào đến các kế hoạch học hành và làm việc trong tương lai của bạn?
  • Bạn quyết định thế nào về việc chăm sóc con?
  • Bạn đã chuẩn bị để làm bố mẹ của một đứa trẻ ốm yếu và có những nhu cầu đặc biệt?
  • Bạn đã sẵn sàng từ bỏ giấc ngủ nướng cuối tuần? Bạn có sẵn sàng tìm người trông trẻ mỗi lần muốn ra ngoài mà không muốn đem con theo?
  • Bạn có thích dành thời gian cho trẻ con? Bạn có thể tưởng tượng ra mình trong vai trò làm bố mẹ?
  • Bạn thích và không thích gì về thời thơ ấu của mình? Bạn muốn làm gì cho con mình?
Chuẩn bị cho sự thay đổi
Một trong những cách để kiểm soát sự thay đổi là đối mặt với những mất mát mà thay đổi này đem lại. Tất nhiên, thay đổi cũng sẽ đem lại cả những lợi ích cho bạn nữa. Bạn đang quyết định có con bởi vì bạn thích những điều tốt mà đứa trẻ đem lại hơn những điều bạn mất đi so với cuộc sống hồi còn chưa có con. Dưới đây là một vài trong số những mất mát mà bạn phải đối diện khi trở thành cha mẹ:

Mất thời gian rảnh rỗi: Điều này sẽ xảy ra. Bạn và vợ của bạn đã từng có cả cuộc đời đi xem phim, ăn hàng, tham gia các hoạt động xã hội. Và bây giờ sắp sửa là cuộc sống làm cha mẹ toàn thời gian cho đến khi bạn thu xếp được công việc và có thể sắp đặt được cả cuộc sống gia đình và xã hội của mình.

Bố cùng “vào cuộc” khi mẹ mang thai – Ba tháng cuối 4

Hạn chế tài chính:
Thỉnh thoảng bạn sẽ phải cắt giảm những thôi thúc mua sắm dữ dội. Trước đây bạn có thể tạt vào một cửa hàng và mua cho mình một đôi giày đẹp, giờ thì số tiền đó có thể cần để mua tã, quần áo hay sữa cho con. Ngoài ra bạn còn phải nghĩ đến tình hình tài chính dài hạn: tiền học phí, bảo hiểm…

Thời gian riêng tư: Thời gian biểu và thói quen của bạn phải thay đổi. Bây giờ chúng phải xoay quanh một đứa bé. Những cuộc nói chuyện với vợ về cuộc sống, công việc, tình yêu không phải không thể thực hiện được nhưng không còn được ưu tiên nữa. Kể từ bây giờ.

Nguồn: webtretho.com

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết

Sinh nở là việc vô cùng quan trọng và cần được chuẩn bị kỹ càng trong thời gian mang thai. Từ đầu tháng thứ 9 thai kỳ, mẹ đã phải chuẩn bị sẵn tài chính và đồ đạc vì từ tuần thứ 37, con yêu sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Để không bị động và bất ngờ, mẹ bầu cần có hiểu biết về các dấu hiệu sắp sinh. Nếu chị em dành một chút thời gian để ý đến những thay đổi của cơ thể, chắc chắn mẹ sẽ nhận biết được thời gian con yêu sắp chào đời đấy.
Dưới đây là những dấu hiệu báo mẹ sắp “vỡ chum”. Hãy chuẩn bị sẵn sàng hành lý để nhập viện các mẹ nhé!

Bụng bầu tụt xuống

Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh nở. (ảnh minh họa)

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Tuy nhiên với mẹ mang bầu lần hai thì có thể khác một chút. Ở lần bầu bí thứ 2 chị em sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng. Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi.


Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 1

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. (ảnh minh họa)

Bản năng làm tổ
Gần cuối thai kỳ, bạn thường thấy cơ thể cồng kềnh, uể oải và không muốn nhấc mình lên tý nào. Nhưng một buổi sáng thức dậy bạn cảm thấy khỏe mạnh lại bình thường và bắt đầu đi lại dọn dẹp, nấu ăn, rửa chén bát, như thể đang chuẩn bị dọn dẹp “tổ” đón đứa con sắp chào đời. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng với bản thân, đừng để kiệt sức vì dọn nhà trước khi đón em bé ra đời. Hãy tạm dừng những công việc hàng ngày và nghỉ ngơi khi thấy mệt.

Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chảy. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu nhé, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa đó.

Đau lưng
Rất nhiều chị em đã từng trải qua ca sinh nở chia sẻ rằng họ bị đau lưng khủng khiếp trong 1 tuần trước khi sinh nở. Nếu bạn hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Một số bà bầu cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 2

Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút. (ảnh minh họa)

Thay đổi số lần thai máy
Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút. Nhưng nếu có khi, bé rất yên lặng nhưng ngay sau đó, bé lại chuyển động mạnh mẽ hơn. Có lẽ, bé cũng đang mong chờ ngày chào đời của mình.

Xuất hiện dịch nhầy đỏ
Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này ít dính đi và nước ối dễ dàng rò rỉ hoặc vỡ hẳn. Chất nhầy này thường có màu hồng đỏ. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ.

Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần.

Cơn co thắt thường xuyên
Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể làdấu hiệu chuẩn bị lâm bồn đấy. Tuy nhiên, những cơn có thắt này có thể xuất hiện trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả (Braxton Hicks).

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây)và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu rồi. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn.

Khi các cơn co thắt xuất hiện, bụng bạn thường sẽ cứng lên và bạn dễ dàng nhận ra nếu đặt nhẹ bàn tay lên bụng. Các cơn co thắt này sẽ đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.

Thông thường, bác sĩ khoa sản sẽ khuyên bạn nên ở nhà cho đến khi các cơn co thắt kéo dài từ 30-60 giây và khoảng cách giữa các cơn co là 15-20 phút thì hãy đến bệnh viện (trong trường hợp nhà xa bệnh viện, sản phụ cần được đưa đến sớm hơn).

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 3

Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn. (ảnh minh họa)

Dễ thở hơn
Khi thai đã tụt xuống thì áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn. Thời điểm này, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất. Tuy nhiên, nếu dấu này làm bạn dễ chịu hơn thì bạn lại phải đối mặt với áp lực gia tăng ở phía bụng dưới, việc đứng và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn. Khi bé càng dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, bạn sẽ càng khó ngủ hơn, đồng thời đây cũng là thời gian bạn khá vất vả khi chọn được tư thế ngủ thích hợp.

Sút cân
Một vài thai phụ bị giảm tới ½-1kg cân nặng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể mẹ.

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu PHẢI biết - 4
Bầu sẽ giảm từ 1/2 - 1kg (ảnh minh họa)
Tiêu chảy
Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau lụng + đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.

Vỡ ối
Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ.
Nguồn: eva.vn

Những điều thú vị về thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ

Thai nhi uống và sau đó đi tiểu ra nước ối, sự bài tiết này đều đặn mỗi 3 tiếng một lần. Vì thế, bạn cần uống đủ nước để thai nhi phát triển tốt.

Những điều thú vị về thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ 1

Tới tuần 27, thai nhi mở to mắt, phân biệt ánh sáng với bóng tối cho dù sau khi sinh, bé chỉ nhìn được những vật cách 15cm.
  • Tuần 28-32, bé có thể tăng khoảng 500g mỗi tuần. Đó là lý do giải thích vì sao bạn đột nhiên thấy quần áo bầu chật chội từ giai đoạn này.
  • Nhiệt độ nước ối khoảng 37,5ºC, ấm hơn một chút so với thân nhiệt, giúp bé ấm áp trong khi các mô mỡ dần hình thành.
  • Đến tuần 35, hầu hết các bé ở nguyên một vị trí cho đến khi chào đời.
  • Bởi vì môi trường trong bụng mẹ không có mùi nên bé chưa thể ngửi thấy gì. Tuy nhiên, khứu giác phát triển ở tuần 32.
  • Từ tuần 32 đến tuần 35, bé có thể tăng 250g mỗi tuần. Bộ não phát triển nhanh đến mức chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 2,5cm mỗi tuần tại thời điểm này.
  • Phổi cũng phát triển rất nhanh, bé sinh ở tuần thứ 34 thì cần hỗ trợ thở nhưng nếu chào đời ở tuần 36, bé có thể tự thở tốt.
Những điều thú vị về thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ 2
  • 2,46kg là trọng lượng trung bình ở tuần thứ 35. Đừng ngạc nhiên vì mẹ thấy đau lưng.
  • Bào thai được bao phủ một lớp chất nhầy, giúp bé trơn và tuột ra ngoài dễ dàng khi sinh thường.
  • Chụp não cho thấy, bé có giai đoạn ngủ lơ mơ (REM) từ tháng thứ 8.
  • Từ tuần 35, thính giác hoàn thiện. Do đó, hãy trò chuyện thường xuyên hơn với bé.
  • Trong những tuần cuối cùng, hệ tiêu hóa của bé chứa đầy meconium (chất màu xanh đen, do các tế bào chết, lông tơ và chất bài tiết trong ruột, gan của bé). Đây cũng là kiểu phân đầu tiên sau khi bé chào đời.
  • Hệ xương vững chắc, trong khi xương sọ khá mềm và linh hoạt, giúp bé ra ngoài qua đường sinh thường.
  • Bé có 99% là cơ hội sống sót nếu chào đời ở tuần 35.
  • Ở tuần 36, phần lớn bé lọt đầu xuống xương chậu mẹ.
  • Bào thai hoàn thiện ở tuần 37, hệ tim và hô hấp trưởng thành đủ để bé thích ứng với thế giới bên ngoài.
  • Ở tuần 40, nhau thai có chiều rộng như một chiếc đĩa lớn, dày 2-3cm và nặng 650g.
  • Cuối thai kỳ, tử cung của mẹ rộng hơn 500-1000 lần kích thước trung bình.
  • Chỉ 5% bé chào đời đúng ngày sinh dự kiến.
Nguồn: afamily

Lịch khám thai

Dưới đây là lịch khám thai theo từng tuần kể từ khi mẹ phát hiện trễ kinh, các xét nghiệm và tầm soát nhằm giúp mẹ dễ theo dõi lịch trình khám thai của mình.

Xét nghiệm

LẦN ĐẦU
Nước tiểu 10 thông số
Máu: BW, HBsHg, HIV, đường huyết, huyết đồ, nhóm máu… và các xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ.
Tầm soát đái tháo đường thai kỳ với các đối tượng nguy cơ cao.
Siêu âm xác định tình trạng thai : Vị trí thai, xác định tuổi thai, đo độ mờ da gáy (thai 11-12 tuần) , hình thái học thai (13 tuần- 14 tuần).
Nếu Da gáy dầy ≥ 3mm thì làm Double test – Sinh thiết gai nhau

NHỮNG LẦN KHÁM THAI SAU

Từ 15 tuần – 18 tuần :Triple test
Kết quả Triple test nguy cơ cao: Tham vấn chọc ối lm FISH, nhiễm sắc đồ.
Nếu thai có bất thường nhiễm sắc thể: Chấm dứt thai kỳ.
Từ 20-22 tuần: Siêu âm 4D.
Chủng ngừa VAT nếu siêu âm 4D bình thường (Lịch chủng theo qui định ).
Tuần 28 – 30: Tầm soát đái tháo đường thai kỳ với test 75g đường, siêu âm thai.
Tuần 28-34 : Siêu âm Doppler màu nếu thai kỳ nguy cơ cao : mẹ có bệnh lý cao HA, tim, tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng, thiểu ối, đa ối…
Lập sổ theo dõi các thai kỳ có vết mổ cũ.
Tháng cuối: Khám thai mỗi tuần – Đo NST nếu thai kỳ nguy cơ cao. Siêu âm lần cuối trước dự sanh 1 tuần.

lịch khám thai
Nguồn: ebe.vn